Chính phủ ngừng can thiệp giải quyết các cuộc đình công tự phát

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 78)

Với chính sách này, cần phải xóa bỏ "Tổ công tác xử lý đình công liên ngành", tập trung tăng cường giám sát, xử phạt các bên vi phạm pháp luật lao động để phát sinh tranh chấp lao động. Đặc biệt phải có chính sách xử lý nghiêm các hành vi phá hoại tài sản của Người sử dụng lao động hoặc cản trở Người lao động đình công trong suốt quá trình diễn ra đình công. Ưu điểm của giải pháp này sẽ tăng áp lực để các bên phải thương lượng về các vấn đề về lợi ích và hạn chế đình công. Trong trường hợp người lao động quyết định đình công cũng phải cần đến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để chấp hành đúng trình tự luật định vì đình công sai Người lao động sẽ không được trả lương trong những ngày đình công và các yêu cầu với Người sử dụng lao động cũng không đạt được còn Người sử dụng lao động thì mất đi chi phí cố định và chi phí cơ hội kinh doanh trong những ngày ngừng sản xuất do Người lao động đình công và uy tín của doanh nghiệp. Khi Tòa án nhân dân kiến nghị xử phạt trong quá trình xét tính hợp pháp của đình công, đối với các sai phạm của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công về quyền cần phải xử phạt nặng. Giải pháp này buộc các doanh nghiệp tự rà soát, cân nhắc quyết định thương lượng hay để đình công tiếp tục diễn ra và tạo cho Công đoàn cơ sở có cơ hội thực hiện thương lượng và kết quả thương lượng đạt hiệu quả hơn. Để làm được chính sách này Chính phủ cần sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 78)