Đội ngũ cán bộ nữ tham gia quản lý trong Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở tỉnh

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 67)

II. Tỷ lệ nam nữ trong Ban thường vụ tỉnh ủy I Chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy

2.3.1.2. Đội ngũ cán bộ nữ tham gia quản lý trong Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở tỉnh

ban nhân dân ở tỉnh

* Đội ngũ cán bộ nữ tham gia quản lý trong Hội đồng nhân dân

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quy định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy được các tiềm năng của địa phương, xây

57

dựng và phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy,trong những năm qua, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã từng bước được kiện toàn, củng cố về tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. HĐND Tỉnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trong sự phát triển chung ấy, đã có sự đóng góp công sức và tài năng của phụ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo còn thấp.

Số đại biểu HĐND là nữ, ngày càng tăng. Nhiệm kỳ 1999 -2004, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND là 20.83%, nhiệm kỳ 2004 – 2011 có 23.88 % số đại biểu HĐND là nữ, nhiệm kỳ 2011- 216, số đại biểu HĐND là 25.1%.Số đại biểu nữ HĐND tăng đã giúp cho đội ngũ phụ nữ ngày càng thể hiện được tiếng nói, đại diện của mình trong các lĩnh vực của xã hội

Những thành quả HĐND tỉnh Thái Nguyên Khoá XI đã đạt được trong nhiệm kỳ qua có sự đóng góp rất lớn của các nữ đại biểu trong HĐND. Nhiệm kỳ 2004- 2011, HĐND tỉnh có 14 đại biểu nữ, chiếm 23,88%. Tuy tỷ lệ đó chưa phải là cao, song với tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực cố gắng của bản thân, các chị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cử tri tin tưởng, giao phó. Nhiều chị đã trưởng thành, tiến bộ về mọi mặt và đã trở thành cán bộ nòng cốt, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Nhiều chị đã được giới thiệu để tiếp tục ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Hòa nhịp cùng với cả nước, tạo môi trường thuận lợi cho phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo, tỉnh Thái Nguyên đã đảm bảo tốt nhất các điều kiện cho phụ nữ ở tỉnh tham gia quản lý, lãnh đạo trong nhiệm kỳ 2011- 2016, kết quả cụ thể:

Đại biểu HĐND tỉnh là 70 đại biểu, trong đó có 20 nữ chiếm tỷ lệ 28,57%; Đại biểu HĐND cấp huyện là 335 đại biểu, trong đó có 92 nữ chiếm tỷ lệ 27,38%; Đại biểu HĐND cấp xã là 4.640 đại biểu, trong đó có 996 nữ chiếm tỷ lệ 21,30%; Đây thực sự là một cơ hội tốt để phụ nữ ở tỉnh có cơ hội tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực chính trị và đời sống xã hội. Với sự tin tưởng và ủng hộ của Đảng, chính quyền và nhân dân đã tạo đà cho nữ đại biểu HĐND các cấp tỉnh Thái Nguyên phát huy vai trò và quyền làm chủ của phụ nữ, đảm bảo vì sự tiến bộ của phụ nữ.

58

Tỷ lệ nữ trong thường trực hội đồng nhân dân và trong các ban của hội đồng nhân dân đều rất thấp. Trong nhiệm kỳ 1999 – 2004 và nhiệm kỳ 2004- 2011, không có nữ cán bộ tham gia ban thường trực hội đồng nhân dân. Nhiệm kỳ 2011- 2016 có 01/03 nữ cán bộ trong thường trực hội đồng nhân dân chiếm 33.3% (giữ chức vụ phó chủ tịch HĐND).

Trong các ban của HĐND đa phần nữ giới chỉ tham gia ở chức danh ủy viên và với số lượng khiêm tốn ở các ban dân tộc, ban văn hóa – xã hội, ban pháp chế. Ban văn hóa - xã hội của HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ 2004 – 2011 có 01đồng chí giữ chức vụ trưởng ban, 02 đồng chí là ủy viên của ban. Nhiệm kỳ 2011- 2016 có 01 đồng chí giữ chức vụ phó ban văn hóa, xã hội và 02 đồng chí ủy viên. Trong ban dân tộc và ban pháp chế cũng có số ủy viên lần lượt là: 03 đồng chí; 02 đồng chí. Đến nhiệm kỳ 2011 – 2016, ban pháp chế có 01 phó ban là nữ. Tỷ lệ nữ cán bộ trong các ban của HĐND rất thấp và cá biệt trong ban kinh tế và ngân sách của HĐND tỉnh cũng chưa từng có nữ cán bộ tham gia, 100% cán bộ của ban kinh tế là nam giới. Nữ giới tham gia chủ yếu vẫn trong các ban văn hóa – xã hội và thiếu vắng trong lĩnh vực kinh tế. Kinh tế vốn là một “mảnh đất” màu mỡ, là động lực sâu xa nhất của chính trị, Lênin đã quan niệm: “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”, vậy mà trong ban kinh tế của HĐND tỉnh lại không có một thành viên nữ tham gia. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tham chính của phụ nữ.

Phụ nữ trong tỉnh không có đại diện, không có tiếng nói của mình trong lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội là lĩnh vực kinh tế thì dường như trong các lĩnh vực khác, họ cũng luôn chịu sự thiệt thòi, dù có được tham gia các ban, ngành đoàn thể thì chủ yếu vẫn là theo cơ cấu, vẫn là người tham mưu, không có tính ra quyết định.

* Đội ngũ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo trong UBND

Cũng như trong HĐND tỉnh, tỷ lệ cán bộ nữ trong UBND tỉnh vẫn còn thấp. Tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt chiếm 25% và giữ chức vụ là phó chủ tịch UBND. Tuy tỷ lệ còn thấp song tỷ lệ này đã được giữ ổn định trong hai nhiệm kỳ 2004 – 2011 và nhiệm kỳ 2011- 2016

Nhiệm vụ chính của nữ phó chủ tịch là phụ trách lĩnh vực: văn hoá - xã hội; giáo dục và đào tạo; y tế; văn hoá thể thao và du lịch; lao động, thương binh và xã

59

hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; phòng, chống ma tuý, phòng chống cháy nổ; vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động.

Số cán bộ nữ là giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành chiếm tỷ lệ thấp và có chiều hướng giảm sút đối với chức vụ giám đốc sở, ban, ngành song tỷ lệ nữ cán bộ là phó giám đốc các sở, ban, ngành có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Tỷ lệ nữ cán bộ thấp trong tất cả các lĩnh vực, chủ yếu đảm nhiệm cấp phó, tham mưu, không có tính tra quyết định, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Công việc mà các chị em đảm nhiệm chủ yếu ở lĩnh vực văn hóa, xã hội, đoàn thể, các ủy ban liên quan nhiều tới các vấn đề phụ nữ và trẻ em…

Như vậy, có một thực trạng chung là các nữ cán bộ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý vẫn mang nặng tính cơ cấu, nhiệm vụ mà các nữ cán bộ được đảm nhiệm vẫn chủ yếu là lĩnh vực văn hóa, xã hội. Trong địa hạt kinh tế thì vẫn vắng bóng những nhà lãnh đạo, quản lý là nữ. Con đường để phụ nữ tham gia vào quản lý, lãnh đạo trong hai địa hạt chính trị và kinh tế là những con đường không bằng phẳng, đầy dẫy những khó khăn. Đòi hỏi sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, chính quyền, nhân dân và sự tự nỗ lực của cá nhân phụ nữ.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)