Hoàn thiện các chủ trương, chính sách về tạo nguồn nữ cán bộ

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 88)

II. Tỷ lệ nam nữ trong Ban thường vụ tỉnh ủy I Chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy

3.1.2. Hoàn thiện các chủ trương, chính sách về tạo nguồn nữ cán bộ

Việc tạo nguồn cán bộ là khâu quan trọng, cần phải có tính chiến lược, khoa học và có bước đi phù hợp. Việc xác định chủ trương, đường lối đúng đắn trong công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trong sự nghiệp chống Mỹ

cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang, đã góp rất nhiều trong chiến đấu và sản xuất. Đảng và chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo”.

Đảng, Chính phủ đã được Bác kính yêu giao cho một trọng trách lớn lao là bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Để thực hiện tốt lời căn dặn của Người trước lúc đi xa, Đảng và chính phủ cần phải chú trọng tới quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ

Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sử dụng cán bộ là công việc rất quan trọng và ảnh hưởng lớn tới số lượng, chất lượng nữ cán bộ nói chung và nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo chủ chốt nói riêng. Điều này cũng đã được trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên khẳng định: “Vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử

dụng cán bộ là rất quan trọng, không có khâu này thì không thể có cán bộ đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhất là đối với cán bộ nữ càng khó khăn. Chị em có những đặc trưng hoàn cảnh, đặc điểm sinh lý khác với nam giới. Nếu không chú ý tới khâu quy hoạch, tạo điều kiện để chị em học tập và tham gia công tác thì sẽ càng ngày càng thiếu hụt trầm trọng cán bộ nữ đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra”(Trao đổi của Trưởng phòng tổ chức cán bộ Tỉnh ủy)

78

Để làm tốt công tác cán bộ nữ cần chú ý tới cả quan điểm và cách làm. Đảng, nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo sát sao công tác cán bộ nữ. Song cái yếu và thiếu chính là nằm ở khâu tổ chức thực hiện

Trong công cuộc đổi mới, một trong những nguyên nhân của việc phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo chưa nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội là do nguồn cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Một yêu cầu khẩn thiết được đặt ra hiện nay là cần chú trọng quy hoạch, đào tạo và bố trí cán bộ. Khi tiến hành quy hoạch, đào tạo và bố trí cán bộ cần quan tâm tới đặc trưng về giới, cần có các biện pháp giải quyết các nhu cầu thực tiễn trước mắt cho phụ nữ như điều kiện sống, việc làm để phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng yên tâm học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc.

Để tăng cường tỷ lệ và chất lượng cán bộ nữ đòi hỏi phải chú trọng phát triển đảng viên nữ, đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn cán bộ nữ. Một phương thức quy hoạch cán bộ khá là hiệu quả và hợp lý của tác giả Nguyễn Đức Hạt đề ra đó là: “Mỗi nữ cán bộ lãnh đạo quản lý có trách nhiệm quy hoạch từ một

đến hai cán bộ nữ kế cận chức danh mà mình đảm nhận. Quy hoạch cán bộ phải có thời gian từ 5 đến 10 năm. Phạm vi quy hoạch gồm nhiều cấp, nhiều ngành. Quy trình quy hoạch phải dựa trên nhu cầu cán bộ cụ thể của từng thời kỳ, nội dung quy hoạch dựa trên các chức danh, số lượng từng chức danh. Tiêu chuẩn cần và đủ của mỗi chức danh”[ 19, tr.308,309]

Trên cơ sở số lượng cán bộ được quy hoạch, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Trong quá trình đào tạo cần có định hướng tiêu chuẩn rèn luyện theo quy hoạch phạm vi công tác (Đảng, chính quyền hay đoàn thể). Có cơ chế sàng lọc, thử thách, theo dõi thời gian công tác để có thứ tự sắp xếp đúng, phù hợp với sở trường của cán bộ. Đẩy mạnh đào tạo theo chức danh. Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo. Trong quá trình đào tạo chú trong về phẩm chất đạo đức, kiến thức, lý luận và thực tiễn, thực hành.

Việc đặt ra các tiêu chuẩn để đào tạo cán bộ là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc xác định tiêu chuẩn cán bộ một cách chính xác là cơ sở và tiền đề đề đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ đúng.

79

Cần xây dựng tiêu chuẩn và đưa ra các chính sách để những người ưu tú có điều kiện, có cơ hội tham gia vào nhóm cán bộ chiến lược; cần phải tìm kiếm, bồi dưỡng và hình thành nhóm lãnh đạo và quản lý tài năng, hội đủ các phẩm chất cần thiết của người cán bộ. Từ trước đến nay, nhà nước ta mới chỉ xác định tiêu chuẩn cán bộ nói chung, chưa xác định tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ và từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Do vậy, một yêu cầu đặt ra đòi hỏi những người làm tổ chức cán bộ cần tham mưu cho các cấp, ban, ngành để xây dựng những tiêu chuẩn cho từng chức danh lãnh đạo trên cơ sở những tiêu chuẩn chung để mọi người có cơ sở phấn đấu, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của từng chức danh lãnh đạo, quản lý.

Đồng thời với quy trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ thì cần chú trọng đến các giải pháp về bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ. Ngày nay, muốn có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chất lượng cao, điều hành công việc có hiệu quả, thì việc đánh giá, lựa chọn, đề bạt cán bộ phải tránh tình trạng ưu tiên, chiếu cố hoặc đề bạt cho đủ cơ cấu.

Thực tế cho thấy, nếu việc đề bạt cán bộ nữ chỉ dựa vào cơ cấu thì không thể khuyến khích hết khả năng của phụ nữ, phụ nữ khi đó có thể ý lại dựa vào cơ cấu hoặc những phụ nữ có khả năng nhưng lại không được đề bạt vì đã theo cơ cấu thì chỉ có số lượng nhất định.

Như vậy, ấn định một cơ cấu nhất định thực sự không phát huy hết được vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý, lãnh đạo. Nhưng trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay thì vẫn cần quy định một tỷ lệ tối thiểu phụ nữ tham gia bộ máy lãnh đạo. Bởi hiện nay, nhận thức về vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội chưa thực sự được đánh giá công bằng, vẫn tồn tại định kiến giới bất lợi cho phụ nữ.

Việc đề ra tỷ lệ cán bộ nữ trong bộ máy lãnh đạo ở các tổ chức trong hệ thống chính trị sẽ tạo ra hướng phấn đấu, khích lệ phụ nữ tích cực trau dồi, vươn lên, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ. Nhất thiết phải có chỉ tiêu tối thiểu cho từng cấp, ngành không ít hơn 30% phụ nữ trong quy hoạch ở các cương vị hoạch định và quyết định các chủ trương, chính sách.

Đảng, nhà nước cần quan tâm đến việc sắp xếp, bố trí công việc phù hợp, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ nữ thể hiện hết năng lực, sở trường. Bố trí cán bộ phải xuất phát từ việc mà đặt người, chứ không từ người mà sắp xếp công việc. Căn cứ

80

vào tiêu chuẩn đối với từng chức danh và kết quả đánh giá cán bộ để bổ nhiệm đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường. Tránh bố trí cán bộ cho đủ cơ cấu, số lượng, không quan tâm đến chuyên môn mà cán bộ được đào tạo và bố trí họ vào làm việc tại lĩnh vực mà họ chưa am hiểu. Kiên quyết không vì người mà xếp sẵn “ghế”, không để lặp lại tình trạng một số ít cán bộ “ngồi nhầm ghế”, gây hậu họa cho Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hiện nay trong cả nước và ở từng đơn vị đã có các ban và tiểu ban vì sự tiến bộ của phụ nữ từ Trung ương đến cơ sở, nhưng chất lượng hoạt động của các ban, tiểu ban này chưa thực sự hoạt động có hiệu quả, ở một số đơn vị, các tiêu ban này được lập ra chỉ để cho có đủ ban ngành, chứ chất lượng còn quá thấp. Vì vậy để các ban này thực sự hoạt động có hiệu quả, nhà nước cần có quy trình đào tạo một cách bài bản cán bộ chuyên trách về giới để tạo đà và thúc đẩy những cố gắng thực hiện bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)