TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 101)

II. Tỷ lệ nam nữ trong Ban thường vụ tỉnh ủy I Chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.

Dựa trên cơ sở các điều kiện để thúc đẩy tỷ lệ, năng lực của nữ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị (chương 1) và dựa trên các nguyên nhân của thành công và nguyên nhân hạn chế tỷ lệ, năng lực của nữ cán bộ tham gia quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên (chương 2), tác giả đã khuyến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tỷ lệ và năng lực nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên như sau:

+ Nhóm giải pháp về chủ trương, đường lối, chính sách:

Đảng, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách để đảm bảo bình đẳng giới. Trong đó, Đảng, Nhà nước cần chú trọng hơn cả đến các chủ trương, chính sách về tạo nguồn nữ cán bộ

Việc tạo nguồn cán bộ là khâu quan trọng, cần phải có tính chiến lược, khoa học và có bước đi phù hợp. Việc xác định chủ trương, đường lối đúng đắn trong công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

+ Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của gia đình, xã hội và hệ thống chính trị đối với công tác cán bộ nữ.

Để xóa bỏ được rào cản định kiến giới, đòi hỏi phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền hơn nữa nhằm nâng cao trình độ nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận vai trò, vị thế người phụ nữ.

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của mỗi người, đặc biệt là phải làm sao cho nhận thức đó chuyển hóa thành hành vi, thái độ ứng xử bình đẳng với phụ nữ. Nội dung, phương thức tuyên truyền phải làm sao để mọi người nhận thấy rằng, vị thế thấp kém của phụ nữ so với nam giới không phải là “điều kiện tự nhiên” mà là kết quả của sự phân biệt đối xử với phụ nữ theo một hệ thống

+ Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị:

Để có được sự thành công trong công cuộc bình đẳng giới thì yếu tố quan trọng hơn cả là sự tự khẳng định bản thân của mỗi phụ nữ. Khi người phụ nữ hiểu được khả năng, giá trị của bản thân mình, họ sẽ có lòng tự tôn, tự tin và phấn đấu

88

vươn lên trong cuộc sống, họ sẽ xóa bỏ được các tập quán lạc hậu, áp bức coi thường, trói buộc bản thân phụ nữ. Điều này là chìa khóa của thành công.

Phụ nữ cần phấn đấu, rèn luyện về cả đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để trở thành những người “hồng thắm, chuyên sâu”. Đồng thời với đó, người phụ nữ cũng cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo, đặc biệt là khắc phục một số yếu điểm của giới mình trong công tác quản lý, lãnh đạo như thiếu tính mạnh mẽ, quyết đoán…

89

KẾT LUẬN

Sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo, quản lý được coi là thước đo cơ bản về vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại. Ghi nhận vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội mà Đảng, Nhà nước luôn giành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện để phụ nữ tham chính nói chung và tham gia làm quản lý, lãnh đạo nói riêng. Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Đảng, nhà nước, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong phát triển và nâng cao địa vị của phụ nữ. Điều này có một ý nghĩa quan trọng vì phụ nữ là một giới trong cơ cấu xã hội, phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong cả thời chiến lẫn thời bình. Tuy nhiên, vị thế, vai trò của phụ nữ chưa thực sự tương xứng với đóng góp và tiềm năng của phụ nữ.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên để từ đó đề xuất được một số giải pháp góp phần đẩy mạnh sự tham chính của phụ nữ trong cương vị lãnh đạo, quản lý.

Một số kết quả cơ bản mà luận văn đã đạt được là:

Từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, nhà nước về vai trò, vị trí của phụ nữ trong đời sống nói chung và trong đời sống chính trị nói riêng, tác giả đã khảo lược đặc điểm khi phụ nữ làm quản lý, lãnh đạo gồm: Thứ nhất, phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, nhà nước trong quá trình tham chính nói chung và tham gia làm quản lý, lãnh đạo nói riêng; Thứ hai, phụ nữ trong quá trình làm lãnh đạo, quản lý phải thực hiện một vai trò kép, nghĩa vụ kép và tiêu chuẩn kép.; Thứ ba, vị thế và vai trò của nữ cán bộ ngày càng được nâng cao;Thứ tư, những hạn chế và khó khăn của nữ cán bộ trong quá trình làm quản lý, lãnh đạo

Từ các đặc điểm nêu trên, kết hợp với khung lý thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực tiễn cuộc sống, tác giả đã xây dựng một hệ quy chiếu cơ bản các điều kiện cần và đủ để phụ nữ tham gia làm quản lý, lãnh đạo:

+ Nhóm các điều kiện khách quan

Việc xác định chủ trương, đường lối đúng đắn trong công tác cán bộ nữ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của phụ nữ khi tham gia làm quản lý, lãnh đạo. Sự quan

90

tâm của Đảng, nhà nước và các đoàn thể đối với công tác cán bộ nữ là động lực quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới phát triển.

Trong giai đoạn hiện nay, tôi thiết nghĩ, thể chế cần thiết và quan trọng hơn cả đối với phụ nữ chính là các thể chế bàn về vấn đề quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ. khi thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm, hoàn cảnh để cho chị em nâng cao được trình độ, kỹ năng đáp ứng công việc khi được bổ nhiệm các chức vụ.

Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào lao động sản xuất mang tính xã hội. Chỉ khi người phụ nữ được giải phóng khỏi áp lực công việc gia đình, có thu nhập, có điều kiện nâng cao về mọi mặt thì khi ấy người phụ nữ với tự tin trong vai trò, cương vị lãnh đạo. Do vậy, điều kiện giải phóng phụ nữ về mặt kinh tế có ý nghĩa quan trọng để nâng cao tỷ lệ và chất lượng phụ nữ tham chính nói chung và tham gia quản lý, lãnh đạo nói riêng.

Để thực hiện được bình đẳng nam nữ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để toàn xã hội thừa nhận vai trò, vị trí của phụ nữ trong môi trường xã hội. Tạo điều kiện để phụ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo thể hiện hết khả năng, năng lực của mình trong hoạt động chính trị.

+ Nhóm điều kiện chủ quan: Thực chất là bàn về năng lực, phẩm chất, ý chí

cần thiết để người phụ nữ được cất nhắc vào các vị trí lãnh đạo với số lượng này càng nhiều, chất lượng ngày càng cao.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tư tưởng đạo đức trong sáng. Đồng thời, người cán bộ quản lý, lãnh đạo phải có kiến thức, năng lực quản lý giỏi, có tư duy năng động, sáng tạo, có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, được nhân dân tin tưởng và lãnh đạo được nhân dân

Ý thức phấn đấu của người cán bộ nữ là một thước đo để tổ chức đánh giá, cất nhắc, bổ nhiệm, đề bạt vào các vị trí lãnh đạo. Trước vai trò kép, tiêu chuẩn kép, nghĩa vụ kép thì ý trí tự phấn đấu của người phụ nữ có một ý nghĩa quan trọng. Nó là động lực giúp người phụ nữ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để vươn lên khẳng định vai trò, vị thế của mình.

91

Tóm lại, để nâng cao tỷ lệ và năng lực của phụ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần hội tụ được các điều kiện chủ quan và khách quan nêu trên.

Về phần thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng chung là các nữ cán bộ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý vẫn mang nặng tính cơ cấu, nhiệm vụ mà các nữ cán bộ được đảm nhiệm vẫn chủ yếu là lĩnh vực văn hóa, xã hội. Trong địa hạt kinh tế thì vẫn vắng bóng những nhà lãnh đạo, quản lý là nữ. Con đường để phụ nữ tham gia vào quản lý, lãnh đạo trong hai địa hạt chính trị và kinh tế là những con đường không bằng phẳng, đầy dẫy những khó khăn. Đỏi hỏi sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, chính quyền, nhân dân và sự tự nỗ lực của cá nhân phụ nữ.

Theo kết quả nghiên cứu quá trình tham gia quản lý, lãnh đạo của phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên, nữ cán bộ lãnh đạo tỉnh có những ưu trội sau: Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có văn hóa lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm cao, nhân hậu, dịu dàng, công tâm, tinh tế, thẳng thắn, trung thực, khiêm tốn. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, các nhà lãnh đạo là nữ giới được đánh giá là dân chủ, có xu hướng quan hệ cá nhân tốt, xu hướng áp dụng cách tiếp cận đồng cảm, chia sẻ và hợp tác.

Đồng thời, trong quá trình lãnh đạo, quản lý, các nữ cán bộ cũng gặp một số khó khăn cơ bản: Trong quá trình làm quản lý, lãnh đạo phụ nữ chưa thực sự quyết đoán, chưa mạnh mẽ. Vai trò tư vấn, ra quyết định của nữ cán bộ còn nhiều hạn chế. Tính hiện diện của nữ đại biểu chưa cao, chưa tiêu biểu cho quyền lợi của nữ giới trong các quyết sách, đường lối và chương trình liên quan đến phụ nữ

Phụ nữ hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức của tư tưởng định kiến giới. Nhận thức về bình đẳng giới, về vai trò và năng lực của cán bộ nữ chưa đúng đắn nên dẫn tới tình trạng đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ chưa hợp lý, thiếu tính chiến lược và tính đột phá.

Trên cơ sở thực trạng, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản:

Đảng, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách để đảm bảo bình đẳng giới. Trong đó, Đảng, Nhà nước cần chú trọng hơn cả đến các chủ trương, chính sách về tạo nguồn nữ cán bộ. Việc tạo nguồn cán bộ là khâu quan trọng, cần phải có tính chiến lược, khoa học và có bước đi phù hợp.

92

Đồng thời cần có các biện pháp nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng về vai trò, vị trí của phụ nữ, khắc phục dần và loại bỏ tư tưởng trọng nam, khinh nữ.

Bên cạnh các giải pháp thuộc yếu tố khách quan, quan trọng hơn cả vẫn là sự tự phấn đấu cuả bản thân nữ giới. Phụ nữ cần phấn đấu rèn luyện để trở thành những con người hoàn thiện về cả đức, tài và kỹ năng. Phụ nữ cần phát huy được các thế mạnh của giới mình và khắc phục các yếu điểm còn tồn tại để tiềm năng, vị thế, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định.

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã bước đầu nghiên cứu khái quát thực trạng phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản. Tuy đã cố gắng đầu tư thời gian, công sức song nội dung luận văn vẫn với dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát, các vấn đề sẽ được nghiên cứu sâu sắc, cụ thể hơn trong các công trình nghiên cứu cao hơn.

93

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)