Tình hình nghiên cứu và ứng dụng thay huyết tương trong điều trị hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và kết quả điều trị hội chứng Guillain – Barré bằng phương pháp thay huyết tương (FULL TEXT) (Trang 49 - 52)

hội chứng Guillain – Barré.

Ở Việt Nam, Nguyễn Cơng Tấn tiến hành đánh giá hiệu quả của phương pháp thay huyết tương trong cấp cứu hội chứng Guillain - Barré trên 66 bệnh nhân với số lần thay huyết tương TB là 5,0 ± 1,32 lần, và thể tích huyết tương thay thế T B là 38,1 ± 5,54 ml/lần thay. Tác giả đưa ra kết luận:

thay huyết tương làm cải thiện sức cơ, đặc biệt khi bệnh nhân được thay sớm ( dưới 14 ngày); thay huyết tương rút ngắn thời gian nằm viện, thời gian nằm hồi sức, và thơng khí nhân tạo so với các nghiên cứu trước đây khơng cĩ thay huyết tương, phản ứng dị ứng mức độ nhẹ khơng gây nguy hiểm đến tính mạng, cĩ một bệnh nhân bị chống phản vệ phải dừng kỹ thuật; giảm đơng máu ngay sau khi thay huyết tương nhưng khơng gây ra chảy máu trên lâm sàng [6].

Trên thế giới, việc sử dụng thay huyết tương trong hội chứng Guillain - Barré lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1978. Các báo cáo khơng đối chứng lúc đầu là khả quan, nhưng khơng phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy ích lợi. Một thử nghiệm đa trung tâm của thay huyết tương ở Bắc Mỹ được bắt đầu vào năm 1980, và kết quả đã được báo cáo trong năm 1985. Đây là một nghiên cứu lớn trên 122 bệnh nhân được điều trị bằng thay huyết tương và 123 bệnh nhân được hỗ trợ điều trị qui ước. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào hai nhĩm và tất cả các bệnh nhân được điều trị trong vịng bốn tuần kể từ khi bệnh nhân bắt đầu cĩ triệu chứng liệt vận động. Điều trị được thực hiện trên 7 đến 14 ngày. Kết quả cho thấy bệnh nhân được điều trị bằng thay huyết tương cải thiện nhanh hơn, địi hỏi hỗ trợ thở máy trong khoảng thời gian ngắn hơn và mất ít thời gian nằm điều trị tại các đơn vị chăm sĩc đặc biệt hơn và tổng thời gian nằm bệnh viện ít hơn [124].

Kết quả nghiên cứu trên 220 bệnh nhân về thay huyết tương ở bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré của nhĩm nghiên cứu của Pháp đã cho thấy, so với nhĩm chứng, nhĩm thay huyết tương cĩ cải thiện rõ trên nhiều chỉ tiêu như thời gian phục hồi khả năng đi lại cĩ và khơng cĩ giúp đỡ, tỷ lệ thơng khí nhân tạo. Kết quả phục hồi sau một năm cũng cao hơn so với nhĩm điều trị thơng thường [38].

Tharakan và cộng sự (1989) tiến hành nghiên cứu thay huyết tương trong điều trị hội chứng Guillain - Barré nặng. Tác giả nhận thấy khơng cĩ trường hợp tử vong nào được ghi nhân khi điều trị bằng thay huyết tương, rút ngắn

thời gian thở máy, bệnh nhân đi bộ độc lập sớm hơn so với nhĩm đối chứng và chi phí nằm viện ít hơn do rút ngắn được thời gian nằm viện [122].

Thorton và cộng sự nghiên cứu trên 245 bệnh nhân cho kết quả, nhĩm được thay huyết tương cĩ hiệu quả tốt hơn trên nhiều chỉ tiêu như cải thiện lâm sàng sau thời gian bốn tuần, thời gian cải thiện một điểm mức độ nặng, thời gian đến khi cĩ thể tự đi lại và kết cục sau sáu tháng. Thay huyết tương cũng cho thấy hiệu quả tốt hơn ở nhĩm được thực hiện sớm sau khởi phát (dưới 7 ngày) và nhĩm bệnh nhân cĩ thở máy [126].

Khi tiến hành so sánh hiệu quả của thay huyết tương với một số biện pháp điều trị khác như: globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, lọc dịch não – tủy, lọc kép…Thay huyết tương cho thấy cĩ hiệu quả tương đương [104]. Về vấn đề này, Haupt và cộng sự cho thấy, khơng cĩ sự khác biệt về kết cục lâm sàng giữa hai nhĩm điều trị. Đồng thời, kết hợp thay huyết tương với sử dụng globulin miễn dịch cũng khơng thấy bệnh nhân cải thiện thêm [54]. Cho đến nay, đã cĩ hai nghiên cứu về chi phí và lợi ích đã được tiến hành. Nghiên cứu đầu tiên của Osterman, thay huyết tương được tiến hành trên 38 bệnh nhân hội chứng Guillian – Barré mức độ nặng đã gĩp phần rút ngắn thời gian và giảm chi phí trong suốt quá trình nằm viện [100]. Cịn trong báo cáo của Raphael cho thấy nhĩm các bệnh nhân cĩ thể đứng mà khơng cần trợ giúp (mức độ tàn tật từ 0 đến 3), tổng chi phí được ước tính là khoảng 20.876 euro trong nhĩm được thay huyết tương hai lần so với 38.877 euro ở nhĩm đối chứng. Nhưng chi phí đối với các bệnh nhân phải phụ thuộc vào máy thở là rất lớn, ước tính vào khoảng 55.983 euro cho 6 lần thay huyết tương [104].

Mokrzycki và cộng sự nghiên cứu trên 699 bệnh nhân với tổng số 15658 lần thay huyết tương cho thấy tỷ lệ gặp các tác dụng phụ là 9,7%, khơng cĩ biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong liên quan đến thay huyết tương là 0,05% [93]. Như vậy, thay huyết tương cũng khá an tồn trong điều trị các chứng bệnh khác nhau.

Chươ ng 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và kết quả điều trị hội chứng Guillain – Barré bằng phương pháp thay huyết tương (FULL TEXT) (Trang 49 - 52)