2002 -2007 2007 2011 2011 2016 Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
2.2.3. Phong trào phụ nữ tỉnh Thái Nguyên
51
Với truyền thống giàu lòng yêu nước, nhân ái, trung hậu, đảm đang, tiết hạnh, phụ nữ tỉnh Thái Nguyên luôn phát huy tốt vai trò của mình trong đảm bảo hạnh phúc gia đình cũng như những công việc trong xã hội.
Dưới chế độ cũ, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ tỉnh Thái Nguyên nói riêng hoàn toàn vô quyền ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Không có quyền chính trị, phụ nữ không được tham gia bầu cử vào tất cả các tổ chức, ngay cả những tổ chức không có tính cách chính trị như Tương tế, Ái hữu chưa nói đến các cơ quan quyền lực.
Tình trạng vô quyền trong gia đình cũng hết sức trầm trọng, mặc dù phụ nữ là người tạo lập cuộc sống gia đình, giữ lửa trong gia đình nhưng người họ lại không có quyền quyết định bất cứ vấn đề gì, tất cả đều do người chồng tự ý định đoạt, chỉ có “chồng chúa, vợ tôi”. Nguyên nhân căn bản của tư tưởng nêu trên là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ gây ra.
Với truyền thống kiên cường, bất khuất, trong chiến tranh nhiều phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã vượt lên dư luận, vượt lên quan niệm đạo lý phong kiến lạc hậu đương thời, ấy là cái đạo “Tam tòng” phá bung cái xã hội chật hẹp – góc buồng, xó bếp sung vào hàng ngũ nghĩa quân, sát cánh cùng nam giới giết thù, làm sáng lên truyền thống vẻ vang “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
Chính những người phụ nữ ấy đã làm rạng rỡ truyền thống yêu nước, căm giận áp bức, bất công của dân tộc Việt Nam nói chung và của phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, dưới sự áp bức nặng nề của chế độ phong kiến, phụ nữ ít có cơ hội để phấn đấu, cống hiến, chỉ đến khi có Đảng, có Bác Hồ đưa đường chỉ lối phụ nữ mới có điều kiện để phát huy khả năng và đức hạnh của mình.
Với tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu quật cường, phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên đã cùng phụ nữ cả nước ngày đêm chiến đấu chống quân thù. Và chính khí thế cách mạng ấy, đã đem lại cho đất nước, cho dân tộc một trang sử hào hùng, để cả dân tộc bước sang một trang mới, một xã hội mới, mà ở đó quyền của phụ nữ ngang hàng với quyền của nam giới, vai trò của phụ nữ ở mọi nơi, mọi lúc được tôn trọng, hơn thế, quyền tham chính của đông đảo chị em phụ nữ trở thành tất yếu ở mọi cấp chính quyền.
52
Sau khi giành được chính quyền trong cả nước, nước ta lại tiếp tục sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều đóng góp vật lực và tài lực quan trọng cho kháng chiến, đảm bảo được công tác nuôi dưỡng và trang bị cho lực lượng vũ trang để đáp ứng yêu cầu tác chiến và bảo vệ căn cứ địa.
Sau khi kháng chiến thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, phụ nữ ở tỉnh đã tiếp tục tham gia nhiệm vụ cách mạng mới: khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, để góp sức cùng cả dân tộc, phụ nữ ở tỉnh nhà đã không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động chính trị. Bên cạnh sự tự phấn đấu của chị em, Đảng, chính quyền không ngừng tạo điều kiện cho phụ nữ góp sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng, đội ngũ cán bộ nữ có nhiều chuyển biến tích cực. Từ 1982 đến năm 1985 đã có 25 chị em tham gia cấp ủy huyện (chiếm 7,9% so với tổng số huyện ủy viên), hàng trăm chị em tham gia cấp ủy cơ sở, 736 chị làm trưởng, phó các phòng, ban, ngành (chiếm 18,4% trưởng, phó phòng, ban, ngành của tỉnh), 13 chị là giám đốc, phó giám đốc. Trong báo cáo của Ban Thường vụ tỉnh ủy năm 1984 đã khẳng định: “Đội ngũ cán bộ nữ ở tỉnh ta phần lớn
được rèn luyện, thử thách và trưởng thành từ sản xuất, chiến đấu, có đạo đưc, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm”
Trong thời kỳ mới, trình độ của cán bộ nữ được nâng lên về mọi mặt. Tình hình cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở tỉnh có chiều hướng tăng, giảm không ổn định, nhất là các chức danh chủ chốt, trong thường trực ủy ban nhân dân tỉnh nhiều năm không có cán bộ là nữ, trong ủy ban nhân dân huyện giàm từ 14% năm 1971 xuống còn 7% năm 1984, trong ủy ban nhân dân xã giảm từ 20,7% năm 1971 xuống còn 5,2% năm 1984. Nhưng nhờ có sự chỉ đạo sát sao của tỉnh ủy, công tác cán bộ nữ đã có nhiều chuyển biến tích cực, số nữ tham gia cấp ủy tăng rõ rệt, từ Tỉnh ủy tới cơ sở. Trong Tỉnh ủy có 13,7% là cán bộ nữ, trong huyện ủy, thành ủy là 12,5%) 209 chị được bầu vào Đảng ủy xã phường thị trấn, trong Hội đồng nhân dân tỉnh là 30%, hội
53
đồng nhân dân cấp huyện, xã là 32%. Mười một nữ cán bộ được đề bạt phụ trách chức danh trưởng, phó ngành cấp tỉnh…
Do có sự nhận thức đúng đắn của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân và sự tự ý thức của các nữ cán bộ mà cán bộ nữ ngày càng được đánh giá cao về vị trí, vai trò, năng lực hoạt động. Phụ nữ ngày càng tạo được niềm tin đối với dân chúng góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.