Kinh nghiệm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 65)

công nghiệp ở một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Kinh nghiệm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trongcác khu công nghiệp ở một số địa phương trong nước các khu công nghiệp ở một số địa phương trong nước

2.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Tính đến tháng 12 năm 2019, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 18 KCN với quy mô 5.228 ha, trong đó có 08 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất

quy hoạch là 1.842,62 ha. Hiện có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN, đứng đầu là Hàn Quốc với 155 dự án, vốn đăng ký đầu tư 1.920,3 triệu USD, chiếm 47% tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là Đài Loan có 33 dự án, vốn đầu tư 881,3 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư, Nhật Bản đứng thứ ba với 32 dự án, vốn đầu tư 479,2 triệu USD, chiếm 12% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án đến từ các nước khác. Luỹ kế đến tháng 12 năm 2019, số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong các KCN còn hiệu lực đạt 353 dự án, gồm 61 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14.562,49 tỷ đồng và 292 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 4.068,99 triệu USD [31]. Hiện nay toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 86.987 lao động là người Việt Nam làm việc trong các KCN, trong đó: Lao động là người Vĩnh Phúc: 61.771 người, chiếm 71,01%; lao động từ các tỉnh khác đến 25.216 người, chiếm 28,99%; Lao động nữ có 60.838 người, chiếm 69,93%, có 26.149 người là lao động nam, chiếm 30.07%. Về trình độ đào tạo, trong tổng số lao động trên: Lao động có trình độ đại học trở lên có: 6.551 người, chiếm 7,53%, lao động trình độ trung cấp, trung cấp nghề có: 4.897 người, chiếm 5,62%, lao động sơ cấp nghề và lao động được dạy nghề thường xuyên: 23.420 lao động, chiếm 26,92% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo: 48.490 lao động, chiếm 59,93%. Các KCN thu hút nhiều lao động như: KCN Khai Quang thu hút hơn 40.000 lao động, KCN Bá Thiện 1 và KCN Bá Thiện 2 thu hút hơn 20.0000 lao động, KCN Bình Xuyên 1 thu hút hơn 10.000 lao động [31], [80].

Những năm qua, việc bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc luôn được quan tâm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thực hiện trả lương theo sản phẩm và tuân thủ nghiêm pháp luật về bảo hiểm cho NLĐ.

Về tiền lương: Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc đều áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, vừa đảm bảo sự công bằng trong phân phối theo lao động, qua đó số lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng

được nâng cao. Cùng với sự phát triển của các KCN và lộ trình tăng lương tối thiểu của chính phủ, thu nhập của NLĐ trong các KCN cũng tăng lên, đáp ứng những nhu cầu sống và sinh hoạt của NLĐ, giúp NLĐ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn. Tiền lương bình quân của NLĐ trong các KCN từ 6,0 triệu đồng đến 9,0 triệu đồng/người/tháng [31]. Các doanh nghiệp trong KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt việc thưởng tiền cho NLĐ. Về chế độ bảo hiểm: Các chế độ bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ, chính quyền địa phương yêu cầu các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng ở tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chính sách tiền lương và chế độ bảo hiểm của NLĐ trong các KCN, khi có những biểu hiện sai phạm kịp thời chấn chỉnh ngay.

Thứ hai, tăng cường giải quyết việc làm cho NLĐ.

Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong KCN đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho NLĐ, trong đó chủ yếu là lao động địa phương. Tính đến hết năm 2019, các KCN đã giải quyết việc làm cho 86.987 lao động [31]. Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp để bảo đảm việc làm cho NLĐ trong các KCN, yêu cầu các doanh nghiệp ký hợp đồng lao động đối với NLĐ cụ thể, tránh sa thải lao động tuỳ ý, do vậy số lượng việc làm được tạo ra ngày càng nhiều, số người có việc làm ổn định ngày càng lớn.

Thứ ba, chú trọng bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp.

Với sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền địa tỉnh Vĩnh Phúc, công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong các KCN luôn được quan tâm. Nhìn tổng quan, môi trường lao động ở các doanh nghiệp tại KCN tỉnh Vĩnh Phúc được cải thiện, hầu hết các doanh nghiệp đều trang bị quần áo bảo hộ lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ thường là 1 lần/1 năm, an toàn, vệ sinh lao động được bảo đảm tốt, nhiều năm không để xảy ra vụ việc mất an toàn nghiêm trọng. Tỉnh Vĩnh Phúc kiên quyết không để các doanh

nghiệp chưa đủ điều kiện an toàn, vệ sinh lao động được phép hoạt động.

Thứ tư, tập trung nguồn lực đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ.

Để đáp ứng nhu cầu lao động của các nhà tuyển dụng, đồng thời đảm bảo sức cạnh tranh của NLĐ trước những nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường, hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho NLD được tỉnh Vĩnh Phúc xác định là công tác then chốt, Tỉnh liên tục mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ. Trong năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc dự chi gần 5 tỷ đồng để tổ chức các lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 1.146 lao động với mục tiêu từ 80% học viên có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Theo đó, Tỉnh đã tập trung đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đòi hỏi trình độ, năng lực chuyên môn cao trong các KCN. Ngoài ra các doanh nghiệp còn thường xuyên tiến hành quá trình bồi dưỡng tay nghề và nâng cao trình độ cho NLĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc.

Thứ năm, quan tâm xây dựng nhà ở và bảo đảm đi lại cho NLĐ.

Tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho NLĐ trên địa bàn Tỉnh nói chung, trong các KCN nói riêng. Tỉnh có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về đất đai để xây dựng nhà ở cho NLĐ trong các KCN, đồng thời Tỉnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội rồi cho NLĐ thuê lại với giá ưu đãi. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có 10 dự án nhà ở xã hội trong đó có 6 dự án nhà thu nhập thấp với tổng diện tích 22.900 ha, đáp ứng chỗ ở cho 20.500 người, có 08/10 dự án mới xong giai đoạn đầu tư và đang thi công, 02 dự án nhà ở công nhân và người thu nhập thấp do Công ty cổ phần Vinaconex Xuân Mai và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bảo Quân triển khai có thành phẩm bán, giá bán 6,3 triệu đồng/m2 đã từng bước đáp ứng nhà ở cho NLĐ tại KCN Khai Quang. Hầu hết ở các doanh nghiệp lớn đều có xe đưa đón NLĐ đi làm, rất thuận tiện cho NLĐ, còn ở những doanh nghiệp nhỏ hơn họ có những hình thức khác để hỗ trợ cho NLĐ như hỗ trợ tiền xăng xe cho

NLĐ từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 13 KCN với tổng diện tích 3.684,6ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước. Đến hết tháng 12 năm 2019, tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 445 dự án đầu tư thứ cấp còn hiệu lực, bao gồm: 251 dự án có vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.621 triệu USD và 194 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 25.435 tỷ đồng. Các dự án đầu tư tập trung tại 7 KCN là: KCN Phố Nối A, KCN Thăng Long II, KCN Dệt May Phố Nối, KCN Minh Đức, KCN Yên Mỹ II, KCN Yên Mỹ và KCN Minh Quang. Phố Nối A là KCN có số dự án đầu tư đăng ký lớn nhất với 206 dự án, bao gồm 90 dự án có vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 980 triệu USD và 116 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 19.456,6 tỷ đồng; tiếp đến là KCN Thăng Long II với 101 dự án có vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.628,5 triệu USD; đứng thứ ba là KCN Dệt May Phố Nối với 62 dự án, bao gồm 33 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 402 triệu USD và 29 dự án có vốn đầu tư trong nước với số vốn đầu tư đăng ký là 2.361 tỷ đồng. Số lao động trong các KCN hiện nay khoảng 59.800 người, trong đó: KCN Phố Nối A là 28.000 người, KCN Thăng Long II là 22.065 người, KCN Dệt May Phố Nối là 7.650 người, KCN Minh Đức là 1.780 người và KCN Yên Mỹ II là 300 người [29].

Với số lượng NLĐ trong các KCN lớn, tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm bảo đảm tốt LIKT của NLĐ trong các KCN, cụ thể trên một số nội dung sau:

Thứ nhất, buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm mức lương tối thiểu vùng cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật.

Tỉnh Hưng Yên yêu cầu các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện nghiêm việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo lộ trình hàng năm. Căn cứ Phụ lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng kèm theo Nghị

định số 157/2018/NĐ- CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc các KCN: Phố Nối A, Dệt May Phố Nối, Thăng Long II, Minh Đức và KCN Yên Mỹ II trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thuộc vùng II. Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Hưng Yên là: 3.710.000 đồng/tháng [78]. Căn cứ mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận tiền lương cụ thể. Đối với NLĐ chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất, mức lương trả cho họ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; Đối với NLĐ đã qua học nghề mức lương trả cho NLĐ cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm của NLĐ.

Các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Hưng Yên đã thực hiện nghiêm các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành. Tỉnh thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và NLĐ trong các loại hình doanh nghiệp, trong đó tập trung tuyên truyền Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo hiểm y tế. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hưng Yên thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động và chế độ bảo hiểm của doanh nghiệp đối với NLĐ trong các KCN.

Thứ ba, tập trung nguồn lực xây dựng môi trường làm việc an toàn cho NLĐ trong các KCN.

Các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Hưng Yên luôn đầu tư những máy móc, trang thiết bị hiện đại nên không gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, khói bụi, nước thải công nghiệp. Hiện nay, số lượng NLĐ là người địa phương đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hưng Yên chiếm 19,6% số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh, nhưng chiếm 70,9% tổng số lao động trong các KCN [78]. Các doanh nghiệp rất quan tâm bảo

đảm điều kiện, môi trường làm việc cho NLĐ, an toàn, vệ sinh lao động được nhiều doanh nghiệp quan tâm bảo đảm tốt.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ, yêu cầu các doanh nghiệp tạo việc làm cho NLĐ khi thu hồi đất để phát triển công nghiệp.

Để phát triển nguồn lao động cho các KCN, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã thực hiện chính sách hỗ trợ quỹ đất, đơn giản hoá thủ tục hành chính... để nhà đầu tư và các cơ sở dạy nghề yên tâm đầu tư kinh doanh lĩnh vực đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp trong KCN. Tỉnh Hưng Yên cũng quy định các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi của nông dân phải tạo điều kiện để tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất, cụ thể là mỗi hộ mất dưới 1 sào đất được nhận 1 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN, trên 1 sào được nhận 2 lao động vào làm việc. Trong thời gian 5 năm từ năm 2010 đến năm 2015 tỉnh đã dạy nghề cho 16.990 lao động nông thôn. Đây là đối tượng tham gia tích cực vào thị trường cung lao động cho các KCN ở tỉnh Hưng Yên.

Thứ năm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia phát triển nhà ở cho NLĐ.

Tỉnh Hưng Yên luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án phát triển nhà ở cho NLĐ trong khuôn khổ pháp luật, nhất là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư, đảm bảo đầy đủ ưu đãi và hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc xây dựng nhà ở cho NLĐ. Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 11 năm 2014 về Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó tỉnh chỉ đạo việc lập quy hoạch xây dựng khu nhà ở công nhân phải gắn với từng KCN. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 5 trên tổng số 10 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN, tổ chức lập, trình phê duyệt quy hoạch xây dựng khu nhà ở cho NLĐ gắn với KCN có tổng diện tích khoảng 58,5 ha gồm: KCN Phố Nối A

10 ha, KCN Dệt may Phố Nối 6,5 ha, KCN Agrimeco Tân Tạo 2 ha, KCN Megastar 33 ha và KCN Bãi Sậy 7ha [160].

2.3.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng xây dựng mô hình KCN từ năm 1993, đến nay đã phát triển lần lượt các KCN: KCN Hòa Khánh (423,5ha), KCN Liên Chiểu (373,5ha) năm 1998, KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (57,99ha) năm 2001, KCN Hòa cầm (137ha) năm 2003 và KCN Hòa Khánh mở rộng (216,52ha) năm 2004. Sau 27 năm, các KCN thành phố Đà Nẵng đi vào hoạt động ổn định với diện tích đất quy hoạch 1.276,83ha. Ngày 18 tháng 4 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 555/TTg-CN phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển các KCN thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, gồm 03 KCN mới: Hòa Nhơn (393,57 ha), KCN Hòa cầm - Giai đoạn 2 (119 ha), KCN Hòa Ninh (400 ha). Các KCN Đà Nẵng đã góp phần giải quyết số lượng lớn việc làm cho lao động thành phố và một số tỉnh lân cận khi thu hút, sử dụng hơn 76 ngàn lao động; nhu cầu sử dụng lao động đều có xu hướng tăng qua các năm (Năm 2000, tổng số lao động là 5.700 người; năm 2005, tổng số lao động là 35.221 người; năm 2010, tổng số lao động là 56.170 người; năm 2016, tổng số lao động là 73.095 người; năm 2018 tổng số lao động là 76.520 người) [150]. Cũng như các địa phương khác, thành phố Đã Nẵng cũng luôn quan tâm bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN, điều đó được biểu hiện trên một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, bảo đảm LIKT của NLĐ thông qua ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Tại thành phố Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng đã

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 65)