Về thủ tục lấy ý kiến để ra quyết định đình công của cán bộ Công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 67 - 69)

lượng với người sử dụng lao động nhưng cán bộ Hòa giải viên lao động không đủ thông tin và năng lực giúp Công đoàn cơ sở thương lượng thì khó thuyết phục người sử dụng lao động chấp nhận các lợi ích của người lao động.

Tóm lại, cơ chế giải quyết tranh chấp tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay Hòa giải viên lao động thì Công đoàn cơ sở cũng phải có khả năng thương lượng và đàm phán với người sử dụng lao động. Nhưng Công đoàn cơ sở lại do người sử dụng lao động trả lương, thưởng nên lựa chọn nào cũng khó khả thi.

2.2.3. Về thủ tục lấy ý kiến để ra quyết định đình công của cán bộ Công đoàn cơ sở Công đoàn cơ sở

Lấy ý kiến tập thể của người lao động trước khi ra quyết định đình công là thủ tục bắt buộc nhằm hạn chế những trường hợp người lao động bị ép buộc, lôi kéo đình công cũng như buộc người lao động phải cân nhắc quyết

định đình công của mình. Sau khi thống nhất đình công thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở mới lập bảng yêu cầu đình công và lấy ý kiến về bản thảo này. Hiện nay, đối với doanh nghiệp ít hơn 300 lao động thủ tục lấy ý kiến từng người lao động. Đối với doanh nghiệp có trên 300 lao động nhưng không có tổ chức công đoàn thì lấy ý kiến của các tổ trưởng và tổ phó sản xuất. Nhưng các tổ phó sản xuất đều thuộc nhóm quản lý và hưởng phụ cấp làm công tác quản lý, do Người sử dụng lao động tuyển dụng, trả lương nên các tổ trưởng và tổ phó sản xuất sẽ không khách quan trong việc đưa ra ý kiến đình công. Do vậy, việc Công đoàn cơ sở đạt trên 75% số phiếu đồng ý đình công là khó có thể thực hiện được. Chính sự tắc nghẽn về qui trình này sẽ dẫn đến tất cả các cuộc đình công đều không được Công đoàn cơ sở lấy ý kiến của người lao động.

Một khó khăn khác là với nguồn lực của cán bộ Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có dưới 300 lao động sẽ không có cán bộ công đoàn chuyên trách mà chỉ có cán bộ công đoàn bán chuyên trách. Các cán bộ công đoàn bán chuyên trách chỉ được hoạt động 4 ngày trong 1 tháng và phải làm nhiều việc khác của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp như chăm lo đời sống cho người lao động, tham gia Hội đồng bảo hộ lao động, các phong trào an toàn vệ sinh viên, đồng thời phải tham gia lao động sản xuất nên họ không nhiệt tình với việc tổ chức và lãnh đạo đình công. Đối với doanh nghiệp lớn hơn 300 lao động nhưng không có tổ chức công đoàn yêu cầu lấy ý kiến của tất cả tổ trưởng, tổ phó nhưng tổ trưởng và tổ phó sản xuất là những người quản lý tổ, được người sử dụng lao động trả lương và phụ cấp trách nhiệm để quản lý người lao động. Tổ trưởng, tổ phó sản xuất lại có trách nhiệm đôn đốc người lao động tăng năng suất và có số lượng lớn hơn Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Do vậy, việc lấy ý kiến đúng theo qui định tại các Điều174a, 174b và 174 c Bộ luật Lao động thì Công đoàn cơ sở rất khó thực hiện và người lao động cũng rất khó có cơ hội để thực hiện quyền đình công của mình. Đây là một khó khăn đối với tổ chức Công đoàn cơ sở khi thực hiện qui định lấy ý kiến đình công.

Một phần của tài liệu Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)