Nhóm điều kiện chủ quan

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 49)

Nói đến nhóm điều kiện chủ quan, thực chất là bàn về năng lực, phẩm chất, ý chí cần thiết để người phụ nữ được cất nhắc vào các vị trí lãnh đạo với số lượng này càng nhiều, chất lượng ngày càng cao.

Đảng, Nhà nước có các chủ trương, chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý nhưng nếu phụ nữ không có năng lực, không đủ tiêu chuẩn thì không thể cất nhắc vào các vị trí quan trọng .

Việc đưa phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt là để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của xã hội chứ không phải để “an ủi” phụ nữ nên khi cất nhắc phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý cần những người có năng lực thực sự.

Lênin đã chỉ rõ: “Phụ nữ chỉ được giải phóng và được phát triển khi họ nhận

38

giải phóng lao động nữ phải là việc của bản thân phụ nữ” [60, tr.232]. Như vậy,

trong cuộc “chạy đua” vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị đòi hỏi phụ nữ phải nỗ lực hết mình trên mọi phương diện.

Để nâng cao được tỷ lệ và chất lượng của giới nữ trong quá trình tham gia làm quản lý, lãnh đạo đòi hỏi nữ giới cần hội tụ được một số phẩm chất cơ bản sau:

Thứ nhất, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức vừa là tiền đề, vừa là điều

kiện để tăng cường tỷ lệ và chất lượng phụ nữ tham gia làm quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tư tưởng đạo đức trong sáng.

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài : “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ

nữ trong hệ thống chính trị” do tác giả Nguyễn Đức Hạt là chủ đề tài đã chỉ ra những

phẩm chất chính trị, tưởng, đạo đức cơ bản của người lãnh đạo: “Chân thành với đồng

nghiệp; Có trách nhiệm cao; Chủ động, tự tin, hăng say, tận tụy, trong sạch, không tham nhũng, dám nói; dám làm; có tinh thần tự phê bình và phê bình”

Thứ hai, đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thì không phải chỉ có yêu cầu về

chính trị, tư tưởng, đạo đức mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Trình độ lý luận chính trị là một trong những tiêu chí được xem là chuẩn mực đầu tiên của cán bộ lãnh đạo, quản lý, là một trong những tiêu chí để đánh giá cán bộ và có vai trò trong việc xây dựng nhân cách, quyền uy, quyết định vai trò, địa vị của người cán bộ nói chung và của nữ cán bộ nói riêng trong hệ thống chính trị. Trình độ lý luận chính trị được xem như một chỉ tiêu cứng bắt buộc đối với tất cả các cán bộ lãnh đạo, quản lý vì nó liên quan tới quyền, lợi ích và trách nhiệm của người cán bộ lãnh đạo quản lý. Trình độ lý luận chính trị được xem như một điều kiện bắt buộc đối với cán bộ đã và đang trong diện quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, luận chuyển.

Trình độ chuyên môn là nhân tố cơ bản cấu thành năng lực của người cán bộ lãnh đạo, đảm bảo cho tính tiên phong của người lãnh đạo, quản lý trong thực tế công việc. Người cán bộ quản lý, lãnh đạo phải có kiến thức, kỹ năng nhất định mới có thể thực hiện hiệu quả vai trò của mình.

39

Người cán bộ khi có một trình độ chuyên môn vững vàng, năng lực quản lý giỏi, có tư duy năng động, sáng tạo, có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thì khi ấy họ mới được nhân dân tin tưởng, mới lãnh đạo được nhân dân. Đồng thời cũng nhờ có những phẩm chất chuyên môn mà người lãnh đạo, quản lý tiếp thu đúng đắn, đầy đủ các quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

Để có được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đỏi hỏi mỗi cán bộ phải tích cực học tập, đào tạo, bồi dưỡng. Sự lựa chọn các loại hình đào tạo phù hợp là rất cần thiết. Quá trình tự đào tạo, tự nâng cao trình độ chuyên môn là một đòi hỏi cần thiết đối với mỗi cán bộ quản lý, lãnh đạo. Kiến thức tiếp thu được không chỉ có trong trường học mà bằng thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là quá trình tự học mà mỗi con người nói chung và cán bộ quản lý, lãnh đaọ nói riêng có thể làm giàu vốn tri thức của mình để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ ba, sức khỏe là điều kiện cần thiết để phụ nữ có thể tham gia tốt trong

công tác quản lý, lãnh đạo nói chung và công tác quản lý lãnh đạo trong hệ thống chính trị nói riêng.

Như chúng ta biết, lĩnh vực chính trị là lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi người cán bộ phải có lối tư duy nhạy bén và nghệ thuật lãnh đạo tài ba, sức chịu đựng những căng thẳng trong hoạt động chính trị thì mới có thành công trong lãnh đạo. Muốn có được các yếu tố này thì trước hết bản thân người lãnh đạo cần có một sức khỏe tốt vì “Một trí tuệ minh mẫn không thể đơm hoa, kết trái trên một cơ thể yếu ớt.”

Phụ nữ vốn có ưu thế về mặt sinh học: Sức dẻo dai, sự chịu đựng… nhưng chính những lần sinh đẻ để thực hiện thiên chức làm mẹ đã làm cho sức khỏe của người phụ nữ giảm sút. Do đó, hầu hết các phụ nữ đều cần có điều kiện để nâng cao về sức khỏe bằng các công nghệ, dịch vụ chất lượng cao.

Thứ tư, cần nâng cao chất lượng cuộc sống của cả hai giới. Bởi khi chất lượng

cuộc sống được cải thiện, con người sẽ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn thì năng suất lao động, hiệu quả công việc sẽ tăng lên, góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững.

Trong thực tiễn cuộc sống, mức sống của phụ nữ bao giờ cũng thấp hơn nam giới đã làm hạn chế sự phấn đấu, thăng tiến của phụ nữ trong hệ thống chính trị. Do

40

đó, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người nói chung và phụ nữ nói riêng là đòi hỏi lớn của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.

Thứ năm, sự tự phấn đấu vươn lên của phụ nữ trong hệ thống chính trị.

Ý thức phấn đấu của người cán bộ nữ là một thước đo để tổ chức đánh giá, cất nhắc, bổ nhiệm, đề bạt vào các vị trí lãnh đạo. Trước vai trò kép, tiêu chuẩn kép, nghĩa vụ kép thì ý trí tự phấn đấu của người phụ nữ có một ý nghĩa quan trọng. Nó là động lực giúp người phụ nữ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để vươn lên khẳng định vai trò, vị thế của mình.

Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng, chỉ có những phụ nữ có đủ bản lĩnh và ý trí quyết tâm mới có thể vượt qua được khó khăn, trở ngại để đến với sự nghiệp chính trị. Lúc này, sự vươn lên của mỗi cá nhân phụ nữ là yếu tố quan trọng quyết định vị thế, vai trò của họ trong xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn kết yêu cầu phụ nữ tự phấn đấu vươn lên với yêu cầu tăng cường sự hỗ trợ của giới nam, gia đình, chính quyền, đoàn thể. Người cho rằng: “Từ nay,các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho

phụ nữ cần phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ chị em nhiều hơn nữa” và phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ.[43, tr.225]

Như vậy, để bình đẳng thực sự và được tôn trọng thì người phụ nữ phải tự học tập, rèn luyện để vươn lên bằng chính khả năng của mình chứ không phải bằng “vũ khí” của giới mình (Sắc đẹp, sự khéo léo…).Công thức trọn gói cho sự thành công trong lãnh đạo là nguyên tắc bốn “P” bao gồm: Năng lực (performance), Nghị lực (perseverance), thực hành (practice) và kiên nhẫn (patience). Hiệu quả công việc là thước đo chính xác nhất cho các tố chất và năng lực của người làm lãnh đạo, quản lý.

Tóm lại, để nâng cao tỷ lệ và năng lực của phụ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần hội tụ được các điều kiện chủ quan và khách quan nêu trên.

41

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)