Vai trò của kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 28)

- Vai trò của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế quốc dân

Ở nƣớc ta, tổ chức và phát triển nền kinh tế hợp tác nhằm giúp những ngƣời sản xuất nhỏ có sức cạnh tranh chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế thị trƣờng, kinh tế hợp tác cùng với kinh tế nhà nƣớc (là chủ đạo) dần trở thành nền tảng trong nền KTQD và đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nƣớc, để đạt đƣợc mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế hợp tác còn nhằm mục tiêu xã hội: tạo ra sức mạnh liên kết trong sản xuất, kinh doanh giữa những ngƣời lao động nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo. Các tổ chức kinh tế hợp tác, nhất là trong nông thôn không chỉ gắn bó về kinh tế mà còn đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở “tình làng nghĩa xóm”. Các tổ chức này mặc dù tồn tại trong cơ chế thị trƣờng khắc nghiệt nhƣng không thôn tính lẫn nhau mà giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Ngƣời có điều kiện giúp đỡ ngƣời gặp khó khăn, quan tâm đến nhau và cho vay ƣu đãi đối với các hộ nghèo.

Điều quan trọng là các hình thức hợp tác không dựa vào sự trợ cấp của nhà nƣớc, không trở thành gánh nặng gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của tập thể. Nó tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của các thành viên tham gia hợp tác.

- Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp ở nƣớc ta đã có một quá trình phát triển khá dài và trải qua nhiều bƣớc thăng trầm gắn liền với nhiều biến động lịch sử của đất nƣớc. Từ khi phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp diễn ra (năm 1958) đến nay đã trải qua hơn 55 năm, kết quả đạt đƣợc tuy còn khiêm tốn

song cũng đã khái quát đƣợc vai trò của HTX NN đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, trong nông nghiệp - nông thôn nƣớc ta nói riêng:

Đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn, đặc biệt là việc khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi, cải tạo đồng ruộng, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới...

Sản xuất trong các HTX NN tuy có những thăng trầm qua từng thời kỳ song đã góp phần đƣa nền nông nghiệp nƣớc ta đạt đƣợc những bƣớc phát triển nhất định. Nhiều tiến bộ kỹ thuật nhƣ giống mới, chế độ mùa vụ mới, biện pháp canh tác mới, máy móc kỹ thuật tiên tiến đã đƣợc áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Đã đóng góp sức ngƣời, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và nghĩa vụ quốc tế; góp phần chống trả cuộc chiến tranh miền Bắc với quy mô ác liệt. Chế độ phân phối bình quân và bao cấp của HTX trong thời chiến đã tạo ra sự ổn định nông thôn. Hiệu quả của chính sách hậu phƣơng quân đội, sự đoàn kết tƣơng trợ, tình làng nghĩa xóm trong nông thôn đã thật sự cổ vũ động viên chiến sĩ chiến đấu trên các chiến trƣờng.

Sau chiến tranh, các HTX NN đã có vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế đất nƣớc, khai hoang phục hóa, xây dựng lại nông thôn...

Trong giai đoạn hiện nay, HTX NN chính là con đƣờng đƣa nông dân đến giàu có văn minh. Trƣớc đổi mới, mô hình HTX NN cũ đã giam hãm kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc giải phóng tình trạng đó bắt đầu từ Chỉ thị 100CT/TW (13/01/1981) của Ban Bí thƣ và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (05/04/1988), đã khẳng định vai trò tự chủ của ngƣời nông dân, đƣa họ trở thành ngƣời chủ mới. Sức sản xuất đƣợc giải phóng, hình thức tổ chức sản xuất đƣợc cải thiện có hiệu quả, từng bƣớc nâng cao mức sống của ngƣời nông dân và đổi mới bộ mặt nông thôn.

Thực tế, lực lƣợng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta ở nhiều trình độ khác nhau; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở từng vùng, từng địa phƣơng có sự khác nhau nên các hình thức tổ chức HTX cũng phong phú đa dạng. HTX chính là hình thức xã hội hóa lực lƣợng sản xuất. Xuất phát từ lợi ích của chính mình, ngƣời nông dân sẽ tự nguyện tham gia HTX. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của ngƣời dân và vai trò hỗ trợ của các HTX NN đối với nông dân thì Nhà nƣớc cần có sự quan tâm giúp đỡ về vốn, đào tạo con ngƣời và cả sự quản lý đúng pháp luật đối với các tổ chức này, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà ngƣời nông dân đang trong môi trƣờng sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN. HTX NN hỗ trợ các hộ nông dân về những mặt nhƣ: dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra, dịch vụ BVTV, tƣới tiêu nƣớc...tạo điều kiện để hộ nông dân sản xuất kinh doanh tốt, khai thác đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đảm bảo góp phần cải thiện và không ngừng nâng cao mức sống của ngƣời dân ở nông thôn.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh những ƣu điểm nó còn có nhiều khuyết tật mà xã hội phải gánh chịu và nông dân ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng. Sự cạnh tranh quyết liệt làm cho khoảng cách giàu nghèo có xu hƣớng tăng lên đòi hỏi các tổ chức, hiệp hội đứng ra giải quyết, giúp đỡ. Tùy theo các điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân mà mỗi HTX có các hình thức phù hợp nhƣ cho vay vốn hoặc đứng ra bảo lãnh làm thủ tục vay vốn, hỗ trợ về kỹ thuật, tìm thị trƣờng tiêu thụ nông sản phẩm...giúp các xã viên vƣơn lên khỏi cuộc sống nghèo đói.

Tóm lại, kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển, tạo sự liên kết, hợp tác giữa những ngƣời sản xuất nhỏ, tăng sức cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng, khai thác các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất, thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa các hộ xã viên với các tổ chức kinh tế nhà nƣớc. Kinh tế hợp tác và HTX NN đã góp phần quan

trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống cho xã viên và lao động làm việc trong các HTX NN cũng nhƣ trong các loại hình hợp tác giản đơn khác.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 28)