Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 127 - 133)

khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến bảo đảm lợi íchkinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Đây là giải pháp hết sức quan trọng, mang tầm vĩ mô nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho việc bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh. Bởi vì bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh. Hệ thống cơ chế chính sách,

pháp luật của nhà nước tác động đến 2 đối tượng: Thứ nhất, tác động đến sự

hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN; thứ hai, tác động đến NLĐ và bảo đảm LIKT của NLĐ. Chính vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến 2 đối tượng trên. Để thực hiện tốt giải pháp này, Nhà nước cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, chỉnh sửa nội dung của những cơ chế, chính sách có ảnh hưởng đến sự hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN.

Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp về một số điều khoản quy định những vấn đề liên quan đến sự hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN, bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển các KCN, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp luật, về thủ tục hành chính. Vì sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật có tác động rất lớn đến sự hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN. Cần tập trung rà soát, sửa đổi những điểm chồng chéo, không hợp lý hướng tới tạo điều kiện cho sự hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong các KCN.

Giải pháp này hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả cho các doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện và thúc đẩy các chính sách công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và thông tin giữa các doanh nghiệp. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy, các loại hình doanh nghiệp trong các KCN rất phong phú, nhất là sự hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI mang lại sự đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Chính vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn FDI cần nhanh chóng đưa ra luật hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp có vốn FDI. Bộ luật này lấy doanh nghiệp có vốn FDI làm trung tâm phục vụ, vì vậy việc đưa ra bộ luật này có ý nghĩa to lớn hướng tới tạo điều kiện thúc

đẩy thu hút FDI vào các KCN để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế chính sách có tác động đến bảo đảm LIKT của NLĐ.

Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến NLĐ rất đa dạng, như: Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Công đoàn, Luật An toàn Vệ sinh lao động, Luật Việc làm... Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật này góp phần nâng cao sự quản lý của Nhà nước đến NLĐ, làm cho LIKT của NLĐ trong các KCN được bảo đảm một cách nghiêm túc. Thời gian tới Nhà nước cần hoàn thiện một số cơ chế, chính sách, pháp luật như sau:

Một là, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước có liên

quan trực tiếp đến NLĐ như chính sách về tiền lương tối thiểu, giờ làm thêm, bảo hiểm xã hội... Đây là những chính sách liên quan chặt chẽ với lợi ích của NLĐ và người sử dụng lao động. Vì vậy, cần phải tăng cường đối thoại, thương lượng để phương án lựa chọn bảo đảm tính hài hòa, tạo động lực làm việc cho NLĐ và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động. Chính sách về tiền lương: Xác định mức lương tối thiểu, nhà nước dựa vào nhu cầu tối thiểu của

NLĐ, có tham chiếu đến các điều kiện khả năng của nền kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp. Chính sách về nhà ở: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các đơn vị đầu tư xây dựng nhà ở cho NLĐ tại các KCN theo hướng cởi mở hơn nữa về cơ chế tạo mặt bằng, chính sách thuế, hỗ trợ về vốn nhằm tạo điều kiện các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xây dựng nhà ở cho NLĐ. Có chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc xây dựng nhà ở cho NLĐ để việc xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện cho NLĐ có thể thuê hoặc mua được nhà với giá rẻ, chất lượng vừa phải.

Chính sách về bảo hiểm xã hội: Tăng cường pháp chế trong thu và nộp bảo

hiểm xã hội. Hiện nay do chế độ thu chưa hợp lý và chế tài chưa đủ mạnh nên tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ còn phổ biến. Đối với doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội thì nhiều nơi đóng thiếu, khai giảm lao động, giảm quỹ lương để giảm mức đóng bảo hiểm cho NLĐ.

Hai là, việc thực hiện các quy định liên quan đến bảo đảm LIKT của

NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh đang dẫn đến những tác động khác nhau về lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, điển hình như: NLĐ và tổ chức công đoàn mong muốn và yêu cầu phải sớm điều chỉnh lương tối thiểu vùng để lương tối thiểu vùng phải bảo đảm mức sống tối thiểu, trong khi người sử dụng lao động lại cho rằng, mức lương tối thiểu vùng điều chỉnh mức tăng cao liên tục sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư, giải quyết việc làm cho NLĐ. Hoặc vấn đề giờ làm thêm khống chế tối đa 300giờ/năm cũng là vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp làm việc theo đơn đặt hàng, cũng như góp phần tăng năng suất lao động. Do vậy, cần phải chỉnh sửa cơ chế chính sách và luật pháp liên quan đến vấn đề này, bảo đảm cho các bên trong quan hệ lao động đều được hưởng những LIKT phù hợp với vị trí, vai trò của mình.

Ba là, thực tế ở các KCN tỉnh Bắc Ninh cho thấy, người sử dụng lao

động đã quan tâm đến những LIKT của NLĐ, song chưa thật sự đi vào chiều sâu, hỗ trợ NLĐ về bữa ăn giữa ca, về nhà ở, về phương tiện đi lại... tuy nhiên những hình thức hỗ trợ này chỉ mang tính hình thức, chưa có quy định bắt buộc, có doanh nghiệp thực hiện tốt, có doanh nghiệp thực hiện không tốt. Để những LIKT của NLĐ được bảo đảm một cách thiết thực, Nhà nước cần ban hành những chính sách mang tính bắt buộc đối với doanh nghiệp trong hỗ trợ về nhà ở, bữa ăn giữa ca và những quy định này cần được đưa vào thỏa ước

lao động tập thể. Thông qua đó LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh sẽ được bảo đảm tốt hơn.

Bốn là, xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe cho NLĐ một cách

hợp lý. Cần có chế độ thưởng, phạt công khai, rõ ràng theo năng lực và thành tích cá nhân nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình trong bảo đảm điều kiện môi trường làm việc và chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ trong các KCN. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật với định hướng thanh tra, kiểm tra để làm tốt công tác quản lý nhà nước, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai sót của doanh nghiệp, đồng thời phải xử lý nghiêm, kịp thời những hành vi cố tình vi phạm pháp luật như vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, vi phạm chính sách về tiền lương, trốn tránh việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc cho NLĐ, cố tình chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để nợ đọng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi và việc thực hiện chính sách đối với NLĐ.

Năm là, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ và hướng dẫn tỉnh Bắc Ninh

xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lao động phục vụ cho quá trình phát triển của các KCN. Xuất phát từ chính nhu cầu thực tại của doanh nghiệp trong các KCN ở nước ta nói chung, nhu cầu lao động trong các KCN tỉnh Bắc Ninh nói riêng để tiến hành xây dựng lộ trình dài hạn và ngắn hạn. Tính ổn định và bền vững của thị trường lao động vẫn là thách thức đối với các KCN tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác dự báo, định hướng thị trường; đổi mới mạnh mẽ dịch vụ kết nối tư vấn việc làm, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sử dụng hiệu quả nguồn lao động ở tỉnh Bắc Ninh. Nguồn lao động sẽ là động lực phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nguồn lao động được xây dựng theo lộ trình cụ thể, sẽ giúp cho việc bảo đảm LIKT của NLĐ được tốt hơn.

Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới bảo đảm LIKT của NLĐ, điều đó được thể hiện ở việc xây dựng môi trường thể chế, việc hoạch định các chủ trương, chính sách đối với NLĐ. Các chủ trương, chính sách được ban hành bảo đảm LIKT cho NLĐ, cùng với các chủ trương, quy chế bảo đảm LIKT cho NLĐ và những chế tài xử lý các vi phạm của các chủ đầu tư được thực hiện tốt, sẽ giúp cho LIKT của NLĐ được bảo đảm tốt hơn. Đây được xem là căn cứ để dự báo khả năng bảo đảm LIKT của NLĐ nhưng đồng thời cũng là giải pháp để thực hiện LIKT cho NLĐ. Thời gian tới các cơ quan chức năng của Nhà nước cần tiếp tục rà soát, chỉnh sửa các bộ luật liên quan đến lợi ích NLĐ, các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế.., nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà FDI, đồng thời bảo vệ LIKT chính đáng và hợp pháp của NLĐ.

Để tạo thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh, Nhà nước cần yêu cầu tỉnh Bắc Ninh chủ động và quyết liệt chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tăng cường sự phối hợp cả trong xây dựng, triển khai thực hiện và tiếp tục quá trình hoàn thiện chính sách; chủ động tiếp thu kiến nghị và kịp thời chỉnh sửa, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong các KCN. Cần quan tâm ban hành các chế tài cụ thể để xử lý những doanh nghiệp vi phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư vào các KCN, có chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ hiện đại, đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề có giá trị kinh tế cao. Tỉnh cần thể chế hóa hệ thống cơ chế, luật pháp, chính sách liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN theo hướng quy định trách nhiệm của chủ doanh nghiệp có sử dụng lao động giản đơn phải bố trí thời gian và điều kiện để mỗi lao động có thể vừa học vừa làm, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật. Thực hiện tốt nội dung này góp phần

làm lợi cho các doanh nghiệp, vì làm giảm thiểu nguy cơ do hiểu biết không đúng dẫn đến xung đột, hành động tự phát của những NLĐ còn giản đơn. Nhà nước và các cơ quan chức năng không phải chi phí giải quyết, NLĐ cũng yên tâm làm việc có thu nhập ổn định. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN. Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng các công nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để chuyển giá, trốn thuế, tranh chấp quyền lợi giữa người sử dụng lao động và NLĐ. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ, năng lực phẩm chất, trang bị những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để kịp thời phát hiện ra những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 127 - 133)