Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 89 - 92)

Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX nông nghiệp huyện Lệ Thủy năm 2013 thể hiện ở Bảng 3.15 sau:

Bảng 3.15 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX nông nghiệp huyện Lệ Thủy năm 2013

T T Chỉ tiêu ĐVT HTX Thƣợng Phong HTX Quy Hậu HTX Tiền Thiệp HTX Thanh Mỹ HTX Phong Giang 1 Tổng doanh thu 1000đ 4.949.762 1.478.607 177.928 1.329.462 306.972 2 Tổng chi phí 1000đ 4.739.402 1.307.820 171.358 1.280.196 283.677 3 Lợi nhuận 1000đ 201.360 170.787 6.570 49.266 23.295 4 Tổng số vốn 1000đ 9.071.460 7.988.671 419.485 4.407.125 3.150.138 Trong đó: - Vốn cố định 1000đ 6.964.021 5.750.060 313.912 3.457.591 2.861.208 - Vốn lƣu động 1000đ 2.107.439 2.238.611 108.573 949.534 288.930 5 Lợi nhuận/1000đ chi phí Đồng 42 130 38 38 82 6 Lợi nhuận/1000đ vốn Đồng 22 21 16 11 7 7 Lợi nhuận/1000đ vốn cố định Đồng 28 29 21 14 8

Từ kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 2013 của 5 HTX nông nghiệp đƣợc trình bày ở bảng trên ta có thể rút ra những nhận xét bƣớc đầu về các HTX nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy nhƣ sau:

Các HTX nông nghiệp hoạt động khá phát triển, các dịch vụ thực hiện đều có lãi, HTX Thƣợng Phong có tổng số lao động làm việc trong HTX là 51 ngƣời, trong đó cán bộ quản lý HTX là 24 ngƣời, HTX hoạt động dịch vụ có nề nếp và hiệu quả toàn diện. Năm 2013 lợi nhuận của HTX tăng 1,68 lần so với năm 2011 (năm 2011 lợi nhuận là 125.542.000 đồng), 1000 đồng chi phí bỏ ra thu về đƣợc 42 đồng lợi nhuận cho HTX, 1000 đồng vốn của HTX đã thu về 22 đồng lợi nhuận. HTX Quy Hậu hiệu quả sử dụng vốn khá tốt. HTX Phong Giang tuy là HTX yếu của vùng lúa nhƣng do quy mô nhỏ, cán bộ HTX 6 ngƣời, số xã viên làm việc trong HTX chỉ có 22 ngƣời nhƣng bỏ ra 1000 đồng chi phí thì mang về 82 đồng lợi nhuận. HTX Thanh Mỹ cả năm thu về 49.266.000 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận bình quân năm 2013 của một HTX trong toàn huyện là 108.982.000 đồng, có HTX Tiền Thiệp và HTX Phong Giang, HTX Thanh Mỹ đạt dƣới mức bình quân. Thu nhập của cán bộ HTX tuy không cao nhƣng họ vẫn làm việc cho HTX bởi lẽ là cán bộ HTX phải có trách nhiệm với nông hộ xã viên.

Kết quả kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp có thể nói còn thấp, vấn đề cơ bản là hiệu quả hoạt động phục vụ hỗ trợ cho kinh tế nông hộ xã viên trong sản xuất khá lớn. Hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp có đƣợc là: Việc phục vụ kịp thời các khâu tƣới tiêu và thủy lợi nội đồng, chủ động chống hạn, chống úng cho hộ xã viên, cung ứng giống tốt, phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh kịp thời; cung ứng vật tƣ, phân bón theo yêu cầu của xã viên; làm đất kịp thời vụ; cuối vụ mới thanh toán các khâu dịch vụ cho HTX; giá cả một số khâu dịch vụ không lấy lãi từ xã viên…Những công việc nói trên đã góp phần quan trọng để nông hộ xã

viên nâng cao năng suất giống cây trồng, vật nuôi, ổn định thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, mở mang thêm một số nghề phụ. Khi nông nhàn xã viên tham gia những công việc khác để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Đánh giá và phân loại HTX nông nghiệp năm 2013 qua điều tra, đánh giá về chất lƣợng hoạt động dịch vụ của HTX tình hình cụ thể nhƣ sau:

Về loại số lƣợng HTX nông nghiệp loại tốt và khá: Có 37/63 đơn vị HTX chiếm 58,7% đây là những HTX đã tổ chức thực hiện đƣợc các dịch vụ thiết yếu phục vụ cho kinh tế hộ phát triển nhƣ các dịch vụ tƣới tiêu thủy lợi, vật tƣ, giống, bảo vệ thực vật, tín dụng, khuyến nông…vốn quỹ của HTX đƣợc bảo toàn và tăng trƣởng; thực hiện tốt các phƣơng án dịch vụ kinh doanh, hƣớng dẫn xã viên chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trƣờng, lành mạnh hóa về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cán bộ ban quản lý HTX có chuyên môn nghiệp vụ đã đƣợc qua đào tạo khá bài bản.

Về số lƣợng HTX nông nghiệp loại trung bình: có 21/63 đơn vị HTX chiếm 33,33% đây là những HTX tổ chức đƣợc một số khâu dịch vụ nhƣ: thủy lợi tƣới tiêu, vật tƣ phân bón, bảo vệ thực vật…công tác quản lý và điều hành còn lúng túng, hiệu quả đạt chƣa cao, vốn quỹ ít không đủ để thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng nhƣ các loại hình dịch vụ. Trong khi đó nợ của các xã viên chiếm dụng vốn lớn từ 60 - 70% so với vốn lƣu động của HTX (trong đó nợ khe đọng chiếm 42,6%), tỷ lệ thu hồi nợ hàng năm thấp bên cạnh đó nợ mới lại phát sinh, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, bộ máy quản lý chƣa thực sự năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực, các ngành nghề truyền thống của địa phƣơng phát huy chƣa tốt.

Về số HTX nông nghiệp loại kém: có 5/63 đơn vị HTX chiếm 7,93% đây là những HTX chỉ thực hiện 1 - 2 khâu công việc mang tính dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên, thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, trong khi đó vốn điều lệ chƣa thu hồi đƣợc, nợ phát sinh ngày càng lớn không thu hồi đƣợc làm giảm động lực của cán bộ và xã viên đối với kinh tế tập thể, trình độ của ban quản lý HTX thấp, diện tích canh tác ít.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 89 - 92)