Trong xã hội ngày nay, quyền lợi và nghĩa vụ của nam giới và nữ giới là bình đẳng, người phụ nữ được xem trọng như người đàn ông, có quyền tham gia mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống. Mẫu người phụ nữ hiện đại là mẫu người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Trong xã hội hiện đại, với khả năng vốn có và được sự đồng thuận của xã hội, người phụ nữ càng ngày càng khẳng định được vị thế của mình, người phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào hoạt động quản lý, lãnh đạo.
Chúng ta có thể tổng hợp một số đặc điểm chính khi phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo như sau:
Thứ nhất, phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, nhà nước trong quá trình tham chính nói chung và tham gia quản lý, lãnh đạo nói riêng.
Đảng và nhà nước ta trong thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ thúc đẩy bình đẳng giới, có một bộ máy hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ luôn hoạt động tích cực, tham mưu cho Đảng và Nhà nước thực hiện bình đẳng giới.
Các quan điểm của Đảng và Nhà nước được ghi nhận trong hệ thống các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước, được cụ thể hóa thành các văn bản, chỉ thị, nghị định.
Môi trường chính trị thuận lợi đã thúc đẩy quá trình thực hiện bình đẳng giới, tạo “không gian” thuận lợi để phụ nữ tham chính nói chung và làm công tác quản lý, lãnh đạo nói riêng.
29
Trong điều kiện và giai đoạn hiện nay, phụ nữ được tạo điều kiện về mọi mặt để vươn lên giành quyền bình đẳng nhờ một hành lang pháp lý thông qua hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Phụ nữ nói chung và các nữ cán bộ nói riêng luôn không ngừng phấn đấu vươn lên, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước và cho sự nghiệp bình đẳng giới.
Thứ hai, phụ nữ trong quá trình làm lãnh đạo, quản lý phải thực hiện một vai trò kép, nghĩa vụ kép và tiêu chuẩn kép.
Vai trò kép: Là người phụ nữ, họ phải thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ,
làm con trong gia đình và khi tham gia vào đời sống xã hội, đời sống chính trị, họ lại mang trên mình trọng trách đối với Đảng và Nhà nước.
Đồng thời với vai trò kép thì người phụ nữ phải thực hiện nghĩa vụ kép. Tương ứng với mỗi vai trò, người phụ nữ phải đảm nhận một nghĩa vụ. Sự cân đối hài hòa giữa hai vai trò “gia đình và sự nghiệp” luôn là bài toán nan giải đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo nói riêng. Gia đình là “ông chủ” không công bằng trong việc phân phối cơ hội. Trong quan niệm truyền thống, phụ nữ luôn là người chăm lo, giữ ngọn lửa gia đình. Những người phụ nữ mà đi trái các quan niệm truyền thống, sẵn sàng hy sinh nhu cầu gia đình cho các đòi hỏi công việc thì bị coi là người mẹ, người vợ thiếu trách nhiệm. Chính quan niệm này đã dẫn đến những gánh nặng đè nên đôi vai người phụ nữ. Con đường bước ra khỏi cánh cửa gia đình để đi vào các hoạt động xã hội nói chung và hoạt động quản lý, lãnh đạo nói riêng của phụ nữ bao giờ cũng là con đường đầy trong gai, không phải người phụ nữ nào cũng có đủ nghị lực vượt qua.
Sự kìm hãm phụ nữ trong không gian gia đình là một nhân tố dẫn tới tình trạng không công bằng cho nữ giới, làm cho phụ nữ vắng mặt ở những chức vụ lãnh đạo, đặc biệt ở cấp cao. Trái lại những người quá chú trọng đến công việc gia đình, làm việc vì trách nhiệm với gia đình thì bị xem là những người không có năng lực lãnh đạo.
Như vậy, trong đời sống, người phụ nữ luôn phải gánh vác cùng một lúc hai trách nhiệm, nghĩa vụ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Điều này đã làm cho quá trình phấn đấu, rèn luyện của nữ cán bộ khó khăn hơn, trông gai hơn so với nam giới.
30
Trong quá trình quản lý, lãnh đạo để có sự thành công người phụ nữ phải hình thành tiêu chuẩn kép. Phụ nữ vừa phải duy trì phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Á Đông như nết na, thùy mị, công, dung, ngôn , hạnh…Hay nói ngắn gọn, đó là các chuẩn mực về kiểu cách nữ tính. Nhưng đồng thời để lãnh đạo thành công họ cần hình thành được các tiêu chuẩn của nhà lãnh đạo như quyết đoán, tham vọng, quyền uy…
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, phụ nữ tham gia làm công tác quản lý, lãnh đạo chịu nhiều áp lực, sức ép. Họ phải cân bằng các đòi hỏi xung đột về vai trò của phụ nữ với vai trò của nhà lãnh đạo. Trong quá trình lãnh đạo của mình, cán bộ nữ sẽ bị đánh giá là ghê gớm và họ sẽ không nhận được sự đồng thuận của các đồng nghiệp. Như vậy, nếu cán bộ nữ tỏ ra mạnh mẽ, quyết đoán thì họ sẽ gặp phải những phản ứng tiêu cực đối với hành vi nam tính của mình. Nhưng nếu phụ nữ mà không đủ mạnh mẽ khi sử dụng quyền lực thì họ lại không được đánh giá là nhà lãnh đạo có năng lực.
Thứ ba, vị thế và vai trò của nữ cán bộ ngày càng được nâng cao
Trong quá trình lãnh đạo, quản lý phụ nữ gặp khó khăn chồng chất các khó khăn nhưng qua nghiên cứu các tài liệu và quan sát thực tiễn công tác làm quản lý, lãnh đạo của các nữ cán bộ cho thấy, trong những năm đổi mới, bước vào thời kỳ hội nhập, phụ nữ Việt Nam không ngừng phát huy vai trò và tỏ rõ khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.
Vị thế của chị em phụ nữ, ngày càng được nâng cao, nhất là trong vai trò nhà quản lý, lãnh đạo và phụ nữ đã tạo ra được hình ảnh về lực lượng phụ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo.
Nét nổi bật của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị đó là: “Ở bất kỳ địa vị công
tác nào, cán bộ nữ cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốt, biết lắng nghe, dân chủ trong lãnh đạo, quản lý, có khả năng thuyết phục, tác phong sâu sát, liêm khiết, ít tham nhũng, độ tin cậy của xã hội cao.”
Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, các nhà lãnh đạo là nữ giới được đánh giá là dân chủ hơn và có xu hướng quan hệ cá nhân tốt hơn so với những lãnh đạo là nam giới. Phụ nữ làm lãnh đạo thường có xu hướng áp dụng cách tiếp cận đồng cảm, chia
31
sẻ và hợp tác. Trong khi đó nam giới hay có xu hướng độc quyền trong lãnh đạo, quản lý.
Theo các công trình nghiên cứu về phụ nữ làm quản lý, lãnh đạo thì điểm mạnh ưu trội của phụ nữ khi làm lãnh đạo, quản lý: Có trình độ năng lực, phẩm chất
chính trị rõ ràng, tinh thần trách nhiệm cao, nhân hậu, dịu dàng, công tâm, tinh tế, thẳng thắn, trung thực, khiêm tốn. Đa phần những phụ nữ làm lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị không thèm khát quyền lực. Họ biết cách lãnh đạo mà không cần đến sự độc đoán quyền lực. Sự quyết đoán của phụ nữ trong lãnh đạo thường gây ít ảnh hưởng hơn so với đàn ông có cùng tính cách.
Thứ tư, những hạn chế và khó khăn của nữ cán bộ trong quá trình quản lý, lãnh đạo.
Mặc dù luôn được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ và sự tự cố gắng vươn lên của bản thân giới nữ, nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo nói chung và tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo trong tổ chức Đảng và trong các cơ quan chính quyền nói riêng tốc độ tăng không lớn và nhịp độ tăng không đều, có nhiều thăng trầm, phát triển không liên tục. Phụ nữ chưa thực sự quyết đoán, chưa mạnh mẽ cho nên “tiếng nói”, sự đại diện của nữ giới trong quản lý, lãnh đạo bị hạn chế hơn nam giới.
Chính các khuôn mẫu giới tính, thành kiến giới tính đã cản trở con đường vươn tới các chức vụ lãnh đạo của phụ nữ. Sự hiện diện quá ít của phụ nữ ở các vị trí quyền lực là một thực tế quen thuộc và nhàm chán. Cơ hội tham gia chức vụ lãnh đạo của nữ giới vẫn còn thiếu bình đẳng. Trong quá trình tham gia lãnh đạo, quản lý, phụ nữ xuất hiện rất ít ở các vị trí cao nhất và xuất hiện nhiều ở các vị trí thấp trong các thang bậc lãnh đạo. Đặc biệt, theo cơ cấu cứng, tỷ lệ nam, nữ trong công tác lãnh đạo đã tạo nên một “hội chứng” cấp phó đối với nữ giới. Công việc mà phụ nữ tham gia đảm nhiệm quản lý, lãnh đạo chủ yếu ở lĩnh vực văn hóa, xã hội, đoàn thể. Còn trong các quyết định chính trị thường vắng bóng ảnh hưởng của phụ nữ. Phụ nữ tham gia làm các công việc mang tính thừa hành, tham mưu và giúp việc cho nam giới.
Phụ nữ gặp nhiều trở ngại trong quá trình thăng tiến quyền lực chính trị: “Phần
32
thiếu tự tin, thiếu tiền bạc, thiếu sự ủng hộ, thiếu động cơ tinh thần, thiếu mạng lưới và tinh thần đoàn kết giữa phụ nữ ”[47, tr.16]
Khác với nam giới, các cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện thiên chức làm mẹ, phải là người giữ “ngọn lửa” gia đình, đồng thời họ lại là nhà lãnh đạo quản lý nên đã xuất hiện tình trạng cán bộ nữ bị quá tải về sức lực, thiếu thời gian nghỉ ngơi, trau dồi kiến thức học tập. Gánh nặng gia đình đã làm giảm sút sự thăng tiến, vươn lên của chị em, tạo cho họ tâm lý an phận, ít nỗ lực phấn đấu.
Phụ nữ lãnh đạo, quản lý còn gặp trở ngại từ phía nam đồng nghiệp và chính nữ đồng nghiệp. Một số không nhỏ cán bộ lãnh đạo là nam còn e ngại khi đề bạt cán bộ nữ vào cương vị lãnh đạo. Còn bản thân nữ giới có tư tưởng hẹp hòi, đố kỵ, níu áo nhau và không ủng hộ nhau.
Trong quá trình làm quản lý, lãnh đạo phụ nữ chưa thực sự quyết đoán, chưa mạnh mẽ. Vai trò tư vấn, ra quyết định của nữ cán bộ còn nhiều hạn chế. Tính hiện diện của nữ đại biểu chưa cao, chưa tiêu biểu cho quyền lợi của nữ giới trong các quyết sách, đường lối và chương trình liên quan đến phụ nữ
Phụ nữ hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức của tư tưởng định kiến giới. Nhận thức về bình đẳng giới, về vai trò và năng lực của cán bộ nữ chưa đúng đắn nên dẫn tới tình trạng đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ chưa hợp lý, thiếu tính chiến lược và tính đột phá.
Sự thiếu hụt cán bộ nữ trong một số lĩnh vực quan trọng khiến việc hoạch định chủ trương, chính sách thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, ảnh hưởng tới thực hiện chiến lược bình đẳng giới trên nhiều mặt.
Tóm lại, trên đây là một số đặc điểm cơ bản của phụ nữ khi tham gia làm công tác quản lý, lãnh đạo. Có những đặc điểm là yếu tố thuận lợi, tạo động lực cho phụ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo. Bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn, bất lợi cho phụ nữ khi tham gia lãnh đạo, quản lý.
Một yêu cầu cấp bách đặt ra là Đảng, Nhà nước, xã hội và bản thân mỗi người phụ nữ cần phải có những giải pháp, hành động cụ thể để nâng cao tỷ lệ và năng lực lãnh đạo của phụ nữ trên cơ sở phát huy yếu tố thuận lợi, khắc phục những hạn chế đã nêu trên.