Quan niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 46)

người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

2.1.2.1. Quan niệm về lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh có thể dẫn đến sự mâu thuẫn LIKT giữa các chủ thể như: Mâu thuẫn giữa LIKT của doanh nghiệp với LIKT của xã hội; mâu thuẫn LIKT giữa các doanh nghiệp với nhau (khi doanh nghiệp này tìm kiếm LIKT cho mình sẽ tác động đến LIKT của doanh nghiệp khác, thậm chí làm tổn hại LIKT của chính họ); mâu thuẫn LIKT giữa các chủ thể tham gia hoạt động trong doanh nghiệp (mâu thuẫn giữa LIKT của chủ doanh nghiệp với LIKT của NLĐ; mâu thuẫn giữa LIKT của NLĐ với nhau…). Những biểu hiện của sự mâu thuẫn LIKT khá đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự xuất hiện mâu thuẫn LIKT mang tính chất hai mặt, tích cực và tiêu cực. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển, cần tìm phương thức để tăng cường sự thống nhất và điều hòa giải quyết mâu thuẫn LIKT chứ không phải hướng đến xóa bỏ nó. Trong đó, mối quan hệ LIKT giữa NLĐ và chủ doanh nghiệp luôn được quan tâm, bởi LIKT của NLĐ ở các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh được thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của chính các doanh nghiệp.

doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là nhằm tìm kiếm LIKT để thỏa mãn nhu cầu kinh tế của mình. Khi tiến hành lao động, NLĐ luôn quan tâm tới kết quả cuối cùng mà họ nhận được là những gì, nhận được bao nhiêu? Từ đó trở thành động lực thôi thúc họ lao động sản xuất. Do vậy LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh cần được quan tâm, vì LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là những yếu tố cuối cùng mà họ nhận được khi tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, thực hiện tốt LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh sẽ tạo cho NLĐ sự yên tâm để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ những phân tích trên cho thấy:

Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là lợi ích vật chất, phản ánh nhu cầu kinh tế của NLĐ, nảy sinh trên một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định, được thực hiện theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao đời sống của NLĐ và gia đình họ.

Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh được xem xét trên hai khía cạnh:

Về nội dung: LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là điều

kiện vật chất cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh tế của NLĐ, bao gồm các khoản thu nhập, chế độ bảo hiểm, việc làm, điều kiện môi trường làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, nhà ở và phương tiện đi lại. Cơ sở để hình thành, căn cứ để xác định LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là lao động của chính họ. Cái quyết định họ nhận được những gì và bao nhiêu chính là số lượng và chất lượng lao động của họ. Do đó, LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh gắn liền với lao động cá biệt của họ.

Về bản chất: LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là một

phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện mối quan hệ kinh tế. Vì vậy, LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh luôn đặt trong mối quan hệ với LIKT của các chủ thể khác như: LIKT của cá nhân NLĐ khác, LIKT

của doanh nghiệp, LIKT của xã hội…

2.1.2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

* Thu nhập của NLĐ:

Thu nhập của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là toàn bộ những khoản tiền mà NLĐ nhận được từ các doanh nghiệp trong các KCN, thông qua sự thoả thuận giữa NLĐ với các doanh nghiệp bằng hợp đồng lao động và những khoản tiền ngoài hợp đồng lao động do các doanh nghiệp trong các KCN tự nguyện trả cho NLĐ. Thu nhập của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh bao gồm tiền lương và tiền thưởng.

Tiền lương: Tiền lương chính là LIKT trực tiếp và thiết thực nhất của

NLĐ, thông qua đó đáp ứng những nhu cầu kinh tế của bản thân NLĐ và gia đình họ. Đối với NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh, tiền lương là một phần của nguồn thu nhập song nó lại là phần thu nhập chính và trực tiếp nhất của NLĐ.

Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về tiền lương được quy định rõ tại Điểm 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác” [131].

Như vậy, tiền lương mà NLĐ nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động, được ghi trong hợp đồng lao động, được trả cố định cho NLĐ do đã thực hiện các công việc cụ thể. Lương được tính theo thời gian làm việc hoặc theo đơn giá sản phẩm và không bao gồm các khoản phải trả thêm như: lương tăng thêm ngoài giờ, lương khuyến khích... Nguồn kinh phí để trả lương của NLĐ được trích ra từ quỹ lương của doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh.

Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định rõ:

Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho NLĐ; Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông NLĐ thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức; Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện [131].

Tiền thưởng: Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ:

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ; Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở [131].

Tiền thưởng là một loại khuyến khích về mặt tài chính được chủ doanh nghiệp chi trả một lần hoặc chi đột xuất cho những thành tích xuất sắc của NLĐ. Tiền thưởng được trích ra từ một phần lợi nhuận mà doanh nghiệp trả cho NLĐ, nhằm bổ sung nâng cao thu nhập cho NLĐ. Tiền thưởng và các khoản khuyến khích được thực hiện thông qua quỹ khen thưởng của doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá thu nhập của NLĐ: Về tiền lương: Điểm 2 và Điểm 3 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 “Mức lương theo công việc hoặc

chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu” và “Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau” [131]. Về tiền thưởng: Thưởng theo năng suất chất lượng công việc, thưởng sáng kiến, thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Đây là khoản thu nhập không bắt buộc mà chủ doanh nghiệp phải trả cho NLĐ theo luật định, mà là một phần lợi nhuận doanh nghiệp tự nguyện phân phối trở lại cho NLĐ.

* Chế độ bảo hiểm của NLĐ:

Chế độ bảo hiểm của NLĐ là một chế độ bắt buộc được pháp luật quy định, là chế độ phúc lợi quan trọng nhất của NLĐ. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Chủ thể thực hiện chế độ bảo hiểm của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là chủ doanh nghiệp và chính bản thân NLĐ. Trong đó trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 168 Bộ luật Lao động 2019. Áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Các doanh nghiệp có trách nhiệm trích một phần từ quỹ phúc lợi xã hội để mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ đảm bảo đúng quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với NLĐ.

Nội dung chế độ bảo hiểm của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh: Đó là chế độ bảo hiểm bắt buộc được Nhà nước quy định rõ trong Điều 168, Bộ Luật lao động 2019 bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm

thất nghiệp, cụ thể:

Người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; NLĐ được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp và Đối với NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [131].

Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu

nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội bắt

buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và

người sử dụng lao động phải tham gia [127].

Điểm 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế quy định rõ: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia” [122].

Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp, nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới. Về mặt pháp lý, chế độ bảo hiểm thất nghiệp là tổng thể các quy định của pháp luật về việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chi

trả trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc. Điểm 4 Điều 3 Luật Việc làm quy định “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp” [126].

Tiêu chí đánh giá chế độ bảo hiểm của NLĐ: Đó là NLĐ được tham gia

hay không được tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật, bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

* Nâng cao trình độ tay nghề và việc làm của NLĐ

Nâng cao trình độ tay nghề và có việc làm ổn định của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là nội dung có ý nghĩa rất to lớn. Khi NLĐ có trình độ tay nghề cao thì cơ hội có được việc làm và làm việc ổn định với thu nhập cao là rất lớn, ngược lại khi NLĐ có trình độ tay nghề thấp thì rất khó tìm kiếm việc làm và khó có được việc làm ổn định. Do đó, NLĐ rất quan tâm đến việc được đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của mình, để mong muốn có được việc làm ổn định với mức thu nhập đủ để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Theo Điểm 2 Điều 3 Luật Việc làm quy định “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [126].

Chủ thể nâng cao trình độ tay nghề và việc làm của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh bao gồm: NLĐ, chủ doanh nghiệp, nhà nước (các cấp), các tổ chức chính trị xã hội.

Nội dung nâng cao trình độ tay nghề và việc làm của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh:

Thứ nhất, nâng cao trình độ tay nghề của NLĐ: Được thể hiện thông qua

việc đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho NLĐ. Đào tạo, hay đào tạo kỹ năng cho NLĐ là hoạt động nhằm giúp cho NLĐ có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình làm cho NLĐ nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của

NLĐ để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả. Bên cạnh công tác đào tạo, tại các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành quá trình bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ, đây được coi là công tác đào tạo lại cho NLĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc. LIKT của NLĐ thông qua đào tạo nâng cao trình độ tay nghề là: Một là, thụ hưởng nguồn lợi từ nguồn kinh phí đào tạo mà người sử dụng lao động phải trích ra từ phần lợi nhuận của mình theo yêu cầu của pháp luật. Hai là, thông qua quá trình đào tạo và bồi dưỡng, LIKT lâu dài và thiết thực nhất mà NLĐ đạt được là bảo đảm có được việc làm. Thứ ba, khi tay nghề nâng cao, NLĐ có thể khẳng định vị trí của mình trong phân công lao động, trong hệ thống công việc ở ngay chính doanh nghiệp, từ đó tạo ra sự ổn định về việc làm trong doanh nghiệp, bảo đảm nguồn thu nhập của NLĐ, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân, tạo ra cơ hội thăng tiến cho NLĐ.

Thứ hai, việc làm của NLĐ: Là việc tạo ra các cơ hội để NLĐ có việc làm

và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội. Việc làm để tạo ra thu nhập trở thành bộ phận quan trọng trong LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là yêu cầu bức thiết của những người thất nghiệp, chưa có việc làm, mà nó còn là nhu cầu của những NLĐ có việc làm mang tính chất bấp bênh. Bởi, có việc làm ổn định mới có thu nhập ổn định để thoả mãn đời sống vật chất của bản thân và gia đình họ. Hình thức biểu hiện LIKT của NLĐ thông qua việc làm là có được việc làm và việc làm ổn định.

Tiêu chí đánh giá nâng cao trình độ tay nghề và việc làm của NLĐ: Nâng

cao trình độ tay nghề của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh có thể tiến hành bằng nhiều hình thức: kèm cặp, bồi dưỡng NLĐ tại chỗ, mở các lớp học cho NLĐ

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 46)