0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Về chính sách cho cán bộ Công đoàn cơ sở tham gia giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (QUA THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA) (Trang 69 -70 )

quyết tranh chấp lao động

Hiện nay tổ chức Công đoàn cơ sở chưa thích ứng được sự chuyển đổi với nền kinh tế, pháp luật về công đoàn không kịp thời điều chỉnh. Năm 1957, Luật Công đoàn được ban hành lần đầu tiên, đến năm 1990 có Luật Công đoàn mới thay thế. Sau gần 21 năm thực hiện (1990-2011), Bộ luật Lao động đã 4 lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội mới của đất nước, nhưng Luật Công đoàn từ năm 1990 đến nay vẫn chưa chỉnh sửa lần nào. Nhiều nội dung của Luật Công đoàn còn sơ sài, không qui định cụ thể và không phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) nên Luật Công đoàn không có tác dụng nhiều với khu vực này. Một số nội còn bất cập như sau:

- Nguồn kinh phí trả lương, thưởng cho cán bộ Công đoàn cơ sở không hợp lý

Bộ luật Lao động trao quyền cho cán bộ Công đoàn cơ sở quyền đại diện cho người lao động. Công đoàn cơ sở hoạt động dựa trên kinh phí và đoàn phí công đoàn gồm: Đoàn phí 1% từ lương của người lao động và kinh phí 2% trích từ quỹ lương của doanh nghiệp (1% đối với doanh nghiệp nước ngoài). Tuy nhiên, việc thu các khoản đoàn phí và kinh phí công đoàn này không đơn giản. Các khoản phí này được trừ vào lương của người lao động nhưng người lao động không nhận thấy lợi ích từ việc tham gia Công đoàn cơ sở nên không muốn đóng đoàn phí. Về phía người sử dụng lao động, nhiều doanh nghiệp cũng cố tình không trích đóng kinh phí công đoàn nhưng Luật Công đoàn vẫn chưa có chế tài xử lý.

Cơ chế tài chính của tổ chức Công đoàn cơ sở lại phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Quỹ Công đoàn cơ sở chỉ trả tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, còn tiền lương, thưởng của cán bộ công đoàn bán chuyên

trách và thưởng của cán bộ công đoàn chuyên trách do người sử dụng lao động trả. Điều kiện làm việc của tổ chức công đoàn cũng do người sử dụng lao động bố trí, sắp xếp. Khi các lợi ích chính đáng của cán bộ làm công tác công đoàn phụ thuộc vào người sử dụng lao động thì Công đoàn cơ sở có động cơ phục vụ cho lợi ích của người sử dụng lao động đã trả lương và trả thưởng cho họ, không thể độc lập thương lượng với người sử dụng lao động về lợi ích của người lao động.

- Chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn cơ sở trước người sử dụng lao động tại doanh nghiệp

Mặc dù theo qui định tại khoản 4, Điều 155 Bộ luật Lao động:

Khi người sử dụng lao động quyết định sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người là ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, thì phải có sự chấp thuận của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; nếu là Chủ tịch của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thì phải có sự thỏa thuận của Ban chấp hành công đoàn cấp trên [36]. Nhưng thực tế khả năng bảo vệ cán bộ công đoàn là rất thấp. Nhà nước chưa giám sát hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động. Trong khi đó, tranh chấp xảy ra giữa cán bộ Công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động sẽ gây nhiều bất lợi cho cán bộ công đoàn, dễ bị sa thải sau khi đình công kết thúc. Khi cán bộ Công đoàn cơ sở mất việc thì thu nhập của cán bộ này sẽ giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình họ.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (QUA THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA) (Trang 69 -70 )

×