Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 70)

2.3.2.1. Thực hiện trả lương theo sản phẩm và trả lương trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng; tăng cường kiểm tra và áp dụng biện pháp cứng rắn đối với các doanh nghiệp khi vi phạm chế độ bảo hiểm của người lao động

Từ kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hưng Yên cho thấy: Để bảo đảm tiền lương cho NLĐ trong các KCN, nếu áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, vừa đảm bảo sự công bằng trong phân phối theo lao động, qua đó số lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đồng thời, các doanh nghiệp phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với NLĐ, doanh nghiệp phối hợp với công đoàn và NLĐ để thỏa thuận, xác định việc điều chỉnh các mức tiền lương trong thang, bảng lương đảm bảo các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định của Bộ luật Lao động về tiền lương. Trên cơ sở đó doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận điều chỉnh mức lương ghi trên hợp đồng lao động và mức lương trả cho NLĐ cho phù hợp, đảm bảo các quy định của pháp luật, có sự tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua hoặc đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng và lao động có thâm niên làm việc lâu năm tại doanh nghiệp. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng mới, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, bổ sung, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

cho thấy: Để bảo đảm chế độ bảo hiểm cho NLĐ trong các KCN cần phải áp dụng các biện pháp cứng rắn, nếu các doanh nghiệp trong KCN thực hiện không đúng chế độ bảo hiểm cho NLĐ thì hướng dẫn NLĐ khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật. Đây là giải pháp cần thiết để bảo đảm LIKT cho NLĐ khi bị xâm hại quyền lợi. Xây dựng hệ thống hỗ trợ NLĐ tự tra cứu tình trạng bảo hiểm xã hội của mình, giúp NLĐ, doanh nghiệp cùng cơ quan bảo hiểm xã hội giám sát việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ.

2.3.2.2. Thường xuyên quan tâm đến điều kiện, môi trường làm việc, tập trung nguồn lực đào tạo nâng cao tay nghề, xây dựng các đề án giải quyết việc làm cho người lao động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở cho người lao động

Kinh nghiệm của 3 địa phương trên cho thấy: Doanh nghiệp nào có trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các điều kiện an toàn, đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ cao và NLĐ sẽ được hưởng một phần lợi ích của doanh nghiệp mang lại. Do đó, cần phối hợp kiểm tra thường xuyên điều kiện, môi trường làm việc của NLĐ ở các doanh nghiệp trong KCN, nhất là những cơ sở, nhà máy sản xuất hàng hóa gây ô nhiễm môi trường cao và có nguy cơ cháy nổ. Các doanh nghiệp trong các KCN cần quan tâm đầu tư xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị, công nghệ đồng bộ, hiện đại, trang bị bảo hộ lao động theo quy định, giúp NLĐ làm việc được an toàn, thoải mái, không mắc các bệnh do ảnh hưởng của môi trường làm việc gây ra.

Quan tâm đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp trước khi cấp giấy phép đầu tư và thực hiện đúng theo hợp đồng lao động. NLĐ nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm trong công việc thì sẽ đem lại năng suất lao động cao cho doanh nghiệp, từ đó giúp NLĐ có thêm thu nhập, ổn định việc làm, phát huy tính sáng tạo trong công việc. Do vậy, bản thân NLĐ và các doanh nghiệp phải chủ động trong việc đào tạo và đào tạo lại lao động. Tỉnh Bắc Ninh cần quan tâm giải quyết

việc làm tại chỗ, tích cực tổ chức các hoạt động kết nối để giải quyết việc làm, hỗ trợ giải quyết việc làm cho NLĐ sau học nghề thông qua các phiên giao dịch việc làm, tư vấn học nghề và việc làm cho NLĐ vào làm việc trong các KCN.

Về nhà ở, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án phát triển nhà ở cho NLĐ trong khuôn khổ pháp luật, nhất là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư, đảm bảo đầy đủ ưu đãi và hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc xây dựng nhà ở cho NLĐ. Cần lập quy hoạch xây dựng khu nhà ở công nhân gắn với từng KCN. Hướng dẫn các doanh nghiệp trong KCN tổ chức xe đưa đón NLĐ đi làm, tạo thuận tiện cho NLĐ, những doanh nghiệp nhỏ nếu không tổ chức được xe đưa đón NLĐ đi lại thì có thể hỗ trợ tiền để NLĐ tự tổ chức đi lại trong quá trình làm việc tại các KCN.

2.3.2.3. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đà Nẵng cho thấy: Chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN. Do vậy chính quyền địa phương cần chỉ đạo các ngành liên quan thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra để kịp thời ngăn chặn và giải quyết kịp thời các các mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động ở các KCN. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để có biện pháp giải quyết kịp thời những mâu thuẫn khi xảy ra tranh chấp lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho NLĐ và người sử dụng lao động, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho NLĐ và người sử dụng lao động. Khi có tranh chấp lao động xảy ra cần tăng cường đối thoại ba bên: Người sử dụng lao động - NLĐ - nhà nước, từ đó cơ quan nhà nước lắng nghe được hết ý kiến của các bên khi xảy ra tranh chấp lao động để có những biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả.

hiện nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật như chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm, vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động, đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ, kiểm tra về vấn đề hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra việc quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống NLĐ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tăng cường kiểm tra và giải quyết kịp thời những kiến nghị, bức xúc của NLĐ về tiền lương, tiền thưởng, đóng bảo hiểm, thỏa ước lao động tập thể và các chế độ khác theo quy định. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của NLĐ, qua đó làm việc với chủ doanh nghiệp nhằm giảm bớt các tranh chấp về lao động, bãi công, biểu tình. Tích cực kêu gọi huy động mọi nguồn lực xã hội để xây dựng nhà ở cho NLĐ trong các KCN.

2.3.2.4. Phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn trong bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp

Từ kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng cho thấy, để bảo đảm tốt LIKT của NLĐ trong các KCN cần tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn; thực hiện tốt đối thoại để có mối quan hệ lao động hài hoà, nâng cao chất lượng thoả ước lao động tập thể. Thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn hướng đến xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích cho cả 2 bên, NLĐ và người sử dụng lao động. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, NLĐ; tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. Để bảo vệ NLĐ, công đoàn tham gia với doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng lao động với NLĐ, đóng góp ý kiến trong việc cải thiện môi trường làm việc, trang bị trang thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho NLĐ... giám sát việc thực thi các

quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp để hạn chế tai nạn lao động nơi sản xuất. Do vậy, cần phát huy tốt vai trò của công đoàn trong bảo vệ LIKT của NLĐ trong các KCN.

Kết luận chương 2

Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là lợi ích vật chất, phản ánh nhu cầu kinh tế của NLĐ, nảy sinh trên một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định, được thực hiện theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao đời sống của NLĐ và gia đình họ, tạo ra sự thống nhất về lợi ích giữa NLĐ với chủ thể liên quan. Nội dung LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Thu nhập; chế độ bảo hiểm; nâng cao trình độ tay nghề và việc làm; điều kiện môi trường làm việc, nhà ở, đi lại. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh, như: Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến bảo đảm LIKT của NLĐ; vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước và sự hoạt động của các tổ chức công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp trong các KCN; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo đảm LIKT của NLĐ; tình hình thị trường lao động. Mỗi yếu tố có vị trí, vai trò khác nhau trong bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN. Nghiên cứu kinh nghiệm bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN của các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên và thành phố Đà Nẵng cho thấy, để bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh cần: Thực hiện trả lương theo sản phẩm và trả lương trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng; tăng cường kiểm tra và áp dụng biện pháp cứng rắn đối với các doanh nghiệp khi vi phạm chế độ bảo hiểm của NLĐ; thường xuyên quan tâm đến điều kiện, môi trường làm việc, tập trung nguồn lực đào tạo nâng cao tay nghề, xây dựng các đề án giải quyết việc làm cho NLĐ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở cho NLĐ; tăng cường vai trò của chính quyền địa phương

trong kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN; Phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn trong bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w