Phương pháp Xã hội học

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 53)

Luận văn sử dụng phƣơng pháp xã hội học thông qua việc điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ HTX, các hộ nông dân xã viên của các HTX và các hộ tƣ nhân ngoài các HTX nông nghiệp. Cụ thể đã tiến hành điều tra khảo sát 78 hộ nông dân xã viên của 5 HTX NN chuyên canh trên địa bàn huyện và 1 số hộ tƣ nhân ngoài các HTX có tham gia buôn bán các sản phẩm dịch vụ nông nghiệp khác bằng cách sử dụng các bảng hỏi điều tra đã soạn sẵn theo mẫu từ đó thu thập đƣợc các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá sâu thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, đƣa ra nhận định tình hình từ đó đề xuất phƣơng hƣớng giải pháp phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ảnh hƣởng đến sự phát triển HTX nông nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Lệ Thủy ở vào khoảng 16o55’ đến 17o22’ vĩ độ bắc và 106o25’ đến 106o59’ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) và có chung địa giới dài 75km, phía Tây giáp tỉnh Savannakhet của nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và có đƣờng biên giới dài 42,8km, phía đông giáp biển Đông có đƣờng bờ biển dài hơn 30 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.410,6 km2 chiếm khoảng 17,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Huyện Lệ Thủy có tuyến đƣờng Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh một, nhánh hai) và đƣờng sắt chạy dọc chiều dài của huyện từ Bắc vào Nam. Toàn huyện có 26 xã và 02 thị trấn, trung tâm huyện lỵ trú ngự bên sông Kiến Giang, cách đƣờng Quốc lộ 1A gần 4 km về phía đông.

Địa hình

Lệ Thủy là huyện đƣợc hình thành đủ các dạng địa hình, có vùng núi cao, vùng đồi thấp trung du, vùng đồng bằng và vùng các ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất, đây là vùng trũng của dãy núi Trƣờng Sơn và địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trung bình 60.

Địa hình đƣợc phân bổ nhƣ sau: Vùng núi cao:

Diện tích vùng núi rộng (chỉ tính riêng núi đá không có cây rừng đã hơn 1242 ha), tập trung từ phía tây đƣờng Hồ Chí Minh đến biên giới Việt -

Lào. Đây là một phần của dãy Trƣờng Sơn có nhiều khối đá vôi, hẻm vực sâu, trên mặt ít gặp dòng chảy, có các thung lũng rộng khoảng 250.350 ha, nằm kẹp giữa dãy đồi Tây Nam xã Sơn Thủy và các đồi núi phía Đông hồ nƣớc Cẩm Ly, độ cao trung bình 600 - 700 m, độ dốc từ 200 - 250.

Vùng đồi thấp trung du (vùng gò đồi):

Kế tiếp vùng núi cao là vùng đồi thấp trung du, bao gồm các dãy đồi thấp dọc đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh 1). Những quả đồi này thƣờng có dạng

“bát úp”, thoải lƣợn sóng, nhiều cây bụi, độ cao 20 - 30 m, độ dốc từ 180 - 200, một số đồi là đất đỏ bazan. Diện tích đất vùng này chiếm khoảng trên dƣới 50% diện tích đất tự nhiên.

Vùng đồng bằng:

Dọc theo hai bờ sông Kiến Giang về phía hạ lƣu là vùng đồng bằng, vùng này địa hình thấp, bằng phẳng, nằm giữa vùng gò đồi phía tây và vùng cát ven biển, diện tích trên 250.000 ha. Ngoài sông chính Kiến Giang, còn có các sông nhánh nhƣ An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn…Hệ thống sông rạch trên bảo đảm tƣới tiêu. Độ cao so với mặt biển từ 2 - 3 m, ảnh hƣởng của thủy triều, có nơi bị ngập sâu và nhiễm mặn, phèn.

Vùng cát ven biển:

Vùng này toàn là những cồn cát, đụn cát, dãy cát lƣợn sóng chắn biển, cao 7 - 10 m, cát khô, rời rạc và có thể di động theo gió; diện tích khoảng 25 - 28% so với diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Nhờ xuất hiện các đụn cát, nên đã hình thành vùng nƣớc ngọt ven biển ở Bàu Sen, Bàu Dum xã Sen Thủy.

Thời tiết khí hậu

Huyện Lệ Thủy cũng là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,60C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm xấp xỉ 2.000 mm, mƣa tập trung vào

tháng 9, 10, 11 và do vậy lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra trên diện rộng. Mùa khô thì nắng gắt và gió Tây Nam, lƣợng nƣớc bay hơi 200 mm/tháng.

Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Nhóm đất cát chiếm khoảng 10,18% diện tích đất tự nhiên, thích hợp trồng lúa nơi có đủ nƣớc, khoai lang, ngô, ớt, tỏi, dƣa hấu, dừa…

Nhóm đất nhiễm mặn chiếm khoảng 1,16% diện tích đất tự nhiên, nằm ở phía vùng phá Hạc Hải.

Nhóm đất phù sa chiếm 10,8% diện tích đất tự nhiên, phù hợp với trồng cây lƣơng thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả…

Nhóm đất đỏ vàng chiếm 61,62% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp theo hƣớng nông - lâm kết hợp.

Nhóm đất thung lũng do ảnh hƣởng dốc tụ, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng mía, lạc, lúa, khoai sắn…

Nhóm đất mùn vàng trên núi cao, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên, đất này có độ dốc lớn nên không thể đƣa vào sản xuất nông nghiệp.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng cây lâm nghiệp.

* Tài nguyên nƣớc

Nguồn nƣớc của huyện Lệ Thủy khá phong phú, hệ thống sông, ngòi, ao, hồ, đầm phân bổ khá đều đặn trên địa bàn, tổng diện tích 1.491 ha, chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên. Hệ thống sông rạch có thể đảm bảo tƣới tiêu cho 13.000 ha; ngoài ra còn có 24 hồ chứa nƣớc nhân tạo, dung tích 235 triệu m3, đầm phá tự nhiên 7,8 km2 và nguồn nƣớc cát vùng Quốc lộ 1A có thể tƣới 550 - 600 ha.

* Tài nguyên rừng

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng diện tích rừng toàn huyện là 104.599,6 ha, trong đó rừng sản xuất là 68.035,58 ha chiếm 65,04%, rừng phòng hộ là

36.563,58 ha chiếm 34,96%. Rừng trồng tập trung có 665 ha, rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm nhƣ Lim, Táu, Sến, Trầm, Thông nhựa,…và lâm sản dƣới tán rừng đa dạng và có giá trị kinh tế cao nhƣ Song, Mây, các loại dƣợc quý…độ che phủ của rừng đạt 68%

* Tài nguyên biển và đầm phá

Bờ biển dài 30km, có ngƣ trƣờng tốt cho việc đánh bắt hải sản, đồng thời tạo nên vùng cát kéo dài từ phía Bắc vào đến phía Nam của huyện. Vùng cát ven biển có diện tích tự nhiên 7.983 ha, nơi rộng nhất 7 km, độ cao trung bình từ 15 - 20 m. Trữ lƣợng cát trên bờ rất lớn, có khả năng làm nguyên liệu thủy tinh cao cấp, có điều kiện mở rộng rừng phòng hộ, có bãi tắm đẹp ở thôn Phúc Hòa. Nƣớc biển có độ mặn lớn, có khả năng phái triển diêm nghiệp. Hải sản khá về trữ lƣợng và loài có ở Việt Nam, có khả năng xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc, nhƣ tôm Hùm, tôm Sú, mực Nang, cá Thu…Đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản là 1.300 ha, phá Hạc Hải nếu cải tạo tốt sẽ có trữ lƣợng khá lớn, đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

* Khoáng sản

Khoáng sản lớn nhất là đá vôi, khoáng sản khác tuy không nhiều nhƣng đều có ở huyện là vàng, chì, kẽm. Huyện có suối nƣớc nóng Bang, nhiệt độ 1050C dùng để chế biến nƣớc giải khát, chữa bệnh cho ngƣời.

3.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội

Tình hình dân số và lao động

Dân số trung bình của huyện Lệ Thủy năm 2010 là 140.572 ngƣời, năm 2011 là 140.948 ngƣời, năm 2012 lên đến 141.380 ngƣời, năm 2013 tăng lên đến 141.781 ngƣời. Trong vòng từ năm 2010 đến năm 2013 dân số tăng 1.254 ngƣời (+0,89%).

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân từ 74.180 ngƣời năm 2010 đến năm 2013 là 81.139 ngƣời, tăng 0,93%. Lao động nông nghiệp

năm 2010 là 58.035 ngƣời, năm 2011 là 58.008 ngƣời, năm 2012 là 57.943 ngƣời, năm 2013 là 57.391 ngƣời giảm so với năm 2010 là 644 ngƣời (-1,10%). Lao động nông nghiệp năm 2013 chiếm 69,18% so với tổng số lao động đang làm việc của huyện. Tuy lao động nông nghiệp có giảm, nhƣng tỷ trọng vẫn còn cao so với các huyện thành phố khác trong tỉnh và các tỉnh ở Bắc miền Trung.

Dân số và lao động của huyện đƣợc thể hiện qua bảng 3.1 dƣới đây:

Bảng 3.1 Tình hình dân số, lao động của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2010-2013 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng dân hộ Hộ 35.488 36.031 36.545 36.868 Trong đó: Hộ Nông nghiệp Hộ 32.371 32.925 33.410 33.695 2 Tổng số nhân khẩu Ngƣời 140.527 140.948 141.380 141.787

Trong đó:

Nhân khẩu nông nghiệp Ngƣời 129.272 129.637 130.035 130.408 3 Dân số trong độ tuổi lao

động Ngƣời 76.158 78.625 81.774 82.952

4 Tổng số lao động đang làm

việc Ngƣời 74.180 76.781 79.929 81.139

Trong đó:

Lao động nông nghiệp Ngƣời 58.035 58.008 57.934 57.931

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy, Quảng Bình 2013)

Cơ cấu và tình hình biến động đất đai của huyện

Diện tích đất tự nhiên của huyện Lệ Thủy 141.611,41ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 127.652,49 ha chiếm 90,14%. Số liệu ở bảng 3.2 cho

thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 so với năm 2011 tăng 675 ha, diện tích đất lâm nghiệp giảm 706 ha (- 0,66%), đất chuyên dùng tăng 134 ha (+3,27%), đất ở giảm 11,69 ha (- 1,39%). Diện tích đất chuyên dùng tăng do chuyển diện tích đất ở sang, đất sản xuất nông nghiệp tăng do chuyển đất lâm nghiệp và đất có khả năng làm lâm nghiệp sang.

Cơ cấu và tình hình biến động đất đai của huyện đƣợc thể hiện qua bảng 3.2 dƣới đây:

Bảng 3.2. Cơ cấu và tình hình biến động đất đai huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011 – 2013

T

T Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ha % Ha % Ha % Tổng diện tích tự nhiên 141.61,41 100 141.611,41 100 141.611,41 100 1 Đất sản xuất nông nghiệp 21.779 15,37 21.743 15,35 22.454 15,92 2 Đất lâm nghiệp 105.389 74,42 105.388 74,42 104.683 73,92 3 Đất chuyên dùng 4.095 2,89 4.110 2,90 4.229 2,98 4 Đất ở 857,15 0,60 874,27 0,61 845,46 0.59 5 Đất khác 9491,26 6,72 9496,14 6,719 9399,95 6,59

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy, Quảng Bình 2013)

Cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc

* Về giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn toàn huyện gồm có các tuyến lớn đi qua tƣơng đối thuận lợi nhƣ Quốc lộ 1A dài 35 km, đƣờng Hồ Chí Minh trên 70 km, đƣờng 10 và đƣờng 16 dài 46 km, đƣờng sắt đi qua huyện dài 23 km (từ ga Mỹ Đức đến ga Thƣợng Lâm). Đƣờng sông là sông Kiến Giang dài 13 km, ngoài ra còn có 4 sông nhỏ khác và các hói phân bổ đều trong vùng thuận

lợi cho vận chuyển. Đƣờng liên xã, đƣờng nội thị và đƣờng chuyên dùng khác là 319 km. Phƣơng tiện vận tải là xe ô tô, xe công nông, tàu thuyền, ca nô…Ngoài tuyến đƣờng quốc gia, toàn huyện đã có 87 km đƣờng rải nhựa, 150 km đƣờng bê tông, 14 cầu cống các loại, 100% số xã có đƣờng ô tô đến UBND xã, số xã có đƣờng nhựa là 27/28 xã chiếm 96,4%.

* Về thủy lợi

Huyện Lệ Thủy là huyện nông nghiệp, nên đầu tƣ cho các công trình thủy lợi phục vụ tƣới tiêu, ngăn mặn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các công trình thủy lợi tƣơng đối lớn nhƣ đập An Mã, hồ Phú Hòa, Thanh Sơn, Tiền Phong, Văn Minh; 63 trạm bơm điện và trên 100 máy bơm dầu tổng công suất là 2.110.000 Kwh/năm…có dung lƣợng 235 triệu m3 nƣớc. Hệ thống kênh cấp I, cấp II dài trên 36,6 km và trên 163 km kênh mƣơng khác đƣợc làm mới.

* Về điện và bƣu chính viễn thông

Đến cuối năm 2013 đã có 100% xã và thị trấn có điện, trên 95% thôn bản có điện, 98% số hộ có điện. Toàn huyện có 188 trạm biến thế, tổng chiều dài đƣờng dây hạ thế 0,4 kv là 310 km, đƣờng dây cao thế gần 300 km. Sản lƣợng điện tiêu thụ 22.500.000 kw, trong đó phục vụ sản xuất 10.000.000 kw.

Mạng lƣới viễn thông mở rộng và hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu liên lạc của ngƣời dân và xã hội; đến năm 2013, 28/28 xã của huyện đã có điện thoại (100%). Toàn huyện đã có 8 bƣu cục và 16 điểm bƣu điện văn hóa xã, thị trấn; có 63.725 máy điện thoại thuê bao đang đƣợc sử dụng.

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lệ Thủy lần thứ XXII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế tăng trƣởng khá cao, thời kỳ 2010 - 2013 tăng 8,35% ; trong đó nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,9%, công nghiệp xây dựng tăng 7,9%, dịch vụ tăng 9,3%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp thủy sản giảm dần, từ 52% năm 2010 đến năm 2013 còn lại 38%;

tƣơng tự thì công nghiệp, xây dựng tăng từ 21,2% năm 2010 đến năm 2013 là 25,5%, dịch vụ thƣơng mại tăng 26,8% và 36,5%. Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn mới đã thay da đổi thịt, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 là 21 triệu đồng/ngƣời/năm.

Riêng ngành nông nghiệp, nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 2010 - 2013 là 5,9% trong khi toàn tỉnh chỉ tăng 4,8%. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm chậm, năm 2010 chiếm 70,66%, năm 2013 giảm xuống còn 68,45%, chủ yếu sản xuất lƣơng thực (lúa). Năm 2010 sản lƣợng lƣơng thực là 68.040 tấn, năm 2013 tăng lên đến 88.020 tấn, tăng 19.980 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời 620 kg/năm; là huyện có sản lƣợng lƣơng thực lớn nhất trong tỉnh (chiếm 32,27%).

Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác năm 2010 đạt 10 triệu đồng, đến năm 2013 là 30 triệu đồng. Ngành chăn nuôi chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Đàn bò có 10.500 con giảm 12,2%,đàn trâu có 6595 con giảm 6,6 %, chƣa hình thành vùng chuyên môn hóa rõ ràng.

Đã chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang rừng trồng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi bảo vệ làm giàu rừng, rừng đầu nguồn. Trong giai đoạn từ năm 2007 - 2013 đã trồng đƣợc 6.027 ha rừng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, rừng đƣợc chăm sóc 34.459 ha, tu bổ bảo vệ rừng đầu nguồn 12.700 ha, độ che phủ rừng 68%.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân 8,2%/năm, riêng giá trị nuôi trồng thủy sản là 13,65%. Ngành thủy sản phát triển ổn định và có tốc độ tăng trƣởng cao, đã phát huy lợi thế của vùng đất chiêm trũng, vừa giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho dân cƣ.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 chỉ có 37.820 triệu đồng, năm 2011 là 45.384 triệu đồng, năm 2012 đạt 56.825 triệu đồng, năm 2013 đạt 280.000 triệu đồng tăng gấp 4,7 lần năm 2012. Tổng mức vốn đầu tƣ phát triển bình quân 5 năm là 188.191 triệu đồng, trong đó vốn của dân cƣ chiếm 35,07%.

Tốc độ tăng trƣởng của khu vực dịch vụ khá lớn, bình quân 5 năm là 8,95%, các cơ sở thƣơng mại phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2013 có 2443 cơ sở, mỗi năm tăng 243 cơ sở kinh doanh, đã thu hút 3.022 lao động. Tỷ trọng khu vực cá thể chiếm 76,82%, khu vực Nhà nƣớc chỉ chiếm có 16,77%. Hệ thống giao thông vận tải rộng khắp và đã kiên cố hóa khá nhiều đƣờng giao thông nông thôn, bƣu chính viễn thông phát triển vững chắc và hiện đại hơn trƣớc.

Thu ngân sách trên địa bàn từ 76.655 triệu đồng năm 2010 lên đến 88.273 triệu đồng năm 2013, tổng thu trên địa bàn huyện năm 2013 chỉ chiếm 14,88% so với tổng chi ngân sách nhà nƣớc (593.055 triệu đồng).

Các thành phần kinh tế cùng phát triển, đến nay ở địa phƣơng có 03 doanh nghiệp phụ thuộc (nƣớc khoáng Bang, Công ty du lịch sinh thái Bang

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 53)