Tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 83 - 85)

Trong những năm, từ năm 2010 - 2013, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, kinh tế hộ nông dân đã có bƣớc phát triển khá. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của kinh tế hộ nông dân ổn định. Kinh tế hộ nông dân phát triển theo xu hƣớng tích cực. Năm 2010 thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời chỉ 14,5 triệu đồng/ ngƣời/ năm đến năm 2013 đạt 21 triệu đồng/ngƣời/năm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông dân và lao động nông thôn đã có nhiều tiến bộ và cơ bản đúng hƣớng. Cơ cấu ngành nghề phát triển đi đôi với cơ cấu lao động đã chuyển dịch trong nội bộ ngành và sang các ngành khác theo hƣớng tích cực, tỷ trọng hộ nông nghiệp giảm dần, hộ lâm nghiệp và thủy sản tăng dần. Đất đai, lao động của hộ nông dân từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp và xây dựng mới cả chiều rộng và chiều sâu. Khoa học kỷ thuật đƣợc đầu tƣ và áp dụng ngày càng có hiệu quả. Đã tập trung đƣa máy móc, thiết bị cơ giới hoá nông nghiệp; nhiều giống mới đƣợc đƣa vào sản xuất, năng suất và chất lƣợng nông sản đƣợc nâng lên. Đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh những vùng trồng lúa, vùng trồng rau…sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm tăng lên, góp phần đảm bảo nhu cầu của ngƣời nông dân và của thị trƣờng.

Đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện. Văn hoá - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc quan tâm đầu tƣ, hệ thống trƣờng học, cơ sở y tế đã đƣợc xây dựng đến tận thôn, bản.

Bên cạnh những ƣu điểm đạt đƣợc, tình hình kinh tế hộ nông dân trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.

Tốc độ tăng trƣởng hàng năm trong các ngành của kinh tế hộ nông dân không đồng đều và chƣa ổn định ; Thu nhập và đời sống của hộ nông dân còn thấp so với bình quân cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế và lao động của hộ nông dân chuyển dịch còn chậm và chƣa đạt yêu cầu đề ra. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của hộ nông dân. Sản xuất của ngành thủy sản và lâm nghiệp phát triển nhƣng chƣa ổn định và tỷ trọng còn nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của hộ nông dân. Năng suất, chất lƣợng một số giống cây trồng, vật nuôi vẫn còn đạt thấp, chƣa khai thác hết tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng.

Việc tích tụ và tập trung ruộng đất còn hạn chế, quy mô đất đai và lao động bình quân mỗi hộ còn nhỏ. Quy mô sản xuất còn manh mún, tích lũy vốn của hộ nông dân còn thấp; vốn vay còn ít, chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đại đa số hộ nông dân thiếu vốn sản xuất, chƣa mạnh dạn vay vốn, các ngân hàng hạn chế cho vay.

Trình độ lao động chƣa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỷ thuật còn thấp; Ngành nghề nông thôn phát triển còn tự phát, quy mô nhỏ lẻ phân tán, hàng hóa đơn giản, chất lƣợng thấp, sức cạnh tranh yếu, phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học còn tự phát. Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu sản xuất tƣơng đối thấp, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn thô sơ lạc hậu. Chƣa có giải pháp đột phá mạnh về công tác giống, thâm canh sản xuất; chất lƣợng sản phẩm hàng hoá nông sản chƣa cao, chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản hàng hóa.

Sự liên kết giữa các hộ nông dân, các làng nghề với các doanh nghiệp chƣa chặt chẽ. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp, chủ yếu trên địa bàn huyện, tỉnh. Chƣa gắn sản xuất với chế biến và thị trƣờng tiêu thụ, chƣa hình thành đƣợc một số thƣơng hiệu nông sản gắn với các thế mạnh cây trồng, vật nuôi theo các vùng trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 83 - 85)