Hạn chế về lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 104)

nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

3.2.2.1. Thu nhập của người lao động ở một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa đủ tái sản xuất sức lao động và có sự chênh lệch lớn

Mặc dù thu nhập của đa số NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh đã bảo đảm được cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên, một số NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh có mức thu nhập vẫn còn thấp, chưa đủ để tái sản xuất sức lao động. So với cường độ lao động và sự tăng nhanh của giá cả dịch vụ trên thị trường thì đời sống của một số NLĐ còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn người sử dụng lao động trả lương cho NLĐ theo thời gian kết hợp với trả lương theo sản phẩm. Một số doanh nghiệp lấy mức lương tối thiểu để làm sàn trả lương nên nhiều NLĐ hưởng lương thấp, vẫn còn một số doanh nghiệp tìm mọi cách để hạ tiền lương của NLĐ một cách thấp nhất có thể. Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2019, có 65% NLĐ cho rằng với mức thu nhập hiện nay chưa đủ để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình họ, do giá cả sinh hoạt ngày càng tăng cao [Biểu đồ 3.2]. Mức lương của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh còn diễn ra sự chênh lệch lớn giữa cán bộ quản lý với NLĐ sản xuất trực tiếp. Mức lương thấp nhất thuộc nhóm lao động phổ thông, lương cao nhất thuộc nhóm lao động kỹ thuật và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Mức lương của hai nhóm này có thể chênh lệch từ 30 đến 100 lần, NLĐ có

tay nghề cao có mức lương cao hơn so với lao động phổ thông. Năm 2020, mức lương cao nhất NLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh nhận được là 75.000.000 đồng/người/tháng thuộc về lao động quản lý trong doanh nghiệp có vốn FDI và mức lương thấp nhất NLĐ nhận được là 1.700.000 đồng/người/tháng thuộc về lao động thời vụ trong doanh nghiệp tư nhân [Bảng 3.1]. Đối với lao động quản lý và lao động chuyên môn nghiệp vụ thì doanh nghiệp có vốn FDI có lương bình quân cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Để có thêm thu nhập thì hầu hết NLĐ phải làm thêm giờ, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ (12%) số doanh nghiệp trả tiền làm thêm giờ ngày thường dưới mức quy định [Bảng 3.2], đây là những doanh nghiệp làm ăn không thuận lợi, hoặc chủ doanh nghiệp lợi dụng sự kém hiểu biết của NLĐ để bớt xén tiền làm thêm của họ. Ngoài ra những khoản tiền thưởng đột xuất, thưởng khuyến khích vẫn chưa được các doanh nghiệp áp dụng mạnh.

3.2.2.2. Chế độ bảo hiểm của một số người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn bị xâm hại

Trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn hiện tượng một số doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho NLĐ, hoặc chỉ đăng ký một phần trong tổng số lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội. Năm 2010 có 21,75% NLĐ chưa được tham gia đóng bảo hiểm, đến năm 2020 vẫn còn 5,77% NLĐ chưa được tham gia đóng bảo hiểm [Bảng 3.5]. Công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, dẫn đến NLĐ, người sử dụng lao động hiểu không hết về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia cũng như khi thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội. Việc kê khai nộp bảo hiểm xã hội, một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nội dung của hợp đồng lao động, có doanh nghiệp chưa tiến hành lập biểu mẫu báo cáo tăng, giảm hay điều chỉnh kịp thời trong công tác thu nộp bảo hiểm xã hội; một số NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh có mức nộp bảo hiểm xã hội

thấp, lý do bởi các doanh nghiệp tiến hành nộp bảo hiểm xã hội căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kê khai lương của NLĐ không đúng thực tế, tránh nộp bảo hiểm xã hội bằng cách giảm lương danh nghĩa, chuyển sang những hình thức khác của thu nhập bằng tiền để đưa mức nộp bảo hiểm xã hội xuống thấp nhất; vẫn còn hiện tượng NLĐ được tăng lương nhưng doanh nghiệp không điều chỉnh mức lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Xu hướng nợ đọng bảo hiểm xã hội ngày càng gia tăng cả về số lượng doanh nghiệp và tổng số nợ đọng. Khi các doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, NLĐ không được xác nhận sổ bảo hiểm xã hội để có thể kịp thời hưởng những chế độ theo quy định như: Trợ cấp thất nghiệp, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Việc chậm nộp bảo hiểm xã hội, không chốt được sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ đã dẫn đến sự xâm hại LIKT trước mắt cũng như LIKT lâu dài của NLĐ. Khi doanh nghiệp giải thể thì chế độ bảo hiểm xã hội của NLĐ cũng không được bảo đảm. Chế tài xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội còn thấp, dẫn đến việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội không nghiêm. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương về công tác bảo hiểm chưa thực sự thường xuyên dẫn đến các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn vi phạm về chính sách bảo hiểm xã hội.

3.2.2.3. Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp

Mặc dù trình độ tay nghề của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh đã được các doanh nghiệp coi trọng, nhưng lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2020 lao động phổ thông là 205.066 người, chiếm khoảng 61,84%, lao động chuyên môn kỹ thuật là 126.543 người, chiếm 38,16% [Phụ lục 5]. Chất lượng lao động trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh mặc dù đã được nâng

cao, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Mặt khác, việc nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh chỉ tập trung đào tạo đại trà, chưa tập trung đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp kỹ thuật trở lên còn ít, thiếu lực lượng công nhân lành nghề về điện tử, khuôn mẫu, cơ khí, xây dựng, tự động hoá, hàn nâng cao, sơn... Tỷ lệ 12% lao động được doanh nghiệp cử đi học, chứng tỏ quy mô lao động được tham gia đào tạo nâng cao tay nghề chưa phải là con số quá cao, điều này cho thấy chủ doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ [Biểu đồ 3.3]. Trong tổng số lao động trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh chỉ có 38,16 % đã qua các trường đào tạo nghề, còn lại là các lao động do chính các doanh nghiệp tự đào tạo. Có một thực tế là có NLĐ được đào tạo qua các trường nghề không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN bởi các trang thiết bị của các trường nghề đã quá lạc hậu không theo kịp quá trình phát triển công nghệ của các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo là 38,16%, nhưng chủ yếu chỉ đào tạo ở trình độ trung cấp nghề, chiếm 29 % lao động [Phụ lục 5], [Biểu đồ 3.1].

3.2.2.4. Điều kiện môi trường làm việc, nhà ở và đi lại trong một số khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của một số người lao động

Nhiều doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng đầu tư, cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho NLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp dành kinh phí đầu tư xây dựng nhà xưởng không tương xứng, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu. Chất lượng nhà xưởng để sản xuất chưa bảo đảm. Vẫn còn NLĐ phải làm việc trong điều kiện nhà xưởng chật hẹp, cơ sở vật chất xuống cấp, môi trường làm việc ẩm thấp và không bảo

đảm an toàn vệ sinh lao động. Còn một số doanh nghiệp không quan tâm tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, hay công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động còn mang tính hình thức. Chủ một số doanh nghiệp không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không có thiết bị đảm bảo an toàn lao động, ở một số doanh nghiệp sử dụng thiết bị cũ, không đảm bảo. Tình trạng ô nhiễm môi trường như nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vượt chuẩn cho phép vẫn còn tồn tại ở một số doanh nghiệp. Ở một số doanh nghiệp NLĐ chưa được cấp phát đầy đủ các phương tiện cá nhân cần thiết, nhiều NLĐ vẫn làm việc trong điều kiện không có trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết như găng tay, ủng, khẩu trang. Còn 0,09% doanh nghiệp có chất lượng nhà xưởng dột nát, ẩm mốc, không thông thoáng, đây chủ yếu là các nhà xưởng chứa các tư liệu sản xuất thô sơ, các kho chứa tạm [Bảng 3.7]. Trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến 2020 đã xảy ra 26 vụ cháy nổ và 22 vụ tai nạn lao động làm 84 người bị nạn, cụ thể: Tai nạn lao động chết người 03 vụ làm chết 03 người; Cháy nổ và tai nạn lao động không gây chết người 45 vụ làm 81 người bị thương [Phụ lục 8].

Chất lượng nhà ở của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh còn thấp, đa số NLĐ ngoại tỉnh làm việc trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay phải thuê nhà trọ của các hộ dân gần các KCN, hoặc thuê nhà ở của doanh nghiệp trong các KCN. Phần lớn nhà trọ của các hộ dân có diện tích chật chội, nóng bức về mùa hè, lạnh về mùa đông. Do thu nhập thấp nên nhiều NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh thuê nhà giá rẻ, chất lượng nhà cho thuê kém, vệ sinh môi trường, điện, nước không đảm bảo. Với nhà thuê của doanh nghiệp, yêu cầu về giờ giấc, nội quy, quy định chặt chẽ về đi lại, giao lưu không phù hợp tâm lý tự do, thoải mái nên không thu hút NLĐ đến ở.

Hiện nay, tuy đã có nhiều dự án xây dựng nhà ở cho NLĐ trong các KCN ở

độ tăng lên về số lượng NLĐ hàng năm. Hệ thống hạ tầng xã hội như các cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của NLĐ trong các KCN. Mặt khác, chưa có quy định bắt buộc các doanh nghiệp trong KCN phải lo chỗ ở cho NLĐ nên chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho NLĐ. Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà ở cho NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh còn gặp phải một số khó khăn do cơ chế chính sách về phát triển nhà ở chưa thống nhất nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho NLĐ. Năm

2010 có 59,98% NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh phải thuê nhà ở,sau 10 năm, đến năm 2020 con số này tăng lên 75,39% [Bảng 3.8]. sau 10 năm, đến năm 2020 con số này tăng lên 75,39% [Bảng 3.8].

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 104)