Cơ cấu tổ chức bộ máy và chế độ thù lao

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 80 - 83)

Ngoài việc từng bƣớc bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh của HTX cùng với việc giải quyết nợ đọng sau chuyển đổi và thành lập mới, công tác cán bộ đƣợc Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy và UBND các xã quan tâm chỉ đạo; phân định rõ chức năng sản xuất kinh doanh và quản lý hành chính giữa thôn và HTX.

Cán bộ quản lý của HTX đƣợc xã viên chọn lựa bầu vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Chủ nhiệm, Kế toán trƣởng và các cán bộ khác là những ngƣời nhiệt tình, có kinh nghiệm, có trách nhiệm với HTX và nông hộ xã viên. Chính quyền xã thƣờng xuyên quan tâm tới đội ngũ cán bộ HTX bởi vì HTX tổ chức hoạt động có hiệu quả, kinh tế nông hộ xã viên phát triển, nhiều hộ sản xuất giỏi, diện hộ đói nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất và tinh thần đƣợc nâng cao thì mới có điều kiện để xây dựng nông thôn mới, an ninh chính trị ổn định. Kinh tế HTX phát triển có thể đóng góp một phần trong việc xây dựng các cơ sở phúc lợi nhƣ: nhà mẫu giáo, nhà văn hóa thôn,…

Tình hình số lƣợng và chất lƣợng cán bộ quản lý các HTX của huyện Lệ Thủy năm 2013 đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.12 Tình hình số lƣợng và chất lƣợng cán bộ quản lý các HTX của huyện Lệ Thủy năm 2013

TT Các loại cán bộ

Tổng số (ngƣời)

Trình độ chuyên môn Trình độ học vấn

ĐH, CĐ Trung cấp Khác THPT THCS Tiểu học

Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % 1 Ủy viên HĐQT HTX 105 19 18,10 31 29,52 55 52,38 101 96,19 4 3,81 0 0,00 2 Chủ nhiệm HTX 63 12 19,05 14 22,22 37 58,73 46 73,02 17 26,98 0 0,00 3 Phó Chủ nhiệm HTX 59 7 11,86 13 22,03 39 66,10 37 62,71 22 37,29 0 0,00 4 Trƣởng ban kiểm soát 61 3 4,92 17 22,87 41 67,21 38 62,30 23 37,70 0 0,00 5 Thành viên BKS 60 1 1,67 8 13,33 51 85,00 31 51,67 28 46,67 1 0,02 6 Kế toán trƣởng 63 1 1,59 35 55,56 27 42,86 53 84,13 10 15,87 0 0,00 7 Kế toán viên 16 1 6,25 4 25,00 11 68,75 11 68,75 5 31,25 0 0,00 8 Đội trƣởng, Tổ trƣởng, Tổ viên 172 2 2,59 7 56,56 163 94,77 67 38,95 105 61,05 0 0,00 9 Cán bộ chuyên môn khác 90 1 1,11 11 12,22 78 86,67 45 50,00 44 48,89 1 0,01 Cộng 689 47 3,59 140 57,56 502 72,86 429 62,26 258 37,45 2 0.03

Số liệu ở Bảng 3.12 cho chúng ta nhận thấy đội ngũ cán bộ quản lý của HTX hiện nay về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từ quản lý điều hành, kinh doanh dịch vụ và kiểm soát hoạt động của HTX.

Chủ nhiệm HTX, cơ cấu về trình độ chuyên môn: đại học và cao đẳng 19,05%, trung cấp 22,22%, trình độ khác 58,73%; cơ cấu về trình độ học vấn: trung học phổ thông 73,02%, trung học cơ sở 26,98%, tiểu học không. Chủ nhiệm HTX hầu hết có kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.

Tƣơng tự nhƣ trên, trình độ chuyên môn và trình độ học vấn của Kế toán trƣởng là 1,59%; 55,56%; 42,86%; 84,13%; 15,87%; 0. Trƣởng Ban Kiểm soát là 4,92%, trung cấp 22,87%; 67,21%; 62,30%, trung học cơ sở 37,70%; 0. Ủy viên Hội đồng quản trị HTX năm 2013 có 105 ngƣời, trong đó đại học, cao đẳng 18,1%, trung cấp 29,52%, trung học phổ thông 96,19% và trung học cơ sở chỉ có 3,81%. Đội ngũ cán bộ ở các HTX nông nghiệp toàn huyện có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng (47/689) chiếm 3,59%; trung cấp (140/689) chiếm 57,65%. Trình độ học vấn trung học phổ thông (429/689) chiếm 62,26%, trung học cơ sở (258/689) chiếm 37,45%; tiểu học vẫn còn 02 ngƣời chiếm 0,03%. Đội ngũ cán bộ của HTX tuy có bồi dƣỡng ngắn ngày về quản lý và nghiệp vụ nhƣng chƣa qua đào tạo trung cấp, cao đẳng và đại học còn khá cao. Chủ nhiệm HTX 37 ngƣời, Phó Chủ nhiệm HTX 39 ngƣời, Trƣởng Ban kiểm soát 41 ngƣời, Kế toán trƣởng 27 ngƣời. Cán bộ làm việc trong bộ máy quản lý của các HTX về cơ bản là nhiệt tình, có trách nhiệm với HTX và xã viên, đƣợc các cấp chính quyền quan tâm cho đi đào tạo.

Qua phỏng vấn các hộ xã viên và cán bộ một số HTX xã thì việc lựa chọn cán bộ Chủ nhiệm HTX hết sức quan trọng. Công việc này thông thƣờng là do Đảng ủy lựa chọn, Chi ủy giới thiệu để xã viên cân nhắc bầu cử. Nhiệm kỳ làm việc của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát HTX ở huyện Lệ Thủy hiện nay theo quy định của Luật HTX năm 2012 là từ 2 năm đến 5 năm, nhƣ vậy thời gian 5 năm là vừa còn quy định khoảng 2 đến 3 năm là hơi ngắn mới đủ

để cán bộ bắt nhịp với thực tiễn hoạt động của HTX, chƣa tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm. Những HTX yếu kém cũng thƣờng do đội ngũ cán bộ HTX thiếu tính chủ động, sáng tạo, lúng túng trong tổ chức chỉ đạo, có thể một phần chƣa quan tâm nhiều đến lợi ích của HTX và nông hộ xã viên, chỉ thực hiện một đến ba khâu mà xã viên có yêu cầu, hoặc tƣ nhân khó có điều kiện thực hiện nhƣ dịch vụ tƣới tiêu và thủy lợi nội đồng, bảo vệ thực vật, làm đất.

Về chế độ thù lao cho cán bộ, HTX căn cứ vào chính sách quy định hiện hành để thực hiện việc thù lao và giải quyết chế độ cho cán bộ. Mức tiền công, tiền lƣơng bình quân của chức danh chủ nhiệm HTX đƣợc trả từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/ngƣời/tháng; phó chủ nhiệm và trƣởng ban kiểm soát đƣợc thù lao bằng 0,8 lần và các chức danh khác từ 0,5 - 0,7 lần so với mức của chủ nhiệm. Nhiều HTX hiện nay đang trả lƣơng và chế độ thù lao cho cán bộ bằng sản lƣợng nên mức lƣơng phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất của HTX. Việc đóng Bảo hiểm xã hội của nhiều HTX chƣa thực hiện chho cán bộ mà chủ yếu cán bộ HTX đóng theo hình thức tự nguyện.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 80 - 83)