Sự cần thiết phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 38 - 40)

nghiệp nông thôn ở nước ta

Hợp tác là đặc tính lao động của con ngƣời. Nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài ngƣời và tồn tại đến ngày nay. Ở nƣớc ta, từ xa xƣa, trong nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta đã có nhiều loại hình tổ chức hợp tác, tƣơng trợ giữa các hộ nông dân với những nội dung đơn giản và quy ƣớc không thành văn nhƣng đƣợc các thành viên trong cộng đồng ở nông thôn tự giác thực hiện nghiêm chỉnh qua nhiều thế hệ, nhiều khi còn tồn tại cho đến ngày nay nhƣ hội hiếu, hội làm nhà, đổi công sản xuất, quỹ tình thƣơng...

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở các vùng tự do Nông hội các cấp đã hƣớng dẫn nông dân phát triển các tổ đổi công tƣơng trợ nhau, khắc phục khó khăn do thiếu lao động, sức kéo để làm đất, gieo cấy, thu hoạch kịp thời vụ...Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, đến năm 1957 cuộc cải cách ruộng đất kết thúc, một phần ba triệu hécta ruộng đất đƣợc đem chia cho nông

dân. Nhƣng do trình độ canh tác còn rất lạc hậu, mới thoát thai từ chế độ thực dân nửa phong kiến, nông dân đã tổ chức nhau lại thành các tổ vần công, đổi công, nhằm giúp nhau trong sản xuất và đời sống. Hình thức hợp tác này tuy còn rất giản đơn, mới chỉ là hợp tác về lao động xong đã giúp ngƣời nông dân giải quyết đƣợc khó khăn về sức kéo, giúp nhau làm kịp thời vụ, nhất là đối với những gia đình neo đơn. Sau cuộc cải cách ruộng đất, phong trào tổ đổi công phát triển nhanh cụ thể năm 1956 ở miền Bắc có 190.000 tổ đổi công, thu hút 50% số hộ nông dân (1,35 triệu hộ); đến năm 1958 có 244.000 tổ đổi công thu hút 56% số hộ nông dân. Điều đó chứng tỏ hình thức hợp tác đơn giản này phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của các hộ nông dân tự chủ sản xuất; đồng thời nó đã tạo ra không khí làm việc vui vẻ trên tinh thần tƣơng trợ và tin tƣơng lẫn nhau, dựa trên sức mạnh cộng đồng - một sức mạnh tinh thần mà những ngƣời làm ăn đơn lẻ không thể có đƣợc.

Tuy nhiên quá trình này chƣa đủ dài để phát huy hiệu quả trong nền kinh tế thì chỉ một thời gian ngắn sau đó cuộc vận động đƣa nông dân, nông thôn đi vào con đƣờng hợp tác hóa nông nghiệp đã đƣợc tiến hành rầm rộ ở miền Bắc (và ở miền Nam sau ngày thống nhất đất nƣớc - 1975). Đây là bƣớc ngoặt trong đời sống kinh tế và chính trị ở nƣớc ta. Phong trào HTX đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc. Song do cấu trúc chƣa phù hợp nên mặc dù đã có gần 30 năm hoạt động nhƣng khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc thì hầu hết các HTX NN tan rã hoặc chỉ còn là hình thức, cản trở sự phát triển của sản xuất...

Cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế, hộ nông dân đã đƣợc xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, đƣợc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, đƣợc tự do làm ăn, tự do tiêu thụ sản phẩm tại thị trƣờng có lợi nhất. Các HTX NN hầu hết đã ngừng hoạt động nhƣng không giải thể đƣợc vì nợ nần chồng chất

(chỉ còn tồn tại hình thức) cản trở sự phát triển sản xuất nông nghiệp...Trong khi đó, không phải hộ nông dân nào khi trở thành đơn vị kinh tế tự chủ cũng tiến hành sản xuất có hiệu quả. Vừa mới thoát khỏi cơ chế tập trung bao cấp, lại phải bƣơn chải ngay trong cơ chế thị trƣờng đầy biến động, ngƣời nông dân gặp phải không ít khó khăn mới trong sản xuất, kinh doanh và đời sống. Với cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, lại thƣờng xuyên bị thiên tai tàn phá...làm cho thu nhập của họ vốn đã thấp lại càng thấp hơn. Trong điều kiện đó, từng hộ đơn lẻ không thể khắc phục hết những khó khăn để vƣơn lên, nhất là tăng nguồn lực về mọi mặt để mở rộng sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng với các thành phần kinh tế khác. Những yếu tố đó đã làm nảy sinh nhu cầu hợp tác của kinh tế hộ và là vấn đề tất yếu khách quan để hỗ trợ nhau về vốn, lao động, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới...vƣợt qua phạm vi khả năng của từng hộ riêng lẻ. Nhu cầu hợp tác mới này đã và đang xuất hiện ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Ngƣời lao động tự nguyện lập ra các hình thức kinh tế hợp tác rất đa dạng, từ nhỏ đến lớn và đang hoạt động có hiệu quả thiết thực ngay trong lòng các HTX cũ.

Do vậy việc đổi mới và phát triển các HTX NN nói riêng, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta nói chung là một đòi hỏi cấp bách, mang tính khách quan, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời lao động trong thời kỳ mới đặc biệt là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)