Về qui trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 65 - 67)

phận quản lý nhân sự của doanh nghiệp soạn thảo và được sao chép nguyên nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ cho người lao động theo Bộ luật Lao động nên lợi ích cho người lao động không được thể hiện trong thỏa ước lao động tập thể.

Từ thực tế này cho thấy Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chưa thực hiện vai trò đại diện của mình trong việc thu thập và lấy ý kiến của người lao động cũng như thông tin với người lao động trong quá trình đàm phán với người sử dụng lao động. Do vậy, người lao động không nhận thấy Công đoàn cơ sở thực sự vì lợi ích của tập thể người lao động. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công luôn xảy ra trước thương lượng và có thỏa ước lao động tập thể nhưng vẫn xảy ra đình công do Công đoàn cơ sở không đảm bảo vai trò đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của người lao động.

Hơn nữa, Công đoàn cơ sở còn phụ thuộc vào người sử dụng lao động thì không thể có vị thế để thương lượng được thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, qui trình thương lượng thỏa ước lao động tập thể không qui định vào Bộ luật Lao động thì các doanh nghiệp sẽ xây dựng thỏa ước một cách đối phó với cơ quan quản lý nhà nước, không có lợi ích tăng thêm của người lao động thì thỏa ước lao động tập thể sẽ không phát huy tác dụng nên đình công về lợi ích vẫn sẽ tăng nhanh.

2.2.2. Về qui trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại doanh nghiệp doanh nghiệp

Theo Bộ luật Lao động, hòa giải tại doanh nghiệp là bước đầu tiên có tính bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp các

bên tranh chấp có thể lựa chọn hòa giải tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc với Hòa giải viên lao động từ cơ quan lao động địa phương. Công đoàn cơ sở vừa là thành viên trong Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đồng thời là đại diện của người lao động tham gia thương lượng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn cơ sở thì không thể thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở nên khi xảy ra tranh chấp lao động, tập thể người lao động tại các doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn mất một sự lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp này từ trước đến nay đều bỏ qua giai đoạn hòa giải tại cơ sở.

Nguyên nhân tranh chấp lao động tập thể chưa giải quyết được tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở một phần là do Hội đồng hòa giải lao động cơ sở chỉ có 2 thành phần là đại diện của người lao động (công đoàn) và người sử dụng lao động, không có bên thứ ba đóng vai trò trung gian, độc lập với cả hai bên tranh chấp nên rất khó đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng khi bản thân các bên đã phát sinh tranh chấp. Một nguyên nhân khác là cán bộ Công đoàn cơ sở phụ thuộc vào người sử dụng lao động nên Công đoàn cơ sở cũng không thể đại diện hiệu quả được cả trong Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Qua thực tế tác giả tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp cho thấy nhiều doanh nghiệp thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở một cách hình thức và thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ thành lập một lần duy nhất kể từ khi thành lập doanh nghiệp và khi hỏi đến thì cả cán bộ Công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động đều không biết chức năng của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn không cho rằng nên xóa bỏ Hội đồng hòa giải lao động cơ sở tại doanh nghiệp vì khi Công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả hơn thì Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đóng vai trò quan trọng giúp người lao động và người sử dụng lao động có thể thương lượng trực tiếp tại doanh nghiệp.

Một kênh giải quyết khác nhằm giảm áp lực giải quyết tranh chấp lao động tập thể mà Bộ luật Lao động qui định là thông qua Hòa giải viên lao động. Các Hòa giải viên lao động trong thực tế chỉ hòa giải được các tranh chấp nhỏ, có tính cá nhân hơn là tranh chấp lao động tập thể.

Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho thấy, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 60 hòa giải viên lao động.

Với số lượng doanh nghiệp tại Thanh Hóa là 7.732 doanh nghiệp thì việc phát sinh tranh chấp lao động tập thể không thể đáp ứng yêu cầu của Bộ luật Lao động qui định là điều tất yếu ngay cả khi chưa đánh giá về chất lượng của cán bộ hòa giải. Ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng khi người sử dụng lao động đa phần còn vi phạm Bộ luật Lao động nhưng cơ quan quản lý nhà nước về lao động không phát hiện và xử lý kịp thời thì rất khó giải quyết bằng việc hòa giải, nên cơ chế hòa giải không phát huy tác dụng là điều

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)