Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 63)

- Về thuận lợi:

Là huyện có tiềm năng lợi thế đa dạng về nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Tốc độ tăng trƣởng bình quân khá cao, năng suất sản xuất cây trồng vật nuôi cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng tích cực; lực lƣợng lao động trong nông nghiệp dồi dào; hệ thống kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn nói riêng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp và từng bƣớc hoàn thiện; Các tiến bộ KHKT trong cơ giới nông nghiệp, công nghệ mới trong sản xuất thu

hoạch bảo quản sản xuất dần đƣợc ứng dụng vào ngành nông nghiệp; Những mô hình điển hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng đƣợc nhân rộng; Đội ngũ cán bộ HTX cơ bản đƣợc qua tập huấn đào tạo…Tất cả những thuận lợi trên nếu huyện Lệ Thủy biết lựa chọn ngành nghề và huy động tốt đa năng lực của các thành phần kinh tế khác cùng với cơ chế chính sách phù hợp nhất định sẽ có bƣớc dột phá mạnh trong phát triển HTX NN.

- Về khó khăn:

Nền kinh tế vẫn chủ yếu là thuần nông lại thƣờng xuyên chịu tác động bất lợi của thiên tai thời tiết nên bị ảnh hƣởng khá nặng nề đến kết quả sản xuất kinh doanh. Ngành nông nghiệp đang phát triển theo số lƣợng mà thiếu chú trọng giá trị. Tài nguyên môi trƣờng khai thác chƣa hợp lý, có nơi có dấu hiệu suy giảm và môi trƣờng bị ô nhiễm.

Địa bàn huyện không có cửa khẩu, bến cảng, xa các trung tâm lớn nêu không thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ cũng nhƣ tìm kiếm thị trƣờng trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy chƣa tạo đƣợc bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội và hiện tại vẫn là huyện trung bình thuần nông độc canh lƣơng thực (lúa).Những khó khăn trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của các HTX NN ở Huyện nhà

3.2. Thực trạng tình hình phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy thời gian qua.

3.2.1. Quy mô và số lượng HTX nông nghiệp từ năm 2010 đến nay

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy quy mô HTX của huyện đã đăng ký kinh doanh (theo số lƣợng xã viên): từ 300 xã viên trở xuống có 16 HTX, từ 301 - 600 xã viên có 23 HTX, từ 601 - 900 xã viên có 10 HTX, từ 901 - 1.200 xã viên có 6 HTX, từ 1201 - 1500 xã viên có 4 HTX và trên 1500 xã viên có 4 HTX. Quy mô trên 1000 xã viên có 12 HTX, HTX Đại Phong có quy mô trên 3000 xã viên. Hợp tác xã có từ 301 xã viên trở lên thì đảm trách nhiều khâu dịch vụ hơn, 18 HTX đảm trách 1 - 3 khâu dịch vụ, 18 HTX đảm trách 4 - 5 khâu dịch vụ, 27 HTX đảm trách 6 - 8 khâu dịch vụ. Trên địa bàn toàn huyện

hiện nay có 63 HTX NN với 40.508 xã viên trong đó có 7 HTX NN chuyên ngành và 56 HTX dịch vụ nông nghiệp.

Xu hƣớng chung của các HTX có quy mô xã viên lớn là cung ứng nhiều khâu dịch vụ cho nông hộ xã viên. Một số HTX còn có thêm dịch vụ thú y, dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nƣớc sạch, dịch vụ vệ sinh môi trƣờng, kinh doanh trồng rừng, mở mang ngành nghề,…

Tình hình trên cho chúng ta nhận thấy sự tồn tại của các HTX dịch vụ nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy là cần thiết cho kinh tế nông hộ xã viên, HTX đã giải quyết những khâu mà kinh tế nông hộ không làm đƣợc hoặc làm đƣợc thì khó khăn mang hiệu quả kinh tế thấp. Số lƣợng xã viên tham gia HTX càng nhiều càng chứng tỏ vai trò, tác dụng của HTX hiện nay ở huyện Lệ Thủy càng lớn. Vì thế việc mở rộng quy mô xã viên trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển HTX hiện nay ở huyện Lệ Thủy.

Bảng 3.3 Phân tổ các HTX ở huyện Lệ Thủy theo số lƣợng xã viên Năm 2013 TT Phân tổ xã viên (ngƣời) Số xã viên bình quân 1 HTX Số lƣợng HTX Hoạt động dịch vụ khâu năm 2013 Số lƣợng (HTX) Tỷ trọng (%) 1-3 4-5 6-8 1 Từ 300 trở xuống 106 16 25,39 10 4 2 2 Từ 301 đến 600 406 23 36,50 6 8 9 3 Từ 601 đến 900 755 10 15,87 1 4 5 4 Từ 901 đến 1200 1106 6 9,52 0 2 4 5 Từ 1201 đến 1500 1.367 4 6,34 1 1 2 6 Từ 1501 đến 2000 1.766 2 3,17 0 0 2 7 Trên 2000 2.706 2 3,17 0 0 2

8 Chung toàn huyện 643 63 100 18 18 27

3.2.2. Các loại hình dịch vụ hoạt động của HTX nông nghiệp

Từ khi có Luật đất đai cùng với những văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ƣơng và địa phƣơng, các HTX trong huyện không đảm nhận chức năng tổ chức sản xuất, chỉ thực hiện chức năng dịch vụ cho kinh tế nông hộ xã viên. Chức năng tổ chức sản xuất thuộc về các hộ xã viên và từng xã viên.

Từ thực tiễn kinh tế hợp tác và HTX ở nƣớc ta nói chung, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình nói riêng đòi hỏi cơ chế quản lý mới trong các HTX. Thực tiễn ở huyện Lệ Thủy, các HTX NN chuyển đổi đã hình thành mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp. Luật HTX năm 2003 ra đời đã coi HTX là một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ riêng, phù hợp với Luật HTX và các quy định của pháp luật. Vì vậy, hình thức tổ chức các hoạt động dịch vụ của huyện cũng đa dạng, quy mô tổ chức khác nhau về xã viên và vốn kinh doanh. Các hoạt động dịch vụ của HTX ở huyện Lệ Thủy năm 2013 đƣợc thể hiện ở bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4 Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của HTX huyện Lệ Thủy năm 2013

TT Các khâu dịch vụ Số lƣợng HTX So với tổng số HTX của huyện (%) Ghi chú 1 Dịch vụ tƣới tiêu và bảo vệ nội đồng 58 92,1

2 Dịch vụ bảo vệ thực vật 40 63,5

3 Dịch vụ giống cây trồng 29 46,03

4 Dịch vụ cung ứng vật tƣ, phân bón 13 20,63

5 Dịch vụ điện 13 20,63

6 Dịch vụ làm đất 53 84,1

Bảng trên cho thấy, khâu dịch vụ tƣới tiêu và bảo vệ nội đồng cho nông hộ tuyệt đại đa số đều do HTX đảm nhận, bởi vì hệ thống nƣớc tƣới tiêu hoàn toàn theo hệ thống thủy lợi của Nhà nƣớc và HTX đã đầu tƣ máy móc chuyên dụng. Hơn nữa nó liên quan khá lớn đến thời tiết hạn hán, úng lụt, đòi hỏi phải có sức ngƣời của toàn HTX và của xã hội. Nông hộ xã viên cũng đòi hỏi HTX cung ứng các dịch vụ bảo vệ thực vật (63,5%), dịch vụ làm đất (84,1%), còn dịch vụ cung ứng vật tƣ, phân bón, xăng dầu mới ở mức 20,63% , dịch vụ điện 20,63% nhu cầu của các HTX.

Tổng hợp số liệu điều tra HTX huyện Lệ Thủy năm 2013 cho thấy, dịch vụ 1 - 3 khâu có 18 HTX (chiếm 28,57%), 4 - 5 khâu dịch vụ có 18 HTX (chiếm 28,57%), trên 6 khâu dịch vụ có 27 HTX (chiếm 42,85%). Nếu tính từ 4 khâu dịch vụ trở lên có 45 HTX (chiếm 71,42%). Thực hiện 1 đến 2 khâu dịch vụ chỉ có 8 HTX nhƣ HTX Đông Thiện, HTX Định Thƣợng ... Điều đó nói lên rằng, xu hƣớng phát triển các HTX của huyện vẫn là dịch vụ tổng hợp. Điều tra điển hình 5 HTX ở vùng chuyên canh cây lƣơng thực (chủ yếu là lúa) của huyện, chọn 2 HTX khá (HTX Thƣợng Phong và HTX Quy Hậu), 2 HTX trung bình (HTX Tiền Thiệp và HTX Thanh Mỹ), 1 HTX yếu (HTX Phong Giang); phỏng vấn điều tra 78 chủ hộ xã viên về đánh giá chất lƣợng và mức giá của các khâu dịch vụ của HTX thấy rằng đại bộ phận các hộ xã viên cần HTX cung ứng dịch vụ. Chất lƣợng dịch vụ từng khâu của HTX đƣợc đánh giá cụ thể ở các khâu chủ yếu sau đây:

Kết quả dịch vụ tưới tiêu và thủy lợi nội đồng các HTX:

Lệ Thủy là huyện nông nghiệp do đó phải đầu tƣ nhiều công trình thủy lợi nhƣ đập An Mã, hồ Phú Hòa, Thanh Sơn, Tiền Phong, Văn Minh…Toàn huyện có 27 hồ chứa nƣớc, 64 trạm bơm điện, 275 máy bơm nƣớc và hệ thống kênh mƣơng đủ cho việc chủ động tƣới và một phần tiêu úng. Kết quả dịch vụ tƣới tiêu và thủy lợi nội đồng các HTX thể hiện ở bảng 3.5 sau:

Bảng 3.5 Kết quả dịch vụ tƣới tiêu và thủy lợi nội đồng của các HTX năm 2013 TT Chỉ tiêu ĐVT HTX Thƣợng Phong HTX Quy Hậu HTX Tiền Thiệp HTX Thanh Mỹ HTX Phong Giang A B 1 2 3 4 5 6 1 Tổng diện tích gieo trồng trong xã Ha 987 1.310 821,3 1.420 554,1 2 Diện tích gieo trồng HTX đảm nhận Ha 427 475,31 30 256,7 68,88 So với diện tích gieo

trồng của xã % 43,26 36,28 3,65 18,08 12,43 Trong đó: Diện tích đƣợc tƣới nƣớc Ha 400 475,31 28,6 224,2 68,88 Diện tích chƣa đƣợc tƣới nƣớc Ha 27 0 1,4 32,5 0 Diện tích tƣới chủ động Ha 400 434,96 28,6 224,2 68,88 3 Tổng chiều dài kênh

mƣơng m 7.700 17.000 2.315 7.000 4.000

Trong đó:

Kênh bê tông m 6.200 6.724 1.115 4.000 2.500 So với tổng chiều dài

kênh mƣơng % 80,52 39,55 48,16 57,14 62,50 Kênh đất m 1.500 10.726 1.200 3.000 1.500 So với tổng chiều dài

kênh mƣơng % 19,48 60,45 51,84 42,86 37,50 4 Tổng chi phí cho hoạt

động thủy nông 1000đ 351.000 303.194 15.200 149.940 59.332 5 Tổng thu của hoạt

6 Mức thu thủy lợi phí

bình quân 1 sào Đồng 43.870 34.256 28.850 36.800 93.450 7 Giá thủy lợi phí do tƣ

nhân dịch vụ 1000đ 0 31.256 0 0 74.802

8 Số cán bộ làm công

tác thủy nông Ngƣời 29 20 2 12 3

(Nguồn: Số liệu điều tra HTX huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 2014)

Bảng 3.5 trên cho chúng ta đánh giá chi tiết công tác tƣới tiêu và thủy lợi nội đồng các HTX của huyện Lệ Thủy nhƣ sau:

Các HTX có hệ thống kênh mƣơng kiên cố khá lớn, HTX Thƣợng Phong là 6.200m (80,52%), HTX Quy Hậu là 6.724m (39,55%), HTX Tiền Thiệp là 1.115m (48,16%), HTX Thanh Mỹ là 4.000m (57,14%), HTX Phong Giang là 2.500m (62,50%). Mức thu thủy lợi phí bình quân một sào không quá cao, giá thủy lợi phí bình quân trong huyện từ 44.000 - 45.000 đồng/sào. HTX Tiền Thiệp, HTX Quy Hậu và HTX Thanh Mỹ mức thủy lợi phí dƣới 37.000 đồng/sào đã làm lợi cho các hộ xã viên. Số cán bộ, nhân viên làm công tác thủy nông bố trí hợp lý, chủ động điều tiết nƣớc từ khu vực này sang khu vực khác của địa bàn quản lý, không để lãng phí nƣớc. Ở huyện Lệ Thủy, tƣ nhân làm công tác tƣới tiêu và thủy lợi nội đồng không có, nếu có thì chỉ phục vụ trong phạm vi hẹp cho một số nông hộ khi chống hạn và chống úng. Đại bộ phận diện tích gieo trồng của các nông hộ đều đƣợc tƣới nƣớc chủ động. Lãi từ hoạt động tƣới tiêu và thủy lợi nội đồng không nhiều chủ yếu là phục vụ kinh tế nông hộ xã viên.

Kết quả dịch vụ bảo vệ thực vật của các HTX:

Các HTX đã thành lập tổ bảo vệ thực vật gọn nhẹ, chủ yếu là kiểm tra phát hiện và tổ chức hƣớng dẫn thực hiện phòng trừ sâu bệnh, thực hiện công tác bảo vệ đồng ruộng. Hầu hết diện tích gieo trồng của các hộ xã viên đều do HTX cung ứng và tổ chức thực hiện bảo vệ thực vật.

HTX Tiền Thiệp là một HTX có quy mô nhỏ, cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật chỉ dự báo tình hình, có hợp đồng với trạm bảo vệ thực vật huyện, xã viên tự mua thuốc và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Cách thức dịch vụ bảo vệ thực vật nhƣ trên của HTX Tiền Thiệp cũng tƣơng tự nhƣ HTX Quy Hậu, HTX Phong Giang, HTX Thanh Mỹ. Tất nhiên giá cả thuốc bảo vệ thực vật sẽ lên xuống theo thị trƣờng và tùy tình hình sâu bệnh nhiều hay ít của các HTX, hình thức hoạt động nhƣ các HTX nói trên thƣờng chi phí cho khâu bảo vệ thực vật vẫn cao. Nguy hại hơn, nếu không phát hiện sớm và diệt trừ tận gốc sâu bệnh có thể ảnh hƣởng đến nhiều hộ xã viên khác.

Riêng HTX Thƣợng Phong, diện tích đảm trách khâu bảo vệ thực vật khá lớn (400 ha), HTX có một tổ chuyên trách gồm 4 ngƣời, hoạt động chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm. Tổ đã xác định đúng sâu bệnh, cung ứng thuốc kịp thời, huy động lực lƣợng xã viên trừ diệt trƣớc khi lan ra diện rộng. Do vậy, chi phí bảo vệ thực vật chỉ có 1.100 đồng/sào.

Tùy theo cách thức tổ chức công tác bảo vệ thực vật của các HTX mà chi phí bảo vệ thực vật có khác nhau, nói chung không có lãi, nếu có lãi cho HTX thì cũng không nhiều lắm. Ngoài khâu giống, thủy lợi, phân bón thì công tác bảo vệ thực vật của HTX có vị trí hết sức quan trọng, nhƣng trên một chừng mực nhất định các HTX chƣa quan tâm đúng mức. Làm tốt công tác bảo vệ thực vật đòi hỏi cán bộ HTX thƣờng xuyên tuyên truyền tác hại các loại sâu bệnh cho nông hộ xã viên để chủ động phòng ngừa, nếu có thì diệt trừ tận nơi, không lây lan ra diện rộng. Điều này đòi hỏi HTX phải có bộ phận chuyên trách nhƣ HTX Thƣợng Phong, khi cần có thể dùng lực lƣợng xã viên ở các nông hộ để cùng HTX là tốt công tác bảo vệ thực vật. HTX phải là chỗ dựa về công tác bảo vệ thực vật cho xã viên, là một khâu quan trọng ổn định năng suất, sản lƣợng cây trồng vật nuôi, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, ổn định và tăng trƣởng thu nhập của nông hộ xã viên.

Bảng 3.6 Kết quả dịch vụ bảo vệ thực vật của các HTX huyện Lệ Thủy năm 2013

T T Chỉ tiêu ĐVT HTX Thƣợng Phong HTX Quy Hậu HTX Tiền Thiệp HTX Thanh Mỹ HTX Phong Giang 1 1 Diện tích gieo trồng HTX đảm nhận BVTV Ha 400 475,3 30 224,5 68,88 2 2 Tổng chi phí cho BVTV 1000đ 8.800 3.375 2.900 3.520 2.655 3 3 Tổng thu BVTV 1000đ 8.800 3.802 3.894 3.915 3.198 4 4 Mức thu dịch vụ BVTV bình quân/sào Đồng 1.100 4.000 2.300 900 470 5 5

Số cán bộ làm công tác BVTV

Ngƣời 4 1 3 2 3

(Nguồn: Số liệu điều tra HTX huyện Lệ Thủy,tỉnh Quảng Bình 2014)

Bảng 3.6 cho thấy mức thu bảo vệ thực vật không có lãi, chủ yếu phục vụ cho hộ xã viên. Mức thu bảo vệ thực vật HTX Quy Hậu và HTX Tiền Thiệp còn cao, cán bộ chuyên trách bảo vệ thực vật có HTX chỉ 01 ngƣời. Hiệu quả hoạt động bảo vệ thực vật ở đây thể hiện ở việc hỗ trợ cho kinh tế nông hộ xã viên nâng cao năng suất mùa màng.

Kết quả dịch vụ làm đất của các HTX:

Là vùng chiêm trũng, công tác làm đất của HTX phục vụ cho nông hộ xã viên theo quy định của Điều lệ HTX là lấy mục đích phục vụ làm chính và có lãi. HTX Thƣợng Phong có 2 máy kéo, hàng năm hợp đồng thêm 2 máy kéo cùng với lực lƣợng nhân viên cày bừa của HTX, bảo đảm khâu làm đất kịp thời vụ. Tuy nhiên mức thu dịch vụ làm đất vẫn cao (41.800 đồng/sào). HTX Thanh Mỹ do đồng đất lầy thụt, chủ yếu cày bừa bằng trâu bò của các nông hộ, không thuê máy cày, bừa. Các HTX khác có hợp đồng thuê máy cày,

bừa dịch vụ cho xã viên, mức thu dịch vụ làm đất từ 24.000 đồng đến 39.600 đồng/sào. Giá dịch vụ làm đất của tƣ nhân ở HTX Quy Hậu có nơi lên đến 60.000 đồng/sào, HTX Tiền Thiệp là 27.600 đồng/sào, HTX Phong Giang 30.000 đồng/sào. Chất lƣợng dịch vụ làm đất của HTX theo đánh giá của xã viên tốt hơn tƣ nhân. Chi tiết xem thêm ở Bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7 Kết quả dịch vụ làm đất của các HTX huyện Lệ Thủy năm 2013

TT Chỉ tiêu ĐVT HTX Thƣợng Phong HTX Quy Hậu HTX Tiền Thiệp HTX Thanh Mỹ HTX Phong Giang 1 Tổng diện tích gieo

trồng của các nông hộ Ha 427 475,31 30 256,7 68,88 2 Diện tích gieo trồng

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 63)