Tăng cường hiệu lực, hiệu quả, quản lý của chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh đối với việc bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 133 - 139)

tỉnh Bắc Ninh đối với việc bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Đây là giải pháp hết sức quan trọng, nhằm phát huy vai trò của chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh trong bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN. Vì chính quyền địa phương có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh. Thực tiễn cho thấy chính quyền địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định trong việc đưa hệ thống pháp luật vào trong quá trình hoạt động của các KCN cũng như gắn bó chặt chẽ vào đời sống của NLĐ. Vai trò đó được thể hiện trên thực tế như: Các cấp chính quyền địa phương có chức năng kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp trong các KCN thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động và các luật liên quan đến vấn đề sử dụng lao động; xem xét, thẩm định xây dựng và đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trong KCN; kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ

theo đúng quy định của pháp luật lao động; tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong các KCN để kịp thời ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp phát sinh; các cơ quan chức năng như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các KCN và lực lượng công an khi xảy ra đình công phải phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để có biện pháp giải quyết kịp thời, giữ vững an ninh chính trị; tuyên truyền giáo dục pháp luật cho NLĐ và người sử dụng lao động, nâng cao kiến thức pháp luật cho NLĐ và người sử dụng lao động; khi có tranh chấp lao động xảy ra phát huy tốt vai trò của chính quyền địa phương, thực hiện đối thoại ba bên: Người sử dụng lao động, NLĐ và nhà nước để có những biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả; kiểm tra chặt chẽ doanh nghiệp trong các KCN thực hiện các quy định của pháp luật như chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm, vấn đề về an toàn vệ sinh lao động, vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh... Nhắc nhở doanh nghiệp trong KCN quan tâm đến đời sống NLĐ bảo đảm hài hòa lợi ích giữa hai bên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý lao động, đề phòng và xử lý những mâu thuẫn nhỏ phát sinh một cách kịp thời. Để phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động đối với các doanh nghiệp trong các KCN.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh cần thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, đồng thời cử cán bộ thường xuyên bám sát các doanh nghiệp trong các KCN nắm bắt tình hình về lao động.

Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm đối với các doanh nghiệp trong KCN phù hợp với từng đối tượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện, về quyền, nghĩa vụ của NLĐ và người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Ban Quản lý các KCN Tỉnh cần chủ trì làm việc với các ngành liên quan về tăng cường quản lý NLĐ trong các KCN, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện việc tuyên truyền đến từng nhóm lao động nhằm ổn định tình hình và đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, gắn quản lý lao động với việc quản lý an ninh, trật tự, gắn với quản lý tạm trú, lưu trú của NLĐ. Công tác tuyên truyền phải đi đôi với công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, thanh tra cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan, tránh chồng chéo gây phiền hà và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Yêu cầu các doanh nghiệp trong các KCN phải ký hợp đồng lao động với NLĐ đúng theo quy định của Bộ luật Lao động. Xây dựng thang, bảng lương cụ thể phù hợp với cơ chế thị trường, áp dụng quy chế tiền thưởng căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ. Thông qua thanh tra, kiểm tra đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động.

Thứ hai, tăng cường công tác tham mưu, tổ chức thực hiện của các cơ quan chính quyền địa phương trong bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN.

LIKT của NLĐ không chỉ có một, mà là đa dạng và phong phú, mỗi LIKT gắn liền với sự hoạt động của một cơ quan riêng lẻ, để bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN cần thúc đẩy tăng cường gắn kết giữa chính quyền với doanh nghiệp và NLĐ; giữa các cơ quan chức năng ban ngành như: Sở Kế hoạch và

Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội và Liên đoàn Lao động… coi đây là giải pháp cần phải được xúc tiến mạnh mẽ. Thực tế hoạt động tại các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp không quan tâm nhiều đến việc bảo đảm LIKT của NLĐ. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành, nhưng việc bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN vẫn còn nhiều bất cập, chưa được thực hiện triệt để. Chính vì vậy, giải pháp hướng đến là xúc tiến sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hệ thống chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh. Sự kết hợp này cần thực hiện thông suốt từ quá trình ban hành hệ thống văn bản chính sách, đến quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng. Trong quá trình này, việc chủ động tiếp nhận thông tin từ các doanh nghiệp, thông tin từ NLĐ và lắng nghe thông tin phản hồi là một việc cần thiết và quan trọng. Các cơ quan chức năng trong hệ thống chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh ngoài việc đề ra những chính sách cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát sự hoạt động của các doanh nghiệp và quá trình bảo đảm LIKT của NLĐ trong các doanh nghiệp trong KCN. Do đó, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ thanh tra, kiểm tra có trình độ, năng lực phẩm chất để kịp thời phát hiện những sai phạm trong bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN, từ đó có biện pháp xử lý nghiêm minh. Để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng cần tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, quản lý thông qua phần mềm có sự gắn kết và kết nối thông tin giữa các cơ quan, ban ngành với nhau để kiểm tra doanh nghiệp thực hiện những quyền và lợi ích liên quan đến NLĐ cũng được tiến hành thuận lợi hơn.

Thứ ba, đào tạo nghề, hỗ trợ tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn Tỉnh.

Ban Quản lý các KCN Tỉnh cần phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ban hành kế hoạch dạy

nghề, giới thiệu việc làm cho lao động tới các doanh nghiệp trong KCN sau quá trình đào tạo, mở sàn giao dịch việc làm để đáp ứng cung - cầu lao động cho các doanh nghiệp tại KCN. Phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho lao động có nhu cầu làm việc tại KCN, đảm bảo nguồn lao động đủ về số lượng và chất lượng. Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới nội dung, chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ủy ban Nhân dân Tỉnh cần tăng cường công tác quản lý về dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của các cơ sở dạy nghề như: quy hoạch đất đai dành cho xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề, tạo thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề vay vốn, liên kết đào tạo, hỗ trợ đào tạo giáo viên, đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở dạy nghề theo đúng quy định của pháp luật, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo nghề dài hạn có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, phục vụ các KCN trong Tỉnh, đồng thời Tỉnh cần tiếp tục mở rộng đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội tìm việc làm trong KCN cho NLĐ. Hoàn thiện chính sách thu hút lao động là người địa phương vào làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN sau khi khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề.

Thứ tư, tăng cường hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp và thực hiện tốt chính sách nhà ở cho NLĐ trong KCN.

Sự phát triển của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để LIKT của NLĐ được bảo đảm thực hiện, ngược lại, khi doanh nghiệp làm ăn sa sút và phá sản đi liền với đó là quá trình cắt giảm thu nhập của NLĐ, cắt giảm biên chế và LIKT của NLĐ cũng giảm xuống tương ứng. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những hỗ trợ của chính quyền địa phương tác động đến

doanh nghiệp trên cả ba khía cạnh: Một là, những hỗ trợ của chính quyền

địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong KCN phát triển; Hai

là, gián tiếp thông qua sự ổn định đó của các doanh nghiệp để bảo đảm LIKT của NLĐ; Ba là, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương tác động tích cực đến doanh nghiệp, đến NLĐ và từ đó hướng tới bảo đảm sự phát triển kinh tế, hạn chế các vấn đề tiêu cực.

Về vấn đề nhà ở cho NLĐ, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ- TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, Quyết định số 67/2009/QĐ- TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Do vậy, để giải bài toán nhà ở cho NLĐ tại các KCN, vấn đề đặt ra đối với tỉnh Bắc Ninh là cần đánh giá đầy đủ thực trạng nhà ở của NLĐ trong các KCN để có các giải pháp cụ thể, trong đó tập trung vào những giải pháp sau: Tỉnh cần ban hành chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư đủ năng lực tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho NLĐ trong KCN; tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn để triển khai các dự án; Kiên quyết thu hồi các dự án xây dựng nhà ở cho NLĐ chậm triển khai; rà soát tổng thể các dự án để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nhà ở cho NLĐ phù hợp tình hình thực tế. Hỗ trợ trong hàng rào KCN đối với các dự án nhà ở xã hội nói chung và dự án nhà ở cho NLĐ nói riêng; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch để thực hiện các dự án nhà ở cho NLĐ. Cần vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách của địa phương trong việc huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng các dự án nhà ở cho NLĐ trong KCN; khuyến khích các hộ dân xây dựng nhà ở cho NLĐ thuê. Việc này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà ở cho thuê, giảm thuế đất kinh doanh tại các hộ có công trình xây dựng nhà ở cho NLĐ thuê.

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 133 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w