Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 36)

Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập đã nhận thức rõ vai trò to lớn của phụ nữ trong xã hội nói chung và lĩnh vực chính trị nói riêng. Trong hệ thống các chủ trương, đường lối chung của Đảng, đã có những chính sách riêng đối với phụ nữ. Trong mọi việc, Đảng và Chính Phủ luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ, chú trọng công tác cán bộ nữ.

Từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã quan niệm phụ nữ là lực lượng cách mạng to lớn. Tư tưởng nam nữ bình quyền là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam.

Thấm nhuầm tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ, những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng đối với vấn đề phụ nữ.

Xuyên suốt từ đại hội I cho đến nay, Đảng ta đã đề cập đến nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chiến chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) đã khẳng định: “Phụ

nữ nước ta là một lực lượng quan trọng trong cách mạng và trong sản xuất, do đó toàn Đảng, toàn dân phải có trách nhiệm lớn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.”

25

Nghị quyết số 152,153 của BCH Trung ương Đảng khóa III cũng nhấn mạnh đến một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận và công tác cán bộ nữ.

Chỉ thị số 44/CT–TW ngày 07/06/1984 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ đã nhận định những đóng góp to lớn của phụ nữ trong ba cuộc cách mạng và chỉ rõ cách thức tăng cường vai trò cán bộ nữ. Chỉ thị nêu rõ cần phải tuyển chọn cán bộ nữ, cần có quyết tâm, có kế hoạch cụ thể trong đào tạo cán bộ nữ để cán bộ nữ hội tụ đủ năng lực, phẩm chất đảm nhiệm những nhiệm vụ, chức trách mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp phát triển đất nước: Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội. Yêu cầu đặt ra cần giải phóng phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình quyền, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc.

Đảng luôn quan tâm, chú trọng đến các chủ trương tăng cường công tác cán bộ nữ. Vấn đề nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong việc tham gia bộ máy lãnh đạo và ra quyết định đã được đưa vào kế hoạch hành động của quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Điều này thể hiện rõ trong một số văn bản của Chính Phủ như: Quyết định số 72/TTg ngày 25/02/1993 của Thủ tướng Chính Phủ về thành lập Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ; Chỉ thị số 646/TTg ngày 07/11/1994 về tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các bộ, ngành, địa phương…

Ngày 12-7-1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 04-NQ/TW về đổi mới và tăng

cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Nghị quyết khẳng định: “Giải phóng phụ nữ, phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu cách mạng gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và giai cấp”. Trong Nghị Quyết này Đảng

ta đã đề ra ba quan điểm và sáu công tác lớn nhằm tăng cường, chăm lo, bồi dưỡng, vận động và nâng cao vai trò của phụ nữ trong tình hình mới.

Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới chỉ rõ: "Nâng cao tỷ lệ cán bộ

nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ", phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm

26

để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của phụ nữ.

Chỉ thị số 37-CT/TW thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng ta về công tác cán bộ nữ, là căn cứ để các cấp, các ngành thực hiện công tác cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ ngày càng tiến bộ.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới.

Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ

nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định quan điểm:

Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.

Đại hội XI của Đảng cũng đã chỉ rõ: Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ. Đồng thời, phải nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với lao động nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; Tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Có thể khẳng định rằng, bằng các đường lối, chủ trương, Đảng ta đã rất quan tâm, tạo điều kiện để phụ nữ tham chính nói chung và tham gia quản lý lãnh đạo nói riêng. Nhiều chủ trương về bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật đã tạo nên một hành lang pháp lý đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho phụ nữ trong mọi lĩnh vực của xã hội.

27

Quyền bình đẳng của phụ nữ trong đời sống chính trị - xã hội đã được khẳng định xuyên suốt từ Hiến pháp năm 1946 đến nay. Trong Hiến pháp năm 1946 của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định: “Phụ nữ bình đẳng với nam

giới về mọi phương diện”. Hiến pháp năm 1959 quy định cụ thể hơn: “Phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội”. Các nguyên tắc bình đẳng nam nữ đã được cụ thể hơn trong các Hiến pháp

1980, 1992. Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt.

Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”.

Như vậy, cho đến nay qua năm lần sửa đổi Hiến pháp, quyền bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội luôn được khẳng định.

Luật Bình đẳng giới là văn bản pháp luật đầu tiên quy định bình đẳng nam nữ về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

Bộ luật lao động được Quốc Hội thông qua, có một chương riêng về lao động nữ và có nhiều điểm tiến bộ phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.

Trước sức mạnh về vai trò của phụ nữ trong cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ nữ, phát huy khả năng đóng góp mọi mặt của phụ nữ trong đời sống xã hội, đặc biệt trong công tác quản lý, lãnh đạo.

Bên cạnh đó nhà nước Việt Nam còn cam kết trước cộng đồng quốc tế tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào mọi mặt của đời sống chính trị - xã hội một cách đầy đủ và bình đẳng như nam giới thông qua việc ký công ước Liên hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) từ năm 1980, tham gia hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ của Liên hợp Quốc tại Bắc Kinh năm 1995….

Các quan điểm của Đảng và Nhà nước không chỉ được ghi nhận rõ trong hệ thống các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước, được cụ thể hóa bằng các văn bản, chỉ thị, nghị định mà còn được thực thi trong cuộc sống nhằm phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của phụ nữ trong xã hội. Tổ chức UNDP của Liên Hợp quốc tại Việt Nam đã ghi nhận: “Việt Nam có thể tự hào về những thành quả của

mình trên bước đường tiến tới sự bình đẳng về giới. Những thành quả này, một phần nhờ sự cam kết chính trị của Chính phủ Việt Nam, mở đầu bằng việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò và tiềm năng của phụ nữ” [56, tr.1]

28

Như vậy, với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ, Việt Nam đã trở thành quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á.

Tóm lại, giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng đối với phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên tự khẳng định mình trong công tác lãnh đạo, quản lý là quan điểm nhất quán trong diễn tiến lịch sử cách mạng Việt Nam. Đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phụ nữ nói chung và phụ nữ làm quản lý, lãnh đạo nói riêng đã tạo nên hành lang pháp lý cho việc thực hiện bình đẳng giới. Thông qua đó, vị thế, vai trò tham chính của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)