Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 116)

của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

3.3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đáp ứng lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh với hệ thống cơ chế, chính sách về lợi ích kinh tế của người lao động chưa thực sự hoàn thiện

Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng lớn nhất đến LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh. Các doanh nghiệp phải chấp hành những quy định của pháp luật, phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với NLĐ như thế nào là do nhà nước quy định. Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước đã quy định rõ những quyền lợi và nghĩa vụ mà NLĐ được hưởng, như: Nhà nước quy định mức lương cơ bản mà NLĐ được hưởng, những quy định về tăng lương, về an toàn và vệ sinh lao động... đây chính là cơ sở để doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh làm căn cứ bảo đảm LIKT của NLĐ. Như vậy, chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước có tác động không nhỏ đến hành vi của doanh nghiệp đối với NLĐ và quá trình thực hiện LIKT của NLĐ. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà

nước có liên quan đến LIKT của NLĐ trong các KCN chưa thực sự hoàn thiện. Chính sách tiền lương tối thiểu vùng vẫn chưa thúc đẩy tăng năng suất lao động, chưa góp phần ổn định đời sống của NLĐ. Các quy định về hợp đồng lao động chưa chặt chẽ, dẫn đến việc các doanh nghiệp ký hợp đồng lao động gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Các chế tài xử lý vi phạm của Nhà nước chưa đủ mạnh để ràng buộc chủ doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, dẫn đến LIKT của NLĐ trong các KCN được bảo đảm chưa tốt. Những lỗ hổng pháp luật vẫn còn tồn tại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lách luật. Điển hình như vẫn

còn những doanh nghiệp chậm nộp bảo hiểm xã hội để hưởng chênh lệch lãi suất. Việc tăng cường quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động trong trong các KCN còn hạn chế do chế tài xử lý chưa cao…

3.3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu giải quyết các quan hệ lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh với trách nhiệm của chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế

Hiện nay ở tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách để giải quyết LIKT của NLĐ trong các KCN. Việc bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh về mặt nhà nước do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tỉnh, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh, Liên đoàn Lao động Tỉnh thực hiện, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ quản lý về số lượng lao động như: Tổ chức thông tin và giới thiệu việc làm cho NLĐ trong KCN; nắm bắt tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong các KCN, tình hình đời sống NLĐ; chưa tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng LIKT của NLĐ trong các KCN, do vậy chưa có giải pháp thiết thực để bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN. Mặt khác do không đánh giá được thực trạng LIKT của NLĐ trong các KCN, nên các cơ quan chức năng không thể tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh các giải pháp bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN, không đề xuất được các giải pháp khả thi để thu hút, đãi ngộ và quản lý NLĐ trong các KCN. Chính quyền địa phương chưa có biện pháp hướng dẫn doanh nghiệp trong các KCN phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, định mức lao động, thỏa ước lao động tập thể. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh chưa có văn bản nào quy định cụ thể, rõ ràng về bảo đảm LIKT của NLĐ nói chung, bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN nói riêng, nên không có các chế tài cụ thể để bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN, việc bảo đảm LIKT của NLĐ chủ yếu do mỗi doanh nghiệp trong các KCN tiến hành. Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức công đoàn đối với việc bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh chưa thường xuyên. Sự phối

hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tỉnh, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh, Bảo hiểm Xã hội Tỉnh, Liên đoàn Lao động Tỉnh và các tổ chức công đoàn cơ sở trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong các KCN chưa chặt chẽ, thường xuyên. Chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc ký kết hợp đồng lao động, tổ chức làm thêm giờ, thực hiện các chế độ bảo hiểm cho NLĐ. Chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp trong các KCN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lao động. Vì vậy việc bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh hiệu quả chưa cao.

3.3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu thoả mãn lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh với năng lực tự bảo vệ lợi ích kinh tế của chính bản thân người lao động

Mục đích bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là làm cho LIKT chính đáng của NLĐ chắc chắn được thực hiện theo quy định của pháp luật và phù hợp với vai trò của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp trong các KCN. Để tạo ra quan hệ lao động bình đẳng, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ NLĐ, hạn chế sự lạm quyền của chủ doanh nghiệp. Bảo vệ NLĐ trước hết là giải quyết và bảo vệ việc làm cho họ, để cho họ duy trì cuộc sống. Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với NLĐ, vì vậy bảo vệ tiền lương cho NLĐ là nội dung quan trọng trong nguyên tắc bảo vệ NLĐ của pháp luật. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau. Người lao động ở bất kỳ doanh nghiệp nào đều có quyền tham gia tổ chức công đoàn. Vấn đề bảo vệ tính mạng, sức khỏe của NLĐ trong quá trình lao động được pháp luật đặc biệt chú trọng, các đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ chế độ khám sức khỏe cho NLĐ, việc sử dụng lao động phải bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Nghiêm cấm người sử dụng lao động xúc phạm nhân phẩm, danh dự của NLĐ bằng bất cứ hình thức nào. Việc phân biệt đối xử, trù dập NLĐ vì bất cứ lý do nào đều vi phạm pháp luật.

Ngay cả khi NLĐ vi phạm kỷ luật thì người sử dụng lao động cũng không được xúc phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của NLĐ. Tuy nhiên nhiều NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh do trình độ nhận thức thấp, khi LIKT của họ bị xâm hại, họ không nhận biết được, không có biện pháp tự bảo vệ quyền lợi của mình. Chính trình độ hiểu biết pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình, về pháp luật và nhận thức xã hội của NLĐ thấp, do đó NLĐ chưa nhận thức đầy đủ những LIKT của mình để đấu tranh, LIKT của họ còn bị xâm hại.

3.3.3.4. Mâu thuẫn giữa động cơ tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp với nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận doanh nghiệp trong đáp ứng nhu cầu lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Đáp ứng LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là đáp ứng nhu cầu vật chất của NLĐ, góp phần nâng cao đời sống của bản thân và gia đình họ. Bảo đảm LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh còn đặt trong mối quan hệ với bảo đảm LIKT của các chủ thể khác. Trong những năm qua, việc chấp hành pháp luật nhà nước về lao động của các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh luôn được quan tâm thực hiện nghiêm túc. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật về mức lương tối thiểu vùng; hỗ trợ bổ sung nhiều khoản trợ cấp cho NLĐ, đóng bảo hiểm đầy đủ; cải thiện điều kiện làm việc, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng cho NLĐ làm việc nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên, vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, nên vẫn còn một số doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh chưa chú trọng đáp ứng nhu cầu LIKT của NLĐ. Tình trạng doanh nghiệp trong các KCN không nắm được các quy định của pháp luật, hoặc nắm bắt được các quy định của pháp luật nhưng cố tình vận dụng sai các chế độ, chính sách cho NLĐ vẫn còn xảy ra. Còn hiện tượng một số doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh chấp hành các quy định của pháp luật về lao động chưa nghiêm như: tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, xây dựng và đăng ký hệ thống

thang lương, bảng lương, xây dựng và thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động còn thấp; tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội tại một số doanh nghiệp còn khá cao; một số doanh nghiệp chưa thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình thay đổi lao động.

Kết luận chương 3

Các KCN ở tỉnh Bắc Ninh bắt đầu được hình thành và phát triển từ năm 1998, đến năm 2020 số lượng lao động trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là 331.609 người. Những năm qua LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh luôn được quan tâm và đạt được những kết quả tốt như: Thu nhập của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh ngày càng tốt hơn; tỷ lệ NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh được tham gia đóng bảo hiểm ngày càng cao; trình độ tay nghề và việc làm của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh ngày càng tăng và ổn định; điều kiện môi trường làm việc, nhà ở và đi lại của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh được hầu hết các doanh nghiệp coi trọng. Bên cạnh đó, LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số hạn chế như: Thu nhập của NLĐ ở một số doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa đủ tái sản xuất sức lao động và có sự chênh lệch lớn; chế độ bảo hiểm của một số NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn bị xâm hại; nâng cao trình độ tay nghề của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp; điều kiện môi trường làm việc, nhà ở và đi lại trong một số KCN ở tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của một số NLĐ. Trên cơ sở đó chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết từ thực trạng LIKT của NLĐ ở các KCN tỉnh Bắc Ninh: Mâu thuẫn giữa yêu cầu đáp ứng LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh với hệ thống cơ chế, chính sách về LIKT của NLĐ chưa thực sự hoàn thiện; mâu thuẫn giữa yêu cầu giải quyết các quan hệ LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh với trách nhiệm của chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế; mâu thuẫn giữa yêu cầu thoả mãn LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh với năng lực tự

bảo vệ LIKT của chính bản thân NLĐ; mâu thuẫn giữa động cơ tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp với nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận doanh nghiệp trong đáp ứng nhu cầu LIKT của NLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh.

Chương 4

Một phần của tài liệu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 116)