Quan niệm về khu công nghiệp, lợi ích kinh tế và vai trò của lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 36)

KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH

2.1. Một số vấn đề chung về khu công nghiệp, lợi ích kinh tế, lợi íchkinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Quan niệm về khu công nghiệp, lợi ích kinh tế và vai trò củalợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp

2.1.1.1. Khu công nghiệp

Ở Việt Nam, theo Điều 2, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, ngày 22 tháng 5 năm 2018, quy định về quản lý KCN và khu kinh tế thì KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái.

Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này. Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Khu công nghiệp hỗ trợ là KCN chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của KCN.

Khu công nghiệp sinh thái là KCN, trong đó có các doanh nghiệp trong KCN tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động

cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp [55].

2.1.1.2. Lợi ích và lợi ích kinh tế * Lợi ích

Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen: Trong tác phẩm “Tuyên ngôn

của Đảng Cộng sản”(1848), C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: Các cuộc cách

mạng trước kia là những cuộc cách mạng do một thiểu số các giai cấp bóc lột, vì lợi ích thiểu số đó; còn cuộc cách mạng cộng sản do giai cấp công nhân lãnh đạo là cuộc cách mạng do đa số và vì lợi ích của đại đa số con người - giai cấp công nhân, nhân dân lao động các dân tộc [113, tr.626-627]. Theo quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, thì cách mạng xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo sẽ mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Quan điểm của V.I.Lênin: Trong tác phẩm“Bút ký Triết học”, V.I.Lênin đã đề cao tư tưởng của Hêghen và có sự thống nhất về mặt động lực xã hội của vấn đề lợi ích, thể hiện: “lợi ích, nếu được xét hài hòa, nó sẽ liên kết được mọi con người lại với nhau; nó sẽ thúc đẩy cả một dân tộc, cả nhân loại” [109, tr.433]. V.I.Lênin đã đánh giá đúng vai trò của lợi ích, lợi ích nếu được giải quyết hài hoà sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.

Quan niệm của Hồ Chí Minh: Khi tìm hiểu về lợi ích, Người viết: “Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là nhất trí” [115, tr.296] và “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích nào khác” [115, tr.293]. Theo Hồ Chí Minh thì lợi ích của Đảng luôn thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân lao động.

Để tồn tại, phát triển, con người cần được thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như nhu cầu tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần. Như vậy, để hiểu đúng phạm trù lợi ích cần phân tích phạm trù nhu cầu.

Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người. Tuy nhiên, nhu cầu không phải là những cái chung chung trừu tượng, mà phải là nhu cầu về của cải vật chất và dịch vụ nhằm thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người, mỗi cộng đồng người và mỗi tập đoàn xã hội nhất định.

Nhu cầu về của cải vật chất là nhu cầu về các sản phẩm của nền sản xuất xã hội, tức là của cải vật chất và dịch vụ mang tính chất xã hội có nguồn gốc từ nền sản xuất của xã hội. Thông thường trong cuộc sống, nhu cầu về vật chất thường được đồng nhất với nhu cầu kinh tế. Nói cách khác, nhu cầu kinh tế trước hết cũng là nhu cầu về vật chất, song không phải mọi nhu cầu về vật chất đều là nhu cầu kinh tế. Trong tiến trình vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người, chỉ khi nào xuất hiện các hình thức khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất, xuất hiện phân công lao động xã hội, lúc đó những nhu cầu về vật chất của con người mới mang tính chất xã hội và chuyển hóa thành nhu cầu kinh tế. Khi nhu cầu kinh tế của một chủ thể nào đó được đáp ứng, được thỏa mãn thì lúc đó mới xuất hiện LIKT.

Như vậy, lợi ích nảy sinh từ nhu cầu, là cái phản ánh nhu cầu giữa các chủ thể và dùng để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể xã hội. Khi các nhu cầu được đáp ứng, được thỏa mãn, có nghĩa con người đã có lợi ích. Lợi ích là hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong đời sống xã hội, gắn liền với chủ thể. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, lợi ích cũng mang tính giai cấp và tính lịch sử cụ thể.

Từ đó, có thể quan niệm lợi ích là hiện tượng xã hội khách quan gắn

liền với những chủ thể xác định, được nảy sinh từ nhu cầu và nhằm thoả mãn nhu cầu con người trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Lợi ích có vai trò là động lực đối với sự phát triển xã hội. Theo C.Mác: “tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ” [112, tr.109]. Ở điểm khác, C.Mác cho rằng, lợi ích là cái liên kết các thành viên trong xã hội, nó được đặt trong quan hệ giữa con người với nhau làm cơ sở cho việc xác lập các quan hệ giữa họ.

* Lợi ích kinh tế

Bàn về LIKT các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã nêu lên những quan niệm về LIKT:

V.P.Camankin cho rằng: “LIKT của một chủ thể nhất định là sự tác động lẫn nhau giữa các nhu cầu kinh tế của chủ thể đó” [34, tr.13]. Theo quan niệm này, thì sự tác động giữa các nhu cầu kinh tế khác nhau của chủ thể sẽ tạo nên LIKT của chính chủ thể.

Theo tác giả Đào Duy Tùng: “LIKT là hình thức biểu hiện những quan hệ kinh tế, quan hệ giữa người và người trong sản xuất” [148, tr.9]. Như vậy, LIKT là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, quan hệ giữa người với người trên các mặt của một quan hệ sản xuất nhất định.

Theo tác giả Vũ Hữu Ngoạn và cộng sự trong tác phẩm “Về sự kết hợp các LIKT” đã viết:

Nguồn gốc sâu xa của các động cơ kinh tế là ở chỗ cuộc sống của con người bao giờ cũng có nhu cầu và đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu... khi nhu cầu có điều kiện thực hiện thì trở thành lợi ích thiết thân của con người thôi thúc con người vươn lên hành động giành cho kỳ được. Điều cần nhấn mạnh là không phải bản thân nhu cầu là LIKT mà nhu cầu được xác định về mặt xã hội mới trở thành LIKT... LIKT là một phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện trước hết các quan hệ sản xuất, nó không tùy thuộc vào ý chí, lòng ham muốn của con người [117, tr.6l-62].

Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: LIKT là lợi ích vật chất, nó phản ánh mục đích và động cơ khách quan của các chủ thể kinh tế khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định [33, tr.289]. Như vậy, LIKT là lợi ích vật chất và là một phạm trù kinh tế khách quan, do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định.

Kế thừa những quan niệm trên, tác giả cho rằng: LIKT là lợi ích vật

thành viên trong quan hệ với tập thể người ấy, nảy sinh trên một quan hệ sản xuất nhất định, là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất và phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất.

Như vậy, LIKT gắn liền với nhu cầu của con người nhưng không phải mọi nhu cầu, chỉ có nhu cầu kinh tế mới phát sinh LIKT. LIKT là một phạm trù kinh tế, là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, do quan hệ sản xuất quyết định trước hết là quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. LIKT là phạm trù kinh tế vì, một mặt nó phản ánh những điều kiện, những phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của mỗi con người, mỗi chủ thể. Mặt khác, nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong hoạt động kinh tế để tạo ra của cải vật chất cho mình. Quan hệ sản xuất quyết định LIKT, nghĩa là hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội sẽ quyết định hệ thống lợi LIKT của xã hội đó.

2.1.1.3. Vai trò của lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp Thứ nhất, LIKT của NLĐ trong các KCN là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của các chủ thể kinh tế trong các KCN.

Trong quá trình phát triển của xã hội, LIKT là động lực của đời sống xã hội, là nguồn gốc cho sự vận động và phát triển của loài người. Nếu trong xã hội nói chung, hoạt động của con người hướng đến mục đích tìm kiếm phương thức thỏa mãn nhu cầu trong đời sống của mình, bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Trong nền kinh tế nói riêng, thông qua quá trình sản xuất kinh doanh, các chủ thể tìm kiếm LIKT để thỏa mãn nhu cầu của mình, từ đó bảo đảm cho các chủ thể có thể sống, tồn tại và phát triển. Quá trình sản xuất kinh doanh trong các KCN, LIKT của mỗi doanh nghiệp là phần lợi nhuận kinh doanh mà doanh nghiệp nhận được, đối với NLĐ, LIKT cơ bản nhất mà họ hướng đến là thu nhập, chính thu nhập này bảo đảm cho họ tồn tại. Khi thu nhập của NLĐ được bảo đảm, họ sẽ tích cực hoạt động, sáng tạo ra các giá trị ngày càng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống mà còn

hướng đến sự phát triển cho mỗi cá nhân. Như vậy, có thể khẳng định, LIKT của NLĐ trong các KCN chính là cơ sở cho các chủ thể kinh tế trong các KCN tồn tại và phát triển.

Thứ hai, LIKT của NLĐ trong các KCN nếu được thoả mãn sẽ tạo động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế tích cực tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN, đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các KCN nếu được đáp ứng sẽ tạo động lực thúc đẩy các chủ thể tích cực tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN, thông qua đó hình thành nên các quan hệ LIKT trong các KCN. Tại các doanh nghiệp, quan hệ LIKT giữa NLĐ và doanh nghiệp là vấn đề trọng tâm của mỗi doanh nghiệp. NLĐ khi làm việc tại các doanh nghiệp, LIKT cơ bản nhất mà họ được hưởng là thu nhập, còn LIKT mà các doanh nghiệp hướng đến chính là lợi nhuận. Vì sự tồn tại và mục tiêu phát triển của mình, doanh nghiệp cần giữ chân NLĐ làm việc trong doanh nghiệp mình, nhưng NLĐ phải được đáp ứng một cách hợp lý và thỏa mãn về LIKT của mình thì họ mới yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. LIKT của NLĐ được bảo đảm tốt sẽ góp phần bảo đảm tốt đời sống của NLĐ, khi đời sống của NLĐ được bảo đảm tốt, họ sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp, tích cực làm việc và cống hiến sáng tạo, từ đó doanh nghiệp có được sự ổn định để phát triển.

Thứ ba, LIKT của NLĐ trong các KCN là yếu tố gắn bó các chủ thể kinh tế với nhau, đồng thời gắn kết NLĐ với doanh nghiệp.

Người lao động khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN để tìm kiếm LIKT thoả mãn nhu cầu cuộc sống của mình, luôn đặt trong mối quan hệ với các chủ thể khác, từ đó hình thành nên quan hệ LIKT. Chính quan hệ LIKT này trở thành yếu tố gắn kết các chủ thể với nhau để bảo đảm các chủ thể cùng đạt được LIKT. Vì vậy, khi LIKT của các chủ thể được

bảo đảm thì quan hệ LIKT ngày càng được củng cố, thắt chặt. Nếu LIKT bị xâm phạm, thì sớm hay muộn quan hệ LIKT giữa các chủ thể sẽ mâu thuẫn hoặc chấm dứt. Đồng thời, LIKT cũng là yếu tố gắn kết NLĐ với doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, chủ thể LIKT bao gồm: chủ doanh nghiệp và cá nhân NLĐ. Thông qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hình thành nên quan hệ LIKT giữa doanh nghiệp với NLĐ, giữa NLĐ với nhau. Thực hiện tốt LIKT của NLĐ, hay nói cách khác là giải quyết hài hoà các quan hệ LIKT trong các KCN chính là chất keo gắn bó NLĐ với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 36)