Bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mô hình kinh tế hợp

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 28 - 31)

tác xã

* Bản chất của mô hình kinh tế hợp tác xã

Thứ nhất, bản chất mang tính tuyệt đối của các hoạt động kinh doanh của từng tổ chức HTX là hỗ trợ, phục vụ, đáp ứng nhu cầu chung cho các thành viên của HTX là trên hết chứ không phải cho toàn thể cộng đồng xã hội.

Thứ hai, HTX không phải là một tổ chức xã hội, chỉ mang tính xã hội, càng không phải là một tổ chức từ thiện mà là một tổ chức kinh tế đặc biệt thúc đẩy “hợp tác” trong cộng đồng xã viên HTX nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả nhu cầu chung trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thứ ba, khác với các loại hình doanh nghiệp khác, lợi nhuận không phải là mục tiêu mà chỉ là phƣơng tiện để HTX tồn tại và phát triển. Từ đó mới có thể hỗ trợ, trợ giúp thành viên trong các hoạt động kinh tế riêng của họ có thể lâu dài, ngày một tốt hơn và bền vững.

Thứ tƣ, vốn góp của xã viên là sở hữu tập thể không chia của HTX. Trong suốt quá trình tham gia HTX, xã viên đƣợc sở hữu tƣ nhân phần vốn góp; còn tài sản hình thành từ hoạt động của HTX là tài sản chung không chia của HTX, trừ trƣờng hợp HTX bị giải thể (tài sản đƣợc chuyển giao cho chính quyền địa phƣơng) hay xã viên rút khỏi HTX. Tính chất này đề cao tính chất cộng đồng và sở hữu chung trong HTX.

Thứ năm, chia lợi nhuận hay chênh lệch thu - chi của HTX. Lợi nhuận hay khoản dƣ thừa trong HTX không đƣợc chia theo vốn góp vì có thể làm xói mòn tinh thần hợp tác, đề cao tƣ tƣởng lợi nhuận, nhƣng nếu không thì thật sự không thể hấp dẫn đông đảo xã viên tham gia HTX. Nhƣng nếu chia

toàn bộ lợi nhuận theo vốn góp thì dễ quay về mô hình doanh nghiệp thƣơng mại, công ty cổ phần, theo đó lợi nhuận cơ bản chia theo vốn góp. HTX không còn có lợi thế riêng nữa trong việc khuyến khích tinh thần hợp tác trong cộng đồng. Vì vậy, quá trình phát triển lâu dài của HTX, ngƣời ta đề ra nguyên tắc cho phép chia một phần lợi nhuận theo vốn góp mà không phải toàn bộ lợi nhuận.

Thứ sáu, lợi nhuận, khoản dƣ trong HTX đƣợc chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: vốn góp, đặc biệt mức độ sử dụng dịch vụ của HTX, thiết lập quỹ phát triển HTX, thành lập quỹ dự trữ HTX phòng khi rủi ro. Ngoài ra, nó còn đƣợc phân chia việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, thông tin cho xã viên HTX, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của cộng đồng xã viên, đóng góp từ thiện của HTX đối với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng… Nói cách khác, tất cả các thành quả của HTX đƣợc phân phối một cách công bằng (chứ chƣa đạt mức độ bình đẳng) cho mọi xã viên HTX trên cơ sở mục tiêu khác nhau. Các xã viên cùng nhau chia sẻ gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ, khó khăn và thành quả của HTX.

* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp

Điều 3 - Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp, ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP (29/04/1997) của Chính phủ và theo quy định tại Điều 7 luật HTX năm 2012 thì cơ bản HTX NN đƣợc tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:

Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã: Tất cả nông dân và những ngƣời lao động có đủ điều kiện theo qui định của luật HTX, tán thành Điều lệ HTX NN, đều có thể trở thành xã viên HTX NN; xã viên có quyền ra HTX theo qui định của Điều lệ từng HTX NN.

Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên HTX NN có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX NN và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX NN tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập, đảm bảo HTX và xã viên cùng có lợi.

Việc chia lãi phải đảm bảo lợi ích của xã viên và sự phát triển của HTX: Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi đƣợc trích lại một phần để đƣa vào quỹ HTX, phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX và do Đại hội xã viên quyết định.

Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải phát huy và nâng cao ý thức hợp tác giữa các HTX trong nƣớc và ngoài nƣớc theo qui định của pháp luật.

* Đặc trƣng của mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

HTX NN phải đảm bảo tính tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi, phải tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhà nƣớc không trực tiếp can thiệp vào hoạt động của HTX, mà chỉ quản lý về mặt nhà nƣớc thông qua pháp luật và chính sách. HTX NN tự chịu trách nhiệm về các hoạt động trƣớc pháp luật với tƣ cách là một pháp nhân kinh tế.

HTX NN hình thành theo luật HTX dựa trên cơ sở quyền tự chủ kinh doanh của các hộ nông dân. Các hộ nông dân xã viên là chủ thể của HTX, tự nguyện góp vốn, góp sức, tham gia hoạt động của HTX, cùng hƣởng kết quả, cùng chịu rủi ro của HTX theo mức góp vốn, góp sức vào HTX. Mỗi xã viên có quyền biểu quyết bình đẳng, ngang nhau, không phụ thuộc vào số cổ phần nhiều hay ít.

HTX NN phải thực hiện có hiệu quả các dịch vụ đầu vào và đầu ra của kinh tế hộ nông dân xã viên, tập trung vào các khâu mà hộ nông dân có yêu cầu vì tự họ không làm đƣợc hoặc làm đƣợc nhƣng không hiệu quả bằng HTX làm. Hoạt động dịch vụ của HTX NN nhằm bảo vệ lợi ích của các hộ nông dân xã viên trong cơ chế thị trƣờng. HTX hoạt động nhằm phục vụ kinh tế hộ

nông dân xã viên chứ không phải để thay thế, xóa bỏ kinh tế hộ nông dân xã viên nhƣ trƣớc đây. Kinh tế hộ nông dân là cơ sở tồn tại và phát triển của tổ chức HTX NN nói riêng, của các hình thức kinh tế hợp tác nói chung.

Mục tiêu hàng đầu của HTX NN không phải là lợi nhuận mà là sự phát triển và hiệu quả của kinh tế hộ nông dân. Nhƣng không phải vì thế mà các HTX NN không thực hiện các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận nhƣ tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thƣơng nghiệp ở nông thôn, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và tạo ra lợi nhuận.

HTX NN chủ yếu thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ các nông sản phẩm và kinh doanh ngành nghề khác ở nông thôn dựa trên yêu cầu của thị trƣờng, xã hội...HTX phân phối thu nhập và lợi nhận làm ra hàng năm theo lao động, theo mức độ sử dụng dịch vụ và theo cổ phần của xã viên.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)