Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số nước và ở các địa

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 40)

phương nước ta.

* Kinh nghiệm Quốc tế

- HTX nông nghiệp đa chức năng của Nhật Bản

Hiện nay, hầu hết những ngƣời nông dân Nhật Bản đều là xã viên của HTX NN. Các HTX NN đƣợc tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc HTX

NN; Liên đoàn HTX NN tỉnh; HTX NN cơ sở. Các HTX NN cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Tuy nhiên, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTX NN nhỏ thành HTX NN lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTX NN Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. HTX NN đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ nhƣ cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân. Đồng thời thƣờng đảm đƣơng các nhiệm vụ sau:

Cung cấp dịch vụ hƣớng dẫn nhằm giáo dục, hƣớng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng nhƣ giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất. Lập các chƣơng trình sản xuất; hƣớng dẫn sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến…Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ƣơng thƣờng quan tâm đào tạo bồi dƣỡng cố vấn cho HTX NN cơ sở.

Mục tiêu của HTX là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX, HTX sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi HTX bán theo giá họ mong muốn và HTX lấy hoa hồng; thông thƣờng nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của hợp tác xã.

HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trƣớc. Thông thƣờng các hợp tác xã nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp HTX tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc. Đôi khi liên hiệp HTX NN tỉnh hoặc HTX NN cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp HTX NN và Trung ƣơng không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.

HTX NN còn sở hữu các phƣơng tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phƣơng tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tƣ nhân. Các loại phƣơng tiện thuộc sở hữu HTX thƣờng là: Máy cày cỡ lớn, phân xƣởng chế biến, máy bơm nƣớc, máy phân loại, đóng gói nông sản. Hợp tác xã trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này.

Các hợp tác xã còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng nhƣ tƣơng trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa phƣơng.

Ngoài ra, các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ƣơng.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng HTX NN Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến các đơn vị đa năng dịch vụ. Một nƣớc công nghiệp hoá nhƣ Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình. Do đó HTX NN, một mặt đƣợc thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tƣ thƣơng ở khâu nào HTX tỏ ra có ƣu thế hơn hẳn trong tƣơng quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

- HTX nông nghiệp của Hàn Quốc

Trong quá trình phát triển kinh tế, các HTX nói chung đã đóng vai trò rất quan trọng đối với Hàn Quốc. Nhìn chung, các HTX Hàn Quốc hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong đó có liên đoàn HTX NN quốc gia đƣợc thành lập năm 1961. Liên đoàn HTX NN thành lập nhằm hỗ trợ tăng năng suất lao động của ngành nông nghiệp và tăng cƣờng vị trí kinh tế xã hội của những ngƣời xã viên. Liên đoàn HTX nông nghiệp Hàn Quốc có các chính sách thu

mua nông sản và hƣớng cho nông dân sản xuất theo nhu cầu của thị trƣờng, do đó hiện nay Liên đoàn quản lý một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất, điều đó đƣợc chứng tỏ qua việc nắm giữ 40% thị trƣờng nông sản trên thị trƣờng Hàn Quốc.

Liên đoàn HTX NN chịu trách nhiệm cung cấp hàng vật tƣ và tiêu dùng cho nông dân. Đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp phân bón, thuốc, cây con giống, máy công cụ…từ một tổ chức áp đặt của nhà nƣớc, ngày nay toàn bộ nông dân Hàn Quốc đã tự giác trở thành xã viên của HTX NN.

* Kinh nghiệm trong nước

- HTX nông nghiệp ở huyện Đại Lộc ,Tỉnh Quảng Nam

Trãi qua nhiều biến động và quá trình chuyển đổi mô hình, đến nay HTX hoạt động với nhiều chuyển biến đổi mới, HTX dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp có quy mô ngày càng đƣợc mở rộng và nhiều loại hình kinh tế khác. HTX thực hiện các khâu dịch vụ nông nghiệp để làm chỗ dựa cho bà con nông dân, đồng thời mở rộng quy mô ngành kinh tế và nâng cao thu nhập cho bà con xã viên. Hiện nay, HTX đảm nhận các dịch vụ cơ bản cho xã viên thủy lợi nhƣ: làm đất, giống, ngoài ra còn kinh doanh các khâu dịch vụ khác. Bên cạnh đó, HTX đã mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo và chuyển giao khoa học công nghệ cho bà con nông dân áp dụng vào sản xuất, làm tăng năng suất cây trồng đem lại thu nhập cao trên đơn vị diện tích. Ngoài ra còn huy động vốn để từng bƣớc kiên cố hóa kênh mƣơng, tính đến nay HTX đã đầu tƣ hơn một tỷ đồng để bê tông hơn 10 km đƣờng, đạt 400% so với đề án đề ra. Có nhiều trạm bơm đƣợc đƣa vào sử dụng. Không chỉ dừng lại ở đó mà hội đồng quản trị HTX đã cho các hộ xã viên vay 50% vốn đầu tƣ mua xe, máy cày để làm đất, thu hồi khấu hao trong 36 tháng. HTX còn đảm nhận khâu làm đất cho các hộ xã viên không có điều kiện, từ đó 100% diện tích đất đƣợc cơ giới hóa với mức thu ổn định hơn 18kg/sào ở cuối vụ. Cùng với khâu làm đất thì nguồn giống đóng vai trò quan trọng đối với

mùa vụ và thu hoạch của xã viên, nên HTX đã có nhiều phƣơng án, kế hoạch nhƣ ký hợp động với công ty giống để cung cấp đầy đủ các loại giống chất lƣợng cao cho các hộ xã viên sản xuất đại trà, nhƣ giống lúa F1 với diện tích 30ha/vụ, các hộ xã viên giao nộp lại giống theo quy định theo tỷ lệ trả bằng thóc, từ đó với các làm mới của HTX nguồn giống lai đƣợc nhân rộng ra trên địa bàn. Tính đến thời điểm này có 80% diện tích đƣợc sản xuất đại trà loại giống lúa lai mới, tăng thu nhập cho kinh tế hộ đạt khoảng 3 tấn/ha, gấp ba lần so với sản xuất lúa thuần những năm trƣớc đây. Đặc biệt, HTX chỉ đạo, hỗ trợ ban đầu cho các hộ viên về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các phƣơng tiện kỹ thuật, cán bộ chuyên ngành của HTX bám đồng ruộng để kịp thời phổ biến và hƣớng dẫn bà con nông dân.

- HTX nông nghiệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phong trào phát triển HTX ở huyện Phú Vang nói chung và HTX NN nói riêng đã có nhiều sự biến đổi cụ thể nhƣ việc giải thể và chuyển đổi các HTX cũ không hiệu quả, thành lập HTX mới hoạt động theo luật HTX. Bên cạnh đó những biến đổi trong về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối và nội dung hoạt động của HTX theo luật HTX đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, xuất hiện nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và củng cố đời sống của các xã viên. Góp phần củng cố quan hệ sản xuất từng bƣớc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa cho huyện Phú Vang.

Toàn huyện Phú Vang có 57 đơn vị HTX (17 đơn vị HTX nông nghiệp, 14 HTX công nghiệp, 1 HTX quỹ tín dụng , 2 HTX dịch vụ ô tô vận tải, 23 HTX khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản), trong 17 HTX NN có 15 đơn vị HTX cũ chuyển đổi và thành lập mới 2 đơn vị HTX sang hoạt động theo luật HTX. Hầu hết các HTX NN đều thực hiện các hình thức kinh doanh dịch

vụ. Một số loại hình dịch vụ chính của các HTX NN ở huyện Phú Vang nhƣ là: Dịch vụ vật tƣ, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ làm đất, dịch vụ giống, dịch vụ hỗ trợ vốn, dịch vụ điện dân dụng…khả năng đảm nhận và chất lƣợng cung ứng các dịch vụ của HTX NN phụ thuộc từng HTX.

HTX NN huyện Phú Vang đã có những bƣớc tiến quan trọng trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho HTX. Tổng số cán bộ chủ chốt của HTX NN huyện là 120 ngƣời bao gồm hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban kế toán. Trong thời gian qua nhờ chú trọng vào công tác đào tạo điều này đã làm cho trình độ của cán bộ tăng lên đáng kể. Số cán bộ chủ chốt có trình độ đại học và cao đẳng đang tăng lên. Ngày càng có nhiều HTX thu hút đƣợc nhiều cán bộ trẻ về tham gia vào HTX. Một số cán bộ mới, đƣợc đào tạo chuyên môn, kỹ năng có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu về quản lý.

Hầu hết các HTX trong tỉnh đều có các nguồn vốn cơ bản từ HTX cũ chuyển qua, còn lại cổ phần do xã viên góp. Nếu phân chia theo nguồn hình thành thì vốn của HTX đƣợc chia thành 2 phần: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu của các loại vốn này cũng khá quan trọng khi HTX tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc lạm dụng nhiều nguồn vốn vay sẽ ảnh hƣởng tới nguồn tài chính của các HTX

Sau quá trình chuyển đổi, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng các HTX NN của huyện vẫn có những bƣớc phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực. Quy mô của các HTX NN ngày càng đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất phát triển, mở rộng nhiều loại hình dịch vụ và đa số đều làm ăn có lãi. Các HTX đã thực hiện nhiều khâu dịch vụ phục vụ cho bà con nông dân nhƣ cung cấp giống, nhận làm đất, thủy lợi nội đồng, huy động vốn góp để bê tông hóa kênh mƣơng, bảo vệ thực vât. Bên cạnh đó HTX còn chú ý công tác tuyên truyền đến tận hộ nông dân về các chính sách của nhà nƣớc đối với HTX NN và ƣu

tiên cho nông hộ. Có thể nói HTX NN là chỗ dựa vững chắc cho nông dân để ngƣời xã viên yên tâm sản xuất và tham gia tích cực các hoạt động cuả HTX.

Tóm lại qua xem xét kinh nghiệm của một số HTX trong nƣớc có các điều kiện tự nhiên khá tƣơng đồng và các HTX ở nƣớc ngoài thì ở huyện Lệ Thủy các HTX nông nghiệp nên học tập một số điểm trong điều hành và chỉ đạo cũng nhƣ trong sản xuất của các HTX đó là:

Nên thành lập liên minh HTX NN đa chức năng và thực hiện tốt các hoạt động cung ứng dịch vụ trong sản xuất cho hộ xã viên, hƣớng nông dân sản xuất theo nhu cầu của thị trƣờng đồng thời chủ động làm tốt vấn đề bao tiêu nông sản cho nông hộ xã viên nhƣ ở các HTX NN Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chú trọng mở rộng quy mô cũng nhƣ đa dạng hóa nhiều loại hình dịch vụ trong sản xuất kinh doanh của các HTX NN. Quan tâm vấn đề đào tạo cán bộ nhất là cán bộ trẻ có kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và tập huấn cho nông hộ xã viên. Chủ động thực hiện tốt kế hoạch sản xuất nông vụ và ký hợp đồng với các công ty cung cấp giống chất lƣợng cao để phục vụ cho xã viên đồng thời làm tốt công tác tìm kiếm thị trƣờng bao tiêu nông sản cho nông hộ nhƣ ở HTX NN Đại Lộc, Quảng Nam và HTX NN Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp thu nhập và xử lý số liệu

2.1.1 Nguồn số liệu thực hiện đề tài

Nguồn số liệu thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

Văn phòng UBND tỉnh, Cục thống kê tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan.

Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy: Niên giám thống kê các năm 2010 - 2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

Văn phòng Huyện ủy Lệ Thủy: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

Văn phòng UBND huyện Lệ Thủy: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan.

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lệ Thủy: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội huyện Lệ Thủy: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Lệ Thủy: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Phòng Kinh tế hạ tầng, Văn hóa thông tin, Tài chính - Kế hoạch, Hạt kiểm lâm huyện, các nông lâm trƣờng đóng trên địa bàn: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Văn phòng UBND một số xã, thị trấn: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Các số liệu điều tra thu thập ở các HTX nông nghiệp trên địa bàn và các hộ nông dân xã viên chọn điều tra mẫu.

2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau:

Xử lý thông tin định tính

Xử lý thông tin định tính đƣợc dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề xã hội nhƣ cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội…nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển HTX NN nhƣ xác định tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, sự tăng lên về quy mô nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi…

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.

Xử lý thông tin định lƣợng

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)