Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lệ Thủy lần thứ XXII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế tăng trƣởng khá cao, thời kỳ 2010 - 2013 tăng 8,35% ; trong đó nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,9%, công nghiệp xây dựng tăng 7,9%, dịch vụ tăng 9,3%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp thủy sản giảm dần, từ 52% năm 2010 đến năm 2013 còn lại 38%;
tƣơng tự thì công nghiệp, xây dựng tăng từ 21,2% năm 2010 đến năm 2013 là 25,5%, dịch vụ thƣơng mại tăng 26,8% và 36,5%. Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn mới đã thay da đổi thịt, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 là 21 triệu đồng/ngƣời/năm.
Riêng ngành nông nghiệp, nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 2010 - 2013 là 5,9% trong khi toàn tỉnh chỉ tăng 4,8%. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm chậm, năm 2010 chiếm 70,66%, năm 2013 giảm xuống còn 68,45%, chủ yếu sản xuất lƣơng thực (lúa). Năm 2010 sản lƣợng lƣơng thực là 68.040 tấn, năm 2013 tăng lên đến 88.020 tấn, tăng 19.980 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời 620 kg/năm; là huyện có sản lƣợng lƣơng thực lớn nhất trong tỉnh (chiếm 32,27%).
Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác năm 2010 đạt 10 triệu đồng, đến năm 2013 là 30 triệu đồng. Ngành chăn nuôi chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Đàn bò có 10.500 con giảm 12,2%,đàn trâu có 6595 con giảm 6,6 %, chƣa hình thành vùng chuyên môn hóa rõ ràng.
Đã chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang rừng trồng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi bảo vệ làm giàu rừng, rừng đầu nguồn. Trong giai đoạn từ năm 2007 - 2013 đã trồng đƣợc 6.027 ha rừng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, rừng đƣợc chăm sóc 34.459 ha, tu bổ bảo vệ rừng đầu nguồn 12.700 ha, độ che phủ rừng 68%.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân 8,2%/năm, riêng giá trị nuôi trồng thủy sản là 13,65%. Ngành thủy sản phát triển ổn định và có tốc độ tăng trƣởng cao, đã phát huy lợi thế của vùng đất chiêm trũng, vừa giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho dân cƣ.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 chỉ có 37.820 triệu đồng, năm 2011 là 45.384 triệu đồng, năm 2012 đạt 56.825 triệu đồng, năm 2013 đạt 280.000 triệu đồng tăng gấp 4,7 lần năm 2012. Tổng mức vốn đầu tƣ phát triển bình quân 5 năm là 188.191 triệu đồng, trong đó vốn của dân cƣ chiếm 35,07%.
Tốc độ tăng trƣởng của khu vực dịch vụ khá lớn, bình quân 5 năm là 8,95%, các cơ sở thƣơng mại phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2013 có 2443 cơ sở, mỗi năm tăng 243 cơ sở kinh doanh, đã thu hút 3.022 lao động. Tỷ trọng khu vực cá thể chiếm 76,82%, khu vực Nhà nƣớc chỉ chiếm có 16,77%. Hệ thống giao thông vận tải rộng khắp và đã kiên cố hóa khá nhiều đƣờng giao thông nông thôn, bƣu chính viễn thông phát triển vững chắc và hiện đại hơn trƣớc.
Thu ngân sách trên địa bàn từ 76.655 triệu đồng năm 2010 lên đến 88.273 triệu đồng năm 2013, tổng thu trên địa bàn huyện năm 2013 chỉ chiếm 14,88% so với tổng chi ngân sách nhà nƣớc (593.055 triệu đồng).
Các thành phần kinh tế cùng phát triển, đến nay ở địa phƣơng có 03 doanh nghiệp phụ thuộc (nƣớc khoáng Bang, Công ty du lịch sinh thái Bang và gạch Tuy nen), 03 lâm trƣờng, 02 Ban quản lý rừng phòng hộ, 01 công ty cao su, 01 công ty cổ phần, 50 doanh nghiệp tƣ nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, 17 HTX xây dựng cơ bản và mộc dân dụng, 63 HTX nông nghiệp, 39 trang trại…Các doanh nghiệp, HTX, nông hộ, trang trại, cơ sở tƣ nhân… đã đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, củng cố quan hệ sản xuất mới.
Các lĩnh vực hoạt động văn hóa xã hội tăng dần cả về số lƣợng và chất lƣợng cùng với phát triển kinh tế. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 0,85%, số ngƣời làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 74.180 ngƣời, năm 2013 là 81.139 ngƣời, tăng thêm 6.959 lao động. Công tác đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đƣợc huyện chú ý đúng mức. Các ngành học, bậc học phát triển rộng khắp, có 97 trƣờng học, trong đó bậc học mầm non là 30 trƣờng, cấp tiểu học có 32 trƣờng, trung học cơ sở có 28 trƣờng, trung học phổ thông có 7 trƣờng, đã có 28/28 xã, thị trấn đƣợc công nhận phổ cập THCS. Tổng số học sinh là 33.957 em, so với năm 2010 tăng 1,58%. Mạng lƣới y tế rộng khắp, đã phủ kín đến tận các thôn, bản; có 36 cơ sở y tế, 330 giƣờng bệnh. Đến nay đã có 18/28 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn
quốc gia. Công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn trƣớc. Công tác vệ sinh môi trƣờng và xử lý rác thải có tiến bộ. Đã công nhận 161 thôn là làng văn hóa (chiếm 78,15%), 156 cơ quan văn hóa, 30.368 gia đình văn hóa (chiếm 82,3%), 423 gia đình văn hóa tiêu biểu, nông dân làm kinh tế giỏi…Đời sống dân cƣ tuy có nhiều tiến bộ nhƣng phân loại giàu nghèo khá nhanh, tỷ lệ hộ nghèo 10,37%, hộ cận nghèo 9,53% (tính theo chuẩn mới hiện hành), đến nay cơ bản đã xóa đƣợc 100% mái tranh cho hộ nghèo.
* Một số mặt hạn chế trong lĩnh vực kinh tế của huyện
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đang còn ở mức độ thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngƣ nghiệp còn cao, phản ánh nền nông nghiệp độc canh lúa. Sản xuất còn nhỏ lẻ, chƣa có nhiều sản phẩm hàng hóa, thiếu sức cạnh tranh trên thị trƣờng, thiếu sản phẩm xuất khẩu, hiệu quả kinh tế - xã hội chƣa cao. Nguồn vốn đầu tƣ thiếu tập trung trọng điểm, tỷ lệ huy động nguồn vốn từ nội lực còn ít. Đầu tƣ công nghiệp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chƣa tƣơng xứng với huyện chuyên canh cây lƣơng thực. Tiêu thụ sản phẩm chƣa có sự quan tâm của Nhà nƣớc. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã đƣợc đầu tƣ nhƣng khai thác chƣa hợp lý. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phƣơng làm còn chắp vá, vẫn thiếu tính thực tiễn để định hƣớng lâu dài. Cơ chế chính sách chƣa thông thoáng, nhiều ngành có tiềm năng chƣa có cơ chế thu hút vốn đầu tƣ.