Nhóm giải pháp công đoàn tham gia giải quyết đình công tự phát trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 81 - 86)

phát trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, toàn bộ các cuộc đình công tự phát, chưa theo trình tự pháp luật quy định, không do Công đoàn cơ sở hoặc đại diện người lao động trong doanh nghiệp tổ chức, lãnh đạo đình công vẫn còn đang tiếp tục xảy ra và vai trò, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức, lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật hiện hành là không khả thi do các nguyên nhân đã được phân tích ở trên. Do vậy, tổ chức công đoàn cần có những giải pháp, triển khai những nhiệm vụ cụ thể mang tính "tình thế, trước mắt" như sau:

Thứ nhất, khi xác định có những dấu hiệu có thể xảy ra đình công

chưa theo trình tự pháp luật, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cần triển khai một số việc:

+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp hoặc cử người thông báo với lãnh đạo doanh nghiệp về những biểu hiện không bình thường của các nhóm lao động về tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người lao động, với cán bộ tổ sản xuất, kinh doanh, tổ trưởng tổ công đoàn… để tìm hiểu và xác định nguyên nhân của sự việc.

+ Nếu sự việc mâu thuẫn đơn giản, yêu cầu của người lao động đối với người sử dụng lao động là hợp lý, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở kịp thời đề xuất hướng giải quyết với người sử dụng lao động và thông báo sớm kết quả cho người lao động.

+ Nếu sự việc mâu thuẫn phức tạp, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cần báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình với công đoàn cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương để có ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Thứ hai, khi xảy ra đình công không theo trình tự pháp luật quy định,

trong khi chưa nhận được hoặc không có sự hỗ trợ trực tiếp từ công đoàn cấp trên thì Công đoàn cơ sở cần triển khai các việc sau:

+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phân công, bố trí các Ủy viên Ban chấp hành phối hợp cùng cán bộ quản lý nắm chắc tình hình người lao động (kể cả trong và sau giờ làm việc).

+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tập hợp và gặp gỡ trực tiếp người lao động để giải thích vận động người lao động bình tĩnh; sau đó hướng dẫn người lao động cách kiến nghị, đề đạt nguyện vọng để công đoàn thay mặt người lao động đứng ra đàm phán, yêu cầu doanh nghiệp giải quyết. Cần đề nghị người lao động yên tâm và sớm trở lại làm việc. Trường hợp người lao động vẫn không trở lại làm việc thì yêu cầu người lao động đảm bảo trật tự, không ra khỏi phạm vi doanh nghiệp, không xâm phạm đến tài sản của doanh

nghiệp, tài sản của nhà nước, không được cản trở người khác làm việc, không gây rối làm mất trật tự an ninh…

+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tập hợp ý kiến người lao động, phối hợp cùng với cơ quan chức năng làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp để nêu những kiến nghị, đồng thời nắm thông tin, quan điểm giải quyết từ phía doanh nghiệp.

+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp hoặc cùng với các cơ quan hữu quan tham gia thương lượng, giải quyết vụ việc. Sau khi có kết quả giải quyết với người sử dụng lao động, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở giải thích và vận động người lao động trở lại làm việc.

+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết những nội dung theo thông báo của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, phải cảnh báo với doanh nghiệp nguy cơ tái diễn ngừng việc, đình công nếu các cam kết không được thực hiện tốt; kịp thời báo với công đoàn cấp trên và các cơ quan chức năng nếu doanh nghiệp giải quyết không đúng, đầy đủ các nội dung đã thông báo.

Thứ ba, bên cạnh việc tham gia với các cơ quan hữu quan trong "giải

quyết tình thế", công đoàn cần chú trọng sử dụng ngay những biện pháp đàm phán, thương lượng, trọng tài khi đình công tự phát xảy ra.

Lúc này công đoàn cấp trên cơ sở cần thành lập nhóm, hoặc tổ chuyên trách để xử lý và tham gia cùng công đoàn cơ sở, tập thể người lao động trong doanh nghiệp - tạo thành một bên để tiến hành đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động, nhằm ổn định tình hình lao động và quan hệ lao động trong và sau quá trình ngừng việc, đình công của người lao động.

KẾT LUẬN

Tranh chấp lao động và đình công ngày một tăng là điều mà tất cả các quốc gia đều không mong muốn xảy ra. Nhưng đây là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình phát triển của quan hệ lao động. Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa nên việc phát sinh các xung đột trong quan hệ lao động là điều không thể tránh khỏi. Việt Nam thừa nhận quyền đình công của người lao động là một tiến bộ trong việc xây dựng thể chế dân chủ nhưng cần phải có các chính sách phù hợp để người lao động thực hiện được quyền này một cách đúng trình tự và hợp pháp thông qua đại diện Công đoàn cơ sở.

Khi Công đoàn cơ sở yếu về nhân lực và phụ thuộc vào người sử dụng lao động sẽ không đại diện được cho người lao động, đẩy người lao động chọn giải pháp đình công tự phát. Hậu quả của đình công tự phát sẽ gây mất ổn định xã hội và Nhà nước sẽ không thể kiểm soát, xử lý được. Do vậy, Nhà Nước cần giảm can thiệp giải quyết đình công thông qua tổ công tác liên ngành, đồng thời ban hành chính sách phù hợp để hỗ trợ Công đoàn cơ sở có thể đại diện cho người lao động thương lượng được với người sử dụng lao động. Các chính sách độc lập về tài chính của Công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động; xây dựng thỏa ước lao động tập thể ngành, qui định qui trình xây dựng thỏa ước lao động tập thể vào Bộ luật Lao động; xây dựng cơ chế trả lương, thưởng khuyến khích cho cán bộ Công đoàn cơ sở; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp; đào tạo, hỗ trợ kỹ năng cho cán bộ Công đoàn cơ sở; Chính phủ cần phải giữ đúng vai trò trọng tài, giám sát các bên thực thi pháp luật trong quan hệ lao động và xử lý các hành vi sai phạm sẽ giúp Công đoàn cơ sở hoạt động tốt hơn.

Cuối cùng, cải thiện chính sách khuyến khích Công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy thương lượng tập thể tại doanh nghiệp có chất

lượng là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu này ứng dụng tốt hơn khi có qui trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể thuận lợi hơn, các bước tổ chức lấy ý kiến đình công để đơn giản hơn nhưng phải đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Đồng thời, cần có cơ chế và các chế tài xử phạt vi phạm hành chính phải hiệu quả hơn đặc biệt trong lĩnh vực lao động. Đây là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này.

Lợi ích của các bên trong quan hệ lao động tuy vận động theo hướng ngược chiều nhau, nhưng hoạt động của tổ chức công đoàn là nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy sự tăng trưởng về lợi ích của hai bên. Khi doanh nghiệp phát triển, lợi ích của người sử dụng lao động tăng lên, thì lợi ích của người lao động cũng tăng lên. Sự khác biệt có chăng chỉ là ở chỗ công đoàn thực hiện các biện pháp để sự tăng trưởng đó được diễn ra một cách công bằng, ngăn ngừa sự lạm quyền và đấu tranh với những vi phạm của người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)