0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Điều trị hội chứng Guilain –Barré

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN ĐIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRÉ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG (FULL TEXT) (Trang 34 -36 )

1.1.10.1. Điều trị hỗ trợ

Các đồng thuận trong hướng dẫn chăm sĩc hỗ trợ đã được Hughes và cộng sự cơng bố [64], các hướng dẫn này bao gồm:

 Dự phịng tắc tĩnh mạch sâu: nguy cơ tắc tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi xuất hiện trong khoảng thời gian từ 4 đến 67 ngày sau khởi phát bệnh. Các biện pháp nhằm ngăn ngừa tắc tĩnh mạch sâu gồm: liệu pháp vận động, đi tất bĩ và sử dụng thuốc chống đơng (heparin, enoxaparin...).

 Theo dõi chức năng tim mạch và huyết động: loạn nhịp tim, tăng huyết áp quá mức hoặc hạ huyết áp xảy ra ở khoảng 20% bệnh nhân hội

chứng Guillain - Barré nhất là các bệnh nhân cĩ rối loạn thần kinh tự chủ. Vì vậy cần theo dõi sát các chức năng sống của bệnh nhân, ít nhất cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn thối lui.

 Theo dõi hơ hấp và bảo vệ đường thở: rối loạn chức năng hơ hấp gặp trong khoảng 17 đến 30% các bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré, và nguy cơ dẫn tới suy hơ hấp là rất cao. Vì vậy, khi dung tích sống dưới 15 ml/kg phải tiến hành đặt nội khí quản và cho thở máy hỗ trợ. Đặt nội khí quản sớm cần được cân nhắc đặc biệt ở những bệnh nhân cĩ liệt hành tủy nhằm tránh viêm phổi hít cho bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré phải thở máy kéo dài trên 2 tuần, bệnh diễn biến chậm cần cân nhắc chỉ định mở khí quản cho bệnh nhân.

 Quản lý đau ở bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré: đau là một triệu chứng xuất hiện sớm với tỷ lệ dao động từ 33% đến 71% các trường hợp hội chứng Guillain - Barré. Các thuốc được lựa chọn đầu tiên để kiểm sốt đau gồm acetaminophen và các thuốc giảm đau chống viêm khác. Khoảng 75% các trường hợp được đề nghị các thuốc cĩ chứa opioid và 30% phải sử dụng morphin. Sau giai đoạn cấp của bệnh cĩ khoảng 10% số bệnh nhân phải cần đến các thuốc chống trầm cảm ba vịng, tương tự khoảng 10% cần đến các thuốc giảm đau thần kinh.

 Phục hồi chức năng: được tiến hành trong suốt các giai đoạn bệnh.

 Quản lý tình trạng mệt mỏi dai dẳng: gặp ở 80% số bệnh nhân, bất kể lứa tuổi, thời điểm hoặc mức độ nặng khi khởi phát bệnh.

1.1.10.2. Điều trị đặc hiệu

* Globulin miễn dịch đường tĩnh mạch

Cơ chế hoạt động chính xác của globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) trong hội chứng Guillain - Barré là khơng được biết rõ. Giả thuyết cho rằng các kháng thể đặc hiệu của globulin miễn dịch ở người cho cĩ thể liên kết với các kháng thể kháng myelin tấn cơng vào các dây thần kinh ở bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré và trung hịa chúng.

Liều dùng: 0,4g/kg/ngày x 5 ngày Chống chỉ định: suy thận, thiếu hụt IgA

Hiệu quả của globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch là tương đương với thay huyết tương [63], ít tác dụng phụ hơn thay huyết tương, dễ thực hiện kỹ thuật vì chỉ cần tiêm truyền tĩnh mạch, thời gian điều trị ngắn, cĩ thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều các nguy cơ khác như tăng độ nhớt máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu động dẫn đến huyết khối tĩnh mạch và tắc mạch phổi. Một số trường hợp cĩ thể cĩ sốc phản vệ đặc biệt ở những người cĩ thiếu hụt IgA. Chi phí điều trị lớn hơn so với thay huyết tương [40], [97].

* Corticoid

Khơng cĩ tác dụng thậm chí trong một số nghiên cứu nhỏ cho thấy làm tăng nặng bệnh và gia tăng các biến chứng do tác dụng phụ của thuốc [101].

* Globulin miễn dịch kết hợp với corticoid

Kết hợp globulin miễn với corticoid cũng đã được nghiên cứu. Tuy nhiên hiệu quả khơng ra tăng thêm, biến chứng nhiều hơn so với khi dùng globulin đơn thuần [132].

* Thay huyết tương, lọc kép, lọc hấp phụ, lọc dịch não – tủy

Mục đích nhằm loại bỏ kháng thể kháng myelin hoặc màng sợi trục thần kinh lưu hành trong máu và DNT của người bệnh. Các phương pháp trên đã được chứng minh là cĩ hiệu quả tương đương globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch nhưng kỹ thuật tiến hành phức tạp hơn, ít phổ biến (lọc dịch não – tủy).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN ĐIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRÉ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG (FULL TEXT) (Trang 34 -36 )

×