- Mức độ đa dạng hóa của sản phẩm dịch vụ và kênh cung cấp hay phân phối sản phẩm dịch vụ thẻ của NH Việc đa dạng các sản phẩm dịch vụ thẻ thể hiện
a. Hoạt động huy động vốn
Những năm gần đây, trên thị trường tiền tệ có nhiều biến động mạnh và sự thay đổi liên tục của chính sách tiền tệ, cộng thêm sự xuất hiện nhiều Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk, làm cho tính cạnh tranh trong huy động vốn tại chỗ ngày càng gay gắt. Vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng từ 29- 31% tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, nên tính cạnh tranh trong công tác này càng gay gắt hơn. Mặc dù vậy đến 31/12/2013, VCB
ĐắkLắk vẫn huy động được 1.889,1 tỷ đồng, tăng trưởng 76,51% so với năm 2010 và chiếm 9,88% thị phần huy động vốn của toàn tỉnh ĐakLak (xem bảng 2.1). Cụ thể, vốn huy động tại chỗ của VCB ĐắkLắk năm 2011 đạt 1.447,43 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tăng 35,24% so với năm 2010 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 377,19 tỷ đồng. Năm 2012, VCB ĐakLak huy động được 1.463,21 tỷ đồng, tăng 15,78 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1,09% so với năm 2011. Sở dĩ có tình trạng này là do sự biến động bất thường của lãi suất, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng rất cao, có thời điểm lên trên 20%/năm do đó VCB ĐakLak rất khó cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác về lãi suất huy động nên đã có sự tăng trưởng rất thấp trong công tác huy động vốn. Đến năm 2013, NHNN đã can thiệp hạ lãi suất nên lãi suất huy động đã giảm xuống, tình trạng chênh lệch lãi suất huy động giữa các ngân hàng không còn cao nên huy động vốn của VCB ĐakLak đạt 1.889,1 tỷ đồng, tăng 425,89 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng tăng 29,11% so với năm 2012.
Đối với từng loại nguồn vốn trong tổng vốn huy động thì tiền gửi không kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh trong các năm 2011(-15,33% tương ứng với giảm 62,89 tỷ đồng so với năm 2010) và 2012 (-46,38% tương ứng với giảm 161,06 tỷ đồng so với năm 2011), sang năm 2013 thì tăng trưởng nhanh (47% tương ứng tăng 87,56 tỷ đồng so với năm 2012). Từ biểu đồ 2.1 cho thấy tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng thấp dần theo từng năm trên tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn tăng cao qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 25,88%/năm trong giai đoạn 2010-2013 và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động. Phát hành giấy tờ có giá chỉ phát sinh 1,1 tỷ đồng vào năm 2011, các năm còn lại hầu như không có.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB ĐắkLắk từ năm 2010 –2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm(%) 2010 2011 2012 2013 11/10 12/11 13/12 Vốn huy động 1070,24 1447,4 3 1463,2 1 1889,1 35,24 1,09 29,11 Tiền gửi không kỳ hạn 410,12 347,23 186,17 273,73 -15,33 -46,38 47 Tiền gửi có kỳ hạn 645,96 1084,1 2 1254,0 5 1589,14 35,25 15,67 26,72 Tiền gửi khác 14,16 14,98 22,99 26,23 5,79 53,47 14,09 Phát hành giấy tờ có giá 0 1,1 0 0
Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Đắklắktừ năm 2010 – 2013
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của VCB ĐắkLắk từ năm 2010 –2013
Đơn vị tính: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo thường niên VCB ĐắkLắk từ năm 2010 – 2013