Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 94)

Nguyên nhân chủ quan

Ở một số xã, thị trấn trong công tác quản lý nhà nƣớc về HTX còn buông lỏng. Chƣa tách bạch quản lý hành chính và quản lý kinh tế.

Cơ chế quản lý HTX NN chƣa đồng bộ, thiếu tập trung không phân công rõ trách nhiệm nên việc quản lý các HTX NN bị buông lỏng.

Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX NN thiếu đồng bộ, ban hành chậm, chƣa kịp thời, có những nội dung triển khai còn vƣớng mắc, cản trở hoạt động HTX. Biên chế theo dõi về HTX ở cấp huyện còn kiêm nhiệm nên việc nắm tình hình, giúp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho các HTX không kịp thời.

Về phía HTX: Trình độ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, nhiều cán bộ chƣa qua đào tạo; công tác đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đƣợc quan tâm; đội ngũ cán bộ chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành HTX trong cơ chế kinh tế thị trƣờng.

Từng HTX chƣa thực sự khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để vƣơn lên mà vẫn còn chịu ảnh hƣởng của tƣ duy cũ còn có tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nƣớc; xã viên ỷ lại HTX, chƣa thấy đƣợc trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển HTX để đƣợc phục vụ, mang lại lợi ích cho từng thành viên.

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều hành của hội đồng quản trị vừa thiếu vừa lạc hậu. Nhiều HTX chƣa đầu tƣ đƣợc máy vi tính, công tác kế toán vẫn làm thủ công. Nhiều HTX chƣa thực sự tổ chức lại theo mô hình mới, còn lúng túng trong việc xác định phƣơng hƣớng sản xuất, kinh doanh và các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thiếu năng động, sáng tạo trong việc mở mang ngành nghề phù hợp với cơ chế thị trƣờng.

Nguyên nhân khách quan

Chịu ảnh hƣởng môi trƣờng cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trƣờng trong khi xuất phát điểm của các HTX NN, các tổ hợp tác năng lực nội tại hạn chế. Tình hình giá cả lạm phát, thị trƣờng tiêu thụ nông sản khó khăn đã ảnh hƣởng đến hoạt động của các HTX và các tổ hợp tác.

3.4. Những vấn đề cấp bách cần giải quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy hiện nay.

Về quy mô nguồn lực hiện nay hầu hết các HTX NN trên địa bàn huyện đang còn thiếu vốn phục vụ cho sản xuất hoặc là quy mô vốn nhỏ; việc đa dạng các nguồn vốn đang còn ít. Vấn đề hỗ trợ vốn của các nhân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đối với các HTX NN chƣa có nên các HTX chƣa có điều kiện tiếp cận để mở mang quy mô sản xuất dịch vụ.

Các HTX NN trên địa bàn huyện hiện nay đang thiếu quỹ hỗ trợ HTX nhằm thực hiện việc hỗ trợ tạo điều kiện cho các HTX trong công tác đào tạo nhân lực; chuyển giao đổi mới công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả; mặt khác quỹ hỗ trợ HTX còn để phục

vụ công tác tuyển truyền giúp đỡ nông hộ trong các hoạt động của HTX cũng nhƣ việc nêu gƣơng nhân rộng điển hình sản xuất của hộ xã viên để toàn thể xã viên HTX học tập .

Về đất đai phục vụ cho sản xuất, đa phần các HTX NN hiện nay còn thiếu đất để sản xuất kinh doanh, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho 1 số HTX không mở rộng đƣợc quy mô sản xuất và làm ăn không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Trong khi đó các chính sách của nhà nƣớc về ƣu tiên cho thuê đất để phát triển thành các HTX NN có quy mô lớn chƣa có, việc hình thành các HTX NN chuyên canh đang còn ít so với thực trạng tình hình. Hiện nay hầu hết các HTX NN trên địa bàn huyện đều chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở HTX, có nơi còn phải mƣợn làm việc chung với trụ sở của Thôn.

Vấn đề lao động và khoa học kỷ thuật hiện nay của các HTX NN trên địa bàn huyện cũng đang gặp những khó khăn nhất định. Cán bộ quản lý chủ yếu là qua kinh nghiệm hoạt động còn qua đào tạo bài bản chỉ ở mức khiêm tốn. Máy móc phục vụ nông nghiệp còn ít, các HTX chƣa mạnh dạn đầu tƣ các máy móc tiên tiến và chậm chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các khâu sản xuất, cá biệt có HTX, có vùng còn chủ yếu sử dụng bằng thủ công chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX cũng nhƣ thu nhập của nông hộ thấp.

Viêc mở rộng các dịch vụ nông nghiệp chƣa đƣợc quan tâm và thực hiện có hiệu quả ở nhiều HTX với lý do nhƣ bị giới hạn về quỹ đất, các dịch vụ phục vụ mô hình sản xuất công nghệ cao chƣa đƣợc tiếp cận; việc nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ còn ít quan tâm; ngƣời nông dân xã viên còn chƣa có đầu tƣ bỏ vốn cá nhân cùng sản xuất với HTX, cơ chế chính sách thị trƣờng và nhiều chính sách khác còn thực hiện chƣa đồng bộ ...

Công tác quản lý của các HTX còn nhiều vấn đề bất cập, nhiều HTX NN còn quản lý lõng lẽo, cán bộ ít đƣợc đào tạo còn nhiều, việc qua hoạch cán bộ còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và còn chắp vá. Cơ chế chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại các HTX chƣa đƣợc thực hiện.

Vấn đề tuyên truyền để nhân dân đƣợc hiểu rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc đối với hoạt động của các HTX cũng nhƣ cơ chế ƣu tiên cho HTX còn ít vì vậy nhân dân chƣa mặn mà tham gia HTX cũng nhƣ các dịch vụ mà HTX cung ứng để phục vụ sản xuất nông vụ...

Tình hình thiên tai, dịch bệnh thƣờng xuyên làm cho nông dân không yên tâm mạnh dạn đầu tƣ để sản xuất một cách quy mô và bền vững. Vấn đề liên kết giữa các nhà Nhà nông - nhà nƣớc - nhà doanh nghiệp chƣa thực sự đƣợc kết nối nhịp nhàng và thƣờng xuyên nên chƣa tháo gỡ đƣợc đầu ra cho tiêu thụ nông sản thêm vào đó nữa là việc sản xuất còn nhỏ lẻ và chƣa theo lối sản xuất hàng hóa của bà con nông dân nên việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nông sản càng gặp khó khăn hơn

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN LỆ THỦY TRONG THỜI

GIAN TỚI 4.1. Quan điểm phát triển

Thứ nhất, phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà

nòng cốt là HTX nhằm góp phần tích cực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Thứ hai, Nhà nƣớc tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho HTX phát

triển có hiệu quả; tôn trọng các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và giá trị đích thực của HTX; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách khuyến khích phát triển HTX.

Thứ ba, các HTX phải phát huy nội lực là chính, đồng thời cùng với sự

hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Nhà nƣớc để mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.2. Mục tiêu phát triển

4.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đổi mới và phát triển các loại hình HTX NN phải theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp. Nâng cao tốc độ tăng trƣởng, đƣa kinh tế HTX đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế của huyện góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, nhất là ở vùng nông thôn.

4.2.2 Một số mục tiêu cụ thể

Các HTX phải đảm nhận nhiệm vụ hƣớng dẫn, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nhất là về thời vụ, bố trí kế hoạch sản xuất, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh…

Đối với các HTX loại khá, ngoài việc mở rộng các dịch vụ cho kinh tế hộ, tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ đầu ra, phát triển ngành nghề mới. Đối với các HTX trung bình và trung bình khá, tập trung củng cố phát huy những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để phát triển một cách có hiệu quả.

Chỉ đạo kiện toàn, củng cố và hỗ trợ tháo gỡ các vƣớng mắc đối với những HTX hoạt động yếu kém, trung bình, giải thể những HTX hoạt động không có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 70% HTX đạt loại khá tốt, không còn tình trạng HTX yếu kém. 80% số xã có HTX trong các ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi năm thành lập thêm từ 3 - 4 HTX dịch vụ nông nghiệp. Khuyến khích thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp ở những xã mà vai trò của thôn không thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Thành lập mới các HTX ở những vùng có đủ điều kiện, trong đó cần chú trọng thành lập các loại hình HTX mới theo hƣớng chuyên canh sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trƣờng, phấn đấu đến năm 2015 thành lập thêm đƣợc 2 - 3 HTX chuyên canh sản xuất nông sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục giải thể các HTX không còn đủ điều kiện hoạt động, phấn đấu tăng số lƣợng HTX đạt loại khá, tốt và không có HTX yếu, kém hoạt động không có hiệu quả.

Đến năm 2015, các HTX phải đảm nhận tất cả các khâu dịch vụ đầu vào cho kinh tế nông hộ nhƣ dịch vụ làm đất, thủy lợi, giống, bảo vệ thực vật và từng bƣớc phát triển dịch vụ đầu ra, nhất là việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng liên doanh, liên kết và tạo nhiều ngành nghề mới thu hút lao động.

Cơ bản chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt và xây dựng đội ngũ cán bộ dự nguồn ở các HTX. Đến năm 2015 có trên 80% và năm 2020 có 95% cán bộ quản lý HTX qua đào tạo.

Tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, vốn, khoa học và công nghệ cho HTX phát triển. Đến 2015 tổng vốn kinh doanh của HTX tăng bình quân 5-

10%/năm, lợi nhuận tăng 5-7%/năm; thu nhập bình quân lao động trong các HTX tăng 1,5 lần và đến năm 2020 tăng 2,5 lần so với năm 2010; Đến năm 2015 có 100% HTX có trụ sở làm việc và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với huyện Lệ Thủy, căn cứ vào các chủ trƣơng, định hƣớng của Chính phủ và địa phƣơng, từ thực tiễn các HTX ở huyện Lệ Thủy có thể xác định mô hình chủ yếu HTX của huyện là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp. Trong 5 năm tới (2015 - 2020), quy mô HTX nên gắn liền với địa giới hành chính của thôn, có thể một số HTX mở rộng lên quy mô liên thôn để hoạt động có hiệu quả hơn. Khi đủ điều kiện có thể thí điểm thành lập liên hiệp HTX.

4.3. Phƣơng hƣớng

Phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong đó cần chú trọng phát triển HTX nhƣ đa dạng về hình thức kinh tế dịch vụ, mở rộng quy mô, trình độ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc HTX và thực trạng hợp tác hóa ở từng địa phƣơng, hợp tác hóa là sự vận động đa dạng, kết hợp phong phú các kiểu chung sức - chung vốn - chung nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ.

Phát triển kinh tế HTX trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế hộ, đồng thời gắn liền với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Cần nhân rộng các mô hình hoạt động tốt và tôn trọng tính đặc thù của từng địa phƣơng. Chúng ta biết rằng, nông dân là những ngƣời có đầu óc thực tế, những mô hình hoạt động có hiệu quả sẽ thuyết phục và tạo niềm tin tốt của họ đối với sự phát triển của HTX. Phát huy vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý chỉ đạo, cần hỗ trợ cho kinh tế tập thể.

4.4. Những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp ở địa bàn huyện Lệ Thủy trong thời gian tới.

Từ thực tiễn đã nêu trên, trên cơ sở điều kiện thực tế địa phƣơng và những định hƣớng hoạt động,để đƣa HTX NN của huyện Lệ Thủy phát

triển đạt đƣợc nhiều kết quả hơn nữa trên tất cả các mặt hoạt động thì đòi hỏi trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:

4.4.1. Nhóm giải pháp về gia tăng quy mô nguồn lực cho các HTX NN. Về nguồn vốn: Về nguồn vốn:

Đa dạng hóa các nguồn vốn cho HTX NN vay: Nhà nƣớc chỉ đạo cho các ngân hàng thƣơng mại tạo điều kiện thuận lợi cho HTX NN sau chuyển đổi và HTX NN mới thành lập đƣợc vay vốn bình đẳng nhƣ các loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác; các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục vay vốn đối với HTX NN. Đối với những HTX NN có vốn góp không lớn, nếu HTX có dự án phát triển sản xuất - kinh doanh có tính khả thi, đƣợc UBND xã thẩm định thì có thể đƣợc vay số tiền tƣơng đƣơng số vốn của HTX NN mà không cần phải thế chấp.

Ngân hàng Nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện giúp đỡ HTX NN đƣợc thuận lợi trong việc sử dụng tài sản đƣợc hình thành từ vốn vay để thế chấp khi có nhu cầu vay vốn. Đẩy mạnh phong trào “phát huy nội lực, giải quyết 4 tại chỗ” (huy động vốn tại chỗ, cho vay tại chỗ, đầu tƣ tại chỗ,

hiệu quả tại chỗ), tăng cƣờng tính cộng đồng trong việc tạo nguồn vốn. Trƣớc hết, để giúp đỡ đối với những HTX NN mới, điển hình đang hoạt động có hiệu quả kinh tế cao hoặc những HTX có dự án tốt, có tính khả thi về sản xuất chế biến, có điều kiện đổi mới thiết bị, xây dựng nội đồng, ứng dụng công nghệ sinh học về giống, cây con thì cần có chính sách ƣu tiên, ƣu đãi về lãi suất cũng nhƣ thời hạn vay nhất định để HTX có thời gian hoàn vốn.

Thành lập Quỹ hỗ trợ HTX NN: Thành lập quỹ hỗ trợ HTX NN là cần thiết cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Quỹ hỗ trợ phát triển HTX NN sẽ tập trung hỗ trợ cho các hoạt động nhƣ: đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý HTX, dạy nghề cho ngƣời lao động, đổi mới, phát triển sản phẩm, công nghệ, kỹ thuật, phát triển và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản

phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tiên tiến, liên hiệp HTX mới, các mô hình tiên tiến,…

Quỹ hỗ trợ HTX sẽ tích cực tuyên truyền, hƣớng dẫn, giúp đỡ các HTX lập hồ sơ dự án vay vốn; thực hiện tiếp nhận, phân loại, lựa chọn dự án khả thi để xem xét duyệt cho vay, ký các hợp đồng hỗ trợ vốn để giúp các HTX đổi mới công nghệ kỹ thuật, phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Các HTX vay vốn từ quỹ hỗ trợ HTX sẽ đƣợc giám sát sử dụng vốn nhằm đảm bảo đúng đối tƣợng, sử dụng đúng mục đích, đáp ứng một phần nhu cầu bức xúc về vốn của các HTX và phát huy hiệu quả, giúp các HTX đầu tƣ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và thu nhập cho xã viên và ngƣời lao động.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: HTX cần tích cực đẩy mạnh việc thu nợ đọng để thu hồi vốn phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và thực hiện tốt nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng, thực hiện công bằng trong HTX. Hội đồng quản trị HTX rà soát xác định nợ, mức nợ, phân loại

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 94)