Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 48)

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau:

Xử lý thông tin định tính

Xử lý thông tin định tính đƣợc dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề xã hội nhƣ cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội…nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển HTX NN nhƣ xác định tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, sự tăng lên về quy mô nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi…

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.

Xử lý thông tin định lƣợng

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Từ những con số rời rạc đến các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị và sau cùng đó là phân tích chỉ số trung bình.

Tóm lại, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin trên, trong đó chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến phát triển HTX NN về kinh tế, xã hội

và môi trƣờng; từ đó xây dựng các bảng số liệu và phân tích chỉ số trung bình để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.

2.2 Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài

2.2.1 Phương pháp biện chứng duy vật

Phƣơng pháp biện chứng duy vật đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung phát triển HTX NN về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, hay vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2010 - 2013. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:

Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tƣợng

Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu về phát triển HTX NN gồm: Phát triển kinh tế - xã hội - môi trƣờng và nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu, trong đó mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn đƣợc gắn vào trong mối quan hệ và cũng là 3 nội dung chính của phát triển HTX NN là kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Ba nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó phát triển HTX NN về kinh tế tác động đến xã hội và môi trƣờng, ngƣợc lại vấn đề xã hội và môi trƣờng cũng ảnh hƣởng không hề nhỏ đối với vấn đề kinh tế.

Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tƣợng

Phát triển HTX NN về kinh tế đặc trƣng bởi tăng lên về quy mô, nguồn lực, phát triển ổn định, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng tiến bộ. Kết quả và hiệu quả phát triển HTX NN sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp và ngƣợc lại. Do đó, khi đạt phát triển cao, ổn định và hiệu quả sẽ dẫn đến cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp sẽ có tác động trở lại theo đúng chiều hƣớng ảnh hƣởng của kết quả tăng trƣởng.

Phát triển HTX NN về xã hội đặc trƣng bởi tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa và đảm bảo tiến bộ xã hội cho các hộ nông dân. Các đặc trƣng trên có mối quan hệ với nhau, cùng hỗ trợ nhau. Trong đó, HTX NN hoạt động phát triển tạo cơ hội gia tăng việc làm dẫn đến nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, có điều kiện phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế nói chung và HTX NN nói riêng.

Phát triển HTX NN về môi trƣờng đặc trƣng bởi sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong quá trình thực hiện các khâu dịch vụ trên đất canh tác. Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sinh thái. Ngƣợc lại bảo vệ môi trƣờng sinh thái sẽ đảm bảo tài nguyên thiên nhiên không bị suy giảm, sức khỏe của từng cá thể hộ nông dân sẽ đƣợc phát triển khỏe mạnh.

2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn,

hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Đề tài “Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là một trong những

phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu. Các nội dung liên quan có sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp gồm:

Phân tích quy mô, xu hƣớng, hiệu quả hoạt động và phát triển của HTX NN trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2010 - 2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, trả lời đƣợc các câu hỏi liên quan: HTX NN phát triển hiệu quả cao hay thấp? Dự báo xu thế, tình hình trong giai đoạn tới? Từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng phát triển HTX nông nghiệp về kinh tế của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích thực trạng phát triển của các HTX NN, vấn đề việc làm của nông hộ sản xuất nông nghiệp, đời sống và mức thu nhập của xã viên; ngành nghề nông thôn, kết quả xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội huyện Lệ Thủy giai đoạn 2010 - 2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng phát triển HTX NN về xã hội của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích thực trạng sử dụng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của các hộ dân và của ác HTX NN huyện Lệ Thủy trong quá trình hoạt động giai đoạn 2010 - 2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng phát triển HTX nông nghiệp về môi trƣờng của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Ngoài ra, đi sâu vào từng nội dung, đề tài vẫn tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, ví dụ: phân tích và tổng hợp các khâu dịch vụ hoạt động, cây trồng, vật nuôi; phân tích và tổng hợp các điều kiện ảnh hƣởng đến phát triển HTX NN huyện Lệ Thủy...

Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê thu thấp từ các nguồn khác nhau và đặc biệt là ở các HTX đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các bảng biểu để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.2.3 Phương pháp gắn liền logic với lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẽ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho

việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:

Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2010-2013). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu trình độ thạc sỹ, vừa là giai đoạn có tính biến động cao đối với tình hình kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp huyện Lệ Thủy nói riêng trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX NN. Đồng thời năm 2010 Đảng và Nhà nƣớc ta bắt đầu triển khai chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới mà mục tiêu cuối cùng là bộ mặt, diện mạo nông thôn đƣợc thay đổi, ngƣời dân sẽ đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ chƣơng trình này.

Tìm ra đƣợc tính logic của thực trạng phát triển nông nghiệp nói chung cũng nhƣ phát triển HTX NN huyện Lệ Thủy nói riêng. Cơ cấu nội tại đó xoay quanh 3 trụ cột chính là: kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến thực trạng phát triển HTX NN huyện Lệ Thủy giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.

2.2.4 Phương pháp Xã hội học

Luận văn sử dụng phƣơng pháp xã hội học thông qua việc điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ HTX, các hộ nông dân xã viên của các HTX và các hộ tƣ nhân ngoài các HTX nông nghiệp. Cụ thể đã tiến hành điều tra khảo sát 78 hộ nông dân xã viên của 5 HTX NN chuyên canh trên địa bàn huyện và 1 số hộ tƣ nhân ngoài các HTX có tham gia buôn bán các sản phẩm dịch vụ nông nghiệp khác bằng cách sử dụng các bảng hỏi điều tra đã soạn sẵn theo mẫu từ đó thu thập đƣợc các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá sâu thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, đƣa ra nhận định tình hình từ đó đề xuất phƣơng hƣớng giải pháp phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ảnh hƣởng đến sự phát triển HTX nông nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Lệ Thủy ở vào khoảng 16o55’ đến 17o22’ vĩ độ bắc và 106o25’ đến 106o59’ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) và có chung địa giới dài 75km, phía Tây giáp tỉnh Savannakhet của nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và có đƣờng biên giới dài 42,8km, phía đông giáp biển Đông có đƣờng bờ biển dài hơn 30 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.410,6 km2 chiếm khoảng 17,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Huyện Lệ Thủy có tuyến đƣờng Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh một, nhánh hai) và đƣờng sắt chạy dọc chiều dài của huyện từ Bắc vào Nam. Toàn huyện có 26 xã và 02 thị trấn, trung tâm huyện lỵ trú ngự bên sông Kiến Giang, cách đƣờng Quốc lộ 1A gần 4 km về phía đông.

Địa hình

Lệ Thủy là huyện đƣợc hình thành đủ các dạng địa hình, có vùng núi cao, vùng đồi thấp trung du, vùng đồng bằng và vùng các ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất, đây là vùng trũng của dãy núi Trƣờng Sơn và địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trung bình 60.

Địa hình đƣợc phân bổ nhƣ sau: Vùng núi cao:

Diện tích vùng núi rộng (chỉ tính riêng núi đá không có cây rừng đã hơn 1242 ha), tập trung từ phía tây đƣờng Hồ Chí Minh đến biên giới Việt -

Lào. Đây là một phần của dãy Trƣờng Sơn có nhiều khối đá vôi, hẻm vực sâu, trên mặt ít gặp dòng chảy, có các thung lũng rộng khoảng 250.350 ha, nằm kẹp giữa dãy đồi Tây Nam xã Sơn Thủy và các đồi núi phía Đông hồ nƣớc Cẩm Ly, độ cao trung bình 600 - 700 m, độ dốc từ 200 - 250.

Vùng đồi thấp trung du (vùng gò đồi):

Kế tiếp vùng núi cao là vùng đồi thấp trung du, bao gồm các dãy đồi thấp dọc đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh 1). Những quả đồi này thƣờng có dạng

“bát úp”, thoải lƣợn sóng, nhiều cây bụi, độ cao 20 - 30 m, độ dốc từ 180 - 200, một số đồi là đất đỏ bazan. Diện tích đất vùng này chiếm khoảng trên dƣới 50% diện tích đất tự nhiên.

Vùng đồng bằng:

Dọc theo hai bờ sông Kiến Giang về phía hạ lƣu là vùng đồng bằng, vùng này địa hình thấp, bằng phẳng, nằm giữa vùng gò đồi phía tây và vùng cát ven biển, diện tích trên 250.000 ha. Ngoài sông chính Kiến Giang, còn có các sông nhánh nhƣ An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn…Hệ thống sông rạch trên bảo đảm tƣới tiêu. Độ cao so với mặt biển từ 2 - 3 m, ảnh

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)