Kết quả đạt được về lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 99)

trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Kết quả đạt được về lợi ích kinh tế của người lao động trong cáckhu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

3.2.1.1. Thu nhập của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh ngày càng tốt hơn

Về tiền lương của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh: Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương tối thiểu là mức thấp nhất người sử dụng lao động trả cho NLĐ khi tiến

hành làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường. Tiền lương trả cho NLĐ mức lương thấp nhất không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và phải bảo đảm đáp ứng những nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng của NLĐ được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, tính bình quân chung 4 vùng, mức tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2020 tăng từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng so với năm 2019, tăng khoảng 5,5% [Phụ lục 6]. Mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, các KCN tỉnh Bắc Ninh từ khi đi vào hoạt động đến nay đều thuộc vùng II, năm 2010 mức lương tối thiểu vùng của các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là 880.000 đồng/người/tháng, đến năm 2015 tăng lên 2.750.000 đồng/người/tháng, tăng 312,5%. Năm 2020, lương tối thiểu vùng của các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là 3.920.000 đồng/người/tháng, tăng 142,5%. Như vậy, tốc độ tăng lương tối thiểu vùng trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2020 chậm hơn so với giai đoạn 2010 - 2015 [Phụ lục 7].

Thực tế trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh, năm 2010, mức lương bình quân của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là 1.450.000 đồng/người/tháng, năm 2020, mức lương bình quân của NLĐ đạt 8.500.000 đồng/người/tháng, tăng 5,86 lần so với năm 2010. Mức lương của NLĐ trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tăng đều qua các năm, mức lương này nằm ở mức thu nhập bình quân đầu người trung bình ở tỉnh Bắc Ninh. Năm 2020 so sánh với quy định của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng của các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là 3.920.000 đồng/người/tháng, trong khi đó mức lương bình quân thực tế của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là 8.500.000 đồng/người/tháng, cao hơn mức lương tối thiểu vùng

Nhà nước quy định là 116,8%. Đánh giá một cách khách quan có thể thấy các doanh nghiệp trong các KCN đã thực hiện tốt mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ, mức lương bình quân thực tế của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2,16 lần [Bảng 3.1].

Bảng 3.1: Mức lương của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020

Đơn vị tính: Nghìn đồng/người/tháng

Năm Bình quân Lao động trực tiếp

Lao động

gián tiếp Cao nhất Thấp nhất

2010 1.450 1.330 1.870 31.570 1.256 2011 2.400 2.300 2.750 34.170 1.160 2012 3.100 2.931 3.741 43.300 2.100 2013 3.850 3.650 4.320 53.200 2.247 2014 4.500 4.120 4.972 54.000 2.300 2015 5.600 5.348 6.318 57.000 1.500 2016 5.500 5.420 6.231 58.000 1.800 2017 6.000 5.700 6.800 63.000 2.600 2018 6.100 5.800 6.900 66.000 2.000 2019 7.500 7.000 9.000 70.000 2.100 2020 8.500 7.500 9.500 75.000 1.700

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh từ năm 2010 đến năm 2020.

Thu nhập từ tiền làm thêm giờ của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh: Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2019 quy định

ngày làm việc của NLĐ là 8 giờ và 8 giờ được xem là quỹ thời gian làm việc bắt buộc hợp lý của NLĐ. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều tăng ca để hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết, thường làm việc 10 giờ/ngày. Hơn nữa hầu hết NLĐ làm việc trong các KCN Bắc Ninh 1 tuần đều làm ca đêm từ 1 buổi đến 2 buổi, hoặc có những doanh nghiệp một tuần làm ngày, một tuần làm đêm. Khi thời gian làm việc bị kéo dài như vậy ảnh hưởng rất

nhiều đến sức khỏe và tinh thần người công nhân. Theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày. NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh 2019 về thu nhập và đời sống của NLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2018, riêng trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp nói chung đã thực hiện tốt việc trả tiền làm thêm giờ đúng quy định cho NLĐ, chiếm từ 75% đến 93%. Các doanh nghiệp trả tiền làm thêm giờ vượt mức quy định của pháp luật chủ yếu rơi vào ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ lễ từ 7% đến 25%, mục đích là để khuyến khích NLĐ làm thêm, giúp doanh nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh [Bảng 3.2].

Bảng 3.2: Kết quả trả tiền làm thêm giờ của doanh nghiệp cho người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

TT Ngày thường (%) Ngày nghỉ cuối tuần (%) Ngày nghỉ lễ, tết (%) Đúng quy định 88 93 75 Vượt mức quy định 0 07 25 Dưới mức quy định 12 0 0 Nguồn: [137].

Tiền thưởng của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh: Trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh, đa số các doanh nghiệp đều xây dựng chế độ tiền thưởng để khuyến khích NLĐ làm việc. Với những doanh nghiệp lớn, làm ăn có lãi thì tiền thưởng áp dụng cho NLĐ khá cao, còn những doanh nghiệp làm ăn kém hơn thì tiền thưởng có phần hạn chế hơn. Người sử dụng lao động chỉ thưởng cho NLĐ khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi, thưởng theo hợp đồng hay theo thỏa ước lao động tập thể. Tiền thưởng dành cho NLĐ có năng suất lao động cao hay có những sáng kiến trong quá trình lao động, tiền thưởng vào các dịp lễ, tết. Ở một số doanh nghiệp, họ quy định rõ từng mức thưởng của NLĐ vào từng dịp lễ, tết và quy định về tháng lương thứ 13 cho những ai được hưởng. Tuy nhiên do không có điều luật nào bắt buộc nên người sử dụng lao động chỉ thưởng cho NLĐ làm việc trong doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh có lãi, vì thế nên với những doanh nghiệp lớn làm ăn có lãi mức tiền thưởng cho NLĐ thường cao hơn các doanh nghiệp khác.

Theo số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy: Từ năm 2010 đến năm 2020 trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh, mức thưởng của NLĐ trong các doanh nghiệp có vốn FDI luôn cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Năm 2020, mức thưởng tết dương lịch bình quân trong các doanh nghiệp có vốn FDI là 3.250.000 đồng/người, doanh nghiệp tư nhân là 1.380.000 đồng/người, doanh nghiệp nhà nước là 3.150.000 đồng/người; Tiền thưởng tết nguyên đán, mức thưởng bình quân của NLĐ ở doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn doanh nghiệp nhà nước khoảng 700.000 đồng/người và cao hơn doanh nghiệp tư nhân khoảng 1.900.000 đồng/người (thưởng tết nguyên đán của doanh nghiệp FDI là 9.200.000 đồng; doanh nghiệp

nhà nước là 8.500.000 đồng; doanh nghiệp tư nhân là 7.300.000 đồng). Tiền thưởng cho NLĐ thường tập trung vào dịp cuối năm âm lịch, nhằm tạo điều kiện cho NLĐ có thu nhập để ăn tết. Vì vậy, tiền thưởng tết nguyên đán thường cao hơn so với tiền thưởng tết dương lịch. Hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN đều được thưởng lương tháng thứ 13, ít có doanh nghiệp nào trả thêm tiền thưởng tháng 14. Tiền thưởng tết nguyên đán năm 2020 của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh dao động từ 7.300.000 đồng/người đến 9.200.000 đồng/người. Tiền thưởng các ngày nghỉ lễ thường các doanh nghiệp áp dụng mức thưởng cho NLĐ là một ngày lương cơ bản của NLĐ, dao động từ 200.000 đồng đến 350.000 đồng. Hình thức thưởng chủ yếu là thưởng tiền, đối với một số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, ngoài thưởng bằng tiền còn thưởng bằng hình thức khác như bằng sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất ra để quảng bá sản phẩm, bằng các chuyến du lịch để khuyến khích, động viên NLĐ. Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng, NLĐ trong các KCN còn nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp dưới dạng phụ cấp, như tiền phụ cấp ăn trưa, phụ cấp chuyên cần, tiền điện thoại. Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh thì 100% các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh tổ chức ăn giữa ca cho NLĐ, 100% doanh nghiệp có ký kết thoả ước lao động tập thể đều có quy định về bữa ăn ca. Giá trị bữa ăn ca của NLĐ hiện nay dao động từ 25.000 đồng/bữa/người đến 30.000 đồng/bữa/người. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp hỗ trợ NLĐ phụ cấp chuyên cần với mức hỗ trợ từ 20.000 đồng/ngày/người đến 35.000 đồng/ngày/người, hoặc từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng.

Bảng 3.3: Tiền thưởng bình quân của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm

Thưởng tết dương lịch Thưởng tết nguyên đán Thưởng các ngày nghỉ lễ Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn FDI Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn FDI Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn FDI 2010 750 510 805 1.700 1.805 2.500 100 120 213 2011 730 500 1.000 2.600 2.115 2.850 100 115 205 2012 805 515 1.030 3.200 2.900 3.500 125 110 220 2013 1.205 550 1.535 3.910 3.645 4.200 150 130 250 2014 1.350 650 1.750 4.135 3.825 5.070 200 150 250 2015 2.010 725 2.350 5.300 4.850 5.915 200 200 250 2016 2.230 850 2.730 5.500 4.920 6.010 200 200 300 2017 2.500 925 3.050 6.020 5.300 6.800 230 205 305 2018 2.455 1.015 3.125 6.080 5.410 6.850 228 211 295 2019 2.746 1.095 3.220 7.800 6.850 8.700 255 215 310 2020 3.150 1.380 3.250 8.500 7.300 9.200 268 220 307

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Công đoàn các KCN Bắc Ninh từ năm 2010 đến năm 2020.

Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2020 đối với 2000 lao động tại 83 doanh nghiệp trong 10 KCN đang hoạt động ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có 35% NLĐ trả lời rằng với mức thu nhập hiện nay đủ để đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình [Biểu đồ 3.2].

Nguồn: [110].

Đánh giá mức độ hài lòng của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh về thu nhập với các tiêu chí: không hài lòng, hài lòng và rất hài lòng cho thấy: NLĐ tỏ ra rất hài lòng với thu nhập của họ trong các KCN, chiếm tỷ lệ từ 67% đến 92% quy mô lao động được Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh khảo sát; số lượng NLĐ tỏ ra không hài lòng với các tiêu chí chiếm tỷ lệ thấp từ 3% đến 20%; còn lại đa số NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh hài lòng về mức thu nhập của mình [Bảng 3.4].

Bảng 3.4: Mức độ hài lòng về thu nhập của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

TT Hình thức trả lương (%) Chính sách tăng lương (%) Tiền lương phù hợp với sức lao động bỏ ra (%) Tiền thưởng dịp lễ, tết (%) Rất hài lòng 78 08 67 92 Hài lòng 17 80 13 05 Không hài lòng 05 12 20 03 Nguồn: [110].

3.2.1.2. Tỷ lệ người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh được tham gia đóng bảo hiểm ngày càng cao

Tham gia đóng bảo hiểm là trách nhiệm của mỗi NLĐ và chủ doanh nghiệp, trách nhiệm này được quy định rõ trong Bộ luật Lao động; Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế. Căn cứ để NLĐ tại các doanh nghiệp đóng bảo hiểm là tiền lương hàng tháng được xác định theo hợp đồng lao động, tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của Bộ luật Lao động và cách tính này áp dụng cho các loại hình bảo hiểm bắt buộc. Các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm là phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp khu vực và lưu động.

Thời gian qua các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm tới chế độ bảo hiểm của NLĐ, hàng năm các doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật. Theo số liệu ở Bảng 3.5 cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2020 tỷ lệ NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh được tham gia đóng bảo hiểm ngày càng tăng, năm 2010 tỷ lệ NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh tham gia đóng bảo hiểm đạt 78,25%. Từ năm 2011 đến năm 2020, tỷ lệ NLĐ trong các KCN tham gia đóng bảo hiểm đạt từ trên 85% đến gần 95%. Năm 2020 số lượng NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh tham gia đóng bảo hiểm đạt 312.475 lao động trên tổng số 331.609 lao động, bằng 94,23% tổng số NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh. Đến nay, nhìn chung, các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện khá tốt chính sách bảo hiểm xã hội đối với NLĐ, nhiều doanh nghiệp trực thuộc các tập đoàn lớn luôn đi đầu trong việc quan tâm chăm lo cho NLĐ. Một số doanh nghiệp lớn vẫn trong tình trạng thiếu lao động, nên ngoài việc trả lương cao họ luôn quan tâm chăm lo đời sống NLĐ để thu hút, giữ chân NLĐ gắn bó với mình.

Bảng 3.5: Tỷ lệ người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh được tham gia đóng bảo hiểm giai đoạn 2010 - 2020

Năm Tổng số lao động trong các khu công

nghiệp (người)

Tổng số lao động đã tham gia đóng bảo hiểm (người)

Tỷ lệ lao động tham gia đóng bảo

hiểm (%) 2010 51.176 40.045 78,25 2011 87.053 74.578 85,67 2012 116.523 105.197 90,28 2013 146.868 134.086 91,30 2014 172.461 158.854 92,11 2015 204.873 186.545 91,05 2016 231.501 202.286 87,38 2017 287.584 246.038 85,55 2018 284.956 263.043 92,31 2019 294.571 274.717 93,26 2020 331.609 312.475 94,23

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh từ năm 2010 đến năm 2020.

Đặc biệt, thời gian qua với những nỗ lực rất lớn của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bắc Ninh về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội đã tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp và NLĐ trong các KCN tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội một cách thuận lợi nhất. Đồng thời, hàng năm, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, Công đoàn các KCN Bắc Ninh và Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh tổ chức các buổi đối thoại, tuyên tuyền chính sách đến doanh nghiệp, đến cán bộ làm chính sách bảo hiểm xã hội và NLĐ tại các doanh nghiệp trong các KCN. Từ năm 2016 đến năm 2020, Sở

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 99)