Vị trí địa lý
Huyện Lệ Thủy ở vào khoảng 16o55’ đến 17o22’ vĩ độ bắc và 106o25’ đến 106o59’ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) và có chung địa giới dài 75km, phía Tây giáp tỉnh Savannakhet của nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và có đƣờng biên giới dài 42,8km, phía đông giáp biển Đông có đƣờng bờ biển dài hơn 30 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.410,6 km2 chiếm khoảng 17,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Huyện Lệ Thủy có tuyến đƣờng Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh một, nhánh hai) và đƣờng sắt chạy dọc chiều dài của huyện từ Bắc vào Nam. Toàn huyện có 26 xã và 02 thị trấn, trung tâm huyện lỵ trú ngự bên sông Kiến Giang, cách đƣờng Quốc lộ 1A gần 4 km về phía đông.
Địa hình
Lệ Thủy là huyện đƣợc hình thành đủ các dạng địa hình, có vùng núi cao, vùng đồi thấp trung du, vùng đồng bằng và vùng các ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất, đây là vùng trũng của dãy núi Trƣờng Sơn và địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trung bình 60.
Địa hình đƣợc phân bổ nhƣ sau: Vùng núi cao:
Diện tích vùng núi rộng (chỉ tính riêng núi đá không có cây rừng đã hơn 1242 ha), tập trung từ phía tây đƣờng Hồ Chí Minh đến biên giới Việt -
Lào. Đây là một phần của dãy Trƣờng Sơn có nhiều khối đá vôi, hẻm vực sâu, trên mặt ít gặp dòng chảy, có các thung lũng rộng khoảng 250.350 ha, nằm kẹp giữa dãy đồi Tây Nam xã Sơn Thủy và các đồi núi phía Đông hồ nƣớc Cẩm Ly, độ cao trung bình 600 - 700 m, độ dốc từ 200 - 250.
Vùng đồi thấp trung du (vùng gò đồi):
Kế tiếp vùng núi cao là vùng đồi thấp trung du, bao gồm các dãy đồi thấp dọc đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh 1). Những quả đồi này thƣờng có dạng
“bát úp”, thoải lƣợn sóng, nhiều cây bụi, độ cao 20 - 30 m, độ dốc từ 180 - 200, một số đồi là đất đỏ bazan. Diện tích đất vùng này chiếm khoảng trên dƣới 50% diện tích đất tự nhiên.
Vùng đồng bằng:
Dọc theo hai bờ sông Kiến Giang về phía hạ lƣu là vùng đồng bằng, vùng này địa hình thấp, bằng phẳng, nằm giữa vùng gò đồi phía tây và vùng cát ven biển, diện tích trên 250.000 ha. Ngoài sông chính Kiến Giang, còn có các sông nhánh nhƣ An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn…Hệ thống sông rạch trên bảo đảm tƣới tiêu. Độ cao so với mặt biển từ 2 - 3 m, ảnh hƣởng của thủy triều, có nơi bị ngập sâu và nhiễm mặn, phèn.
Vùng cát ven biển:
Vùng này toàn là những cồn cát, đụn cát, dãy cát lƣợn sóng chắn biển, cao 7 - 10 m, cát khô, rời rạc và có thể di động theo gió; diện tích khoảng 25 - 28% so với diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Nhờ xuất hiện các đụn cát, nên đã hình thành vùng nƣớc ngọt ven biển ở Bàu Sen, Bàu Dum xã Sen Thủy.
Thời tiết khí hậu
Huyện Lệ Thủy cũng là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,60C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm xấp xỉ 2.000 mm, mƣa tập trung vào
tháng 9, 10, 11 và do vậy lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra trên diện rộng. Mùa khô thì nắng gắt và gió Tây Nam, lƣợng nƣớc bay hơi 200 mm/tháng.
Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Nhóm đất cát chiếm khoảng 10,18% diện tích đất tự nhiên, thích hợp trồng lúa nơi có đủ nƣớc, khoai lang, ngô, ớt, tỏi, dƣa hấu, dừa…
Nhóm đất nhiễm mặn chiếm khoảng 1,16% diện tích đất tự nhiên, nằm ở phía vùng phá Hạc Hải.
Nhóm đất phù sa chiếm 10,8% diện tích đất tự nhiên, phù hợp với trồng cây lƣơng thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả…
Nhóm đất đỏ vàng chiếm 61,62% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp theo hƣớng nông - lâm kết hợp.
Nhóm đất thung lũng do ảnh hƣởng dốc tụ, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng mía, lạc, lúa, khoai sắn…
Nhóm đất mùn vàng trên núi cao, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên, đất này có độ dốc lớn nên không thể đƣa vào sản xuất nông nghiệp.
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng cây lâm nghiệp.
* Tài nguyên nƣớc
Nguồn nƣớc của huyện Lệ Thủy khá phong phú, hệ thống sông, ngòi, ao, hồ, đầm phân bổ khá đều đặn trên địa bàn, tổng diện tích 1.491 ha, chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên. Hệ thống sông rạch có thể đảm bảo tƣới tiêu cho 13.000 ha; ngoài ra còn có 24 hồ chứa nƣớc nhân tạo, dung tích 235 triệu m3, đầm phá tự nhiên 7,8 km2 và nguồn nƣớc cát vùng Quốc lộ 1A có thể tƣới 550 - 600 ha.
* Tài nguyên rừng
Tính đến ngày 31/12/2013, tổng diện tích rừng toàn huyện là 104.599,6 ha, trong đó rừng sản xuất là 68.035,58 ha chiếm 65,04%, rừng phòng hộ là
36.563,58 ha chiếm 34,96%. Rừng trồng tập trung có 665 ha, rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm nhƣ Lim, Táu, Sến, Trầm, Thông nhựa,…và lâm sản dƣới tán rừng đa dạng và có giá trị kinh tế cao nhƣ Song, Mây, các loại dƣợc quý…độ che phủ của rừng đạt 68%
* Tài nguyên biển và đầm phá
Bờ biển dài 30km, có ngƣ trƣờng tốt cho việc đánh bắt hải sản, đồng thời tạo nên vùng cát kéo dài từ phía Bắc vào đến phía Nam của huyện. Vùng cát ven biển có diện tích tự nhiên 7.983 ha, nơi rộng nhất 7 km, độ cao trung bình từ 15 - 20 m. Trữ lƣợng cát trên bờ rất lớn, có khả năng làm nguyên liệu thủy tinh cao cấp, có điều kiện mở rộng rừng phòng hộ, có bãi tắm đẹp ở thôn Phúc Hòa. Nƣớc biển có độ mặn lớn, có khả năng phái triển diêm nghiệp. Hải sản khá về trữ lƣợng và loài có ở Việt Nam, có khả năng xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc, nhƣ tôm Hùm, tôm Sú, mực Nang, cá Thu…Đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản là 1.300 ha, phá Hạc Hải nếu cải tạo tốt sẽ có trữ lƣợng khá lớn, đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
* Khoáng sản
Khoáng sản lớn nhất là đá vôi, khoáng sản khác tuy không nhiều nhƣng đều có ở huyện là vàng, chì, kẽm. Huyện có suối nƣớc nóng Bang, nhiệt độ 1050C dùng để chế biến nƣớc giải khát, chữa bệnh cho ngƣời.