Những nguyên nhân của hạn chế.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 77 - 82)

II. Tỷ lệ nam nữ trong Ban thường vụ tỉnh ủy I Chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy

2.5.2. Những nguyên nhân của hạn chế.

Căn cứ vào các điều kiện để phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đã trình bày ở chương I, tác giả nhận thấy, trong công tác cán bộ nữ của tỉnh nhà còn một số điểm yếu và thiếu sau:

70

sâu sắc, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng chưa thường xuyên, liên tục.

Các cấp ủy Đảng và chính quyền ở địa phương đã có nhiều kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ, song các biện pháp tổ chức thực hiện nhiều khi còn chưa khoa học, thiếu sự kiểm tra, giám sát, dẫn đến kết quả thực thi chủ trương, kế hoạch chưa đạt được mục tiêu đề ra. Cơ chế, chính sách tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ chưa có tính chiến lược lâu dài, thiếu tính đột phá.

Một số cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ. Còn biểu hiện hẹp hòi, thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ, ngại tuyển dụng phụ nữ, đánh giá cán bộ nữ thiếu khách quan, chưa công bằng và còn khắt khe. Việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên đối với cán bộ nữ hầu như chưa có và chưa cụ thể. Do đó, nhiều xã, phường, thị trấn, thậm chí ở cấp huyện và tương đương thiếu cán bộ nữ làm quản lý, lãnh đạo, đặc biệt một số nơi không có cán bộ nữ tham gia cấp ủy.

Đa số cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý được bố trí ở cấp thấp, ít có thực quyền và thường là cấp phó. Dự nguồn các chức danh lãnh đạo chưa thực sự được chú trọng, điều này dẫn tới thiếu hụt nguồn cán bộ nữ kế cận ở các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị tỉnh.

Công tác tham mưu, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho Đảng và hệ thống chính trị thiếu tính chiến lược nên hiệu quả chưa cao, chưa đạt yêu cầu theo tinh thần nghị quyết 11- NQ/TW và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ.

Sự thiếu mạnh dạn trong công tác quy hoạch, bố trí cán bộ nữ đúng năng lực, sở trường cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ và năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ ở tỉnh.

Phong trào phụ nữ chưa phát triển đồng đều, chưa khơi dậy được tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ. Hoạt động của tổ chức hội chưa thực sự có chiều sâu, một số hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ hiệu quả chưa cao, chưa sâu sát với từng nhóm đối tượng đặc thù, chưa phát huy tính chủ động của phụ nữ.

Định kiến giới cũng là một rào cản đối với sự phấn đấu của phụ nữ nói chung và nữ cán bộ nói riêng. Định kiến giới đã tồn tại hàng ngàn năm trong xã hội, ăn sâu

71

vào nếp nghĩ, tâm thức của mọi người trong xã hội rằng: phụ nữ có địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “Tại gia tòng phụ,

xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”…Chính định kiến giới này đã kìm hãm sự phát

triển của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Định kiến này càng được thể hiện rõ nét ở các tỉnh miền núi - nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp, trình độ tri thức chưa cao. Thái Nguyên – một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc cũng không thoát khỏi tình trạng chung ấy.

Tuy được các cấp ủy đảng và chính quyền tạo mọi điều kiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới đã làm cho nhận thức của nhân dân về bình đẳng giới có sự thay đổi. Song bên cạnh đó, có một bộ phận không nhỏ nhân dân chưa thực sự ủng hộ cho phụ nữ và cán bộ nữ. Chính yếu tố này cũng đã kìm hãm sự phát triển của phụ nữ ở tỉnh, làm cho phụ nữ dường như bị gạt ra khỏi nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng, làm cho vị thế của phụ nữ trong xã hội thấp (như phần thực

trạng đã trình bày ở chương 2).

Gánh nặng gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phấn đấu của phụ nữ nói chung và nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo nói riêng. Là người phụ nữ, đã phải chịu những định kiến thiệt thòi về trách nhiệm của phụ nữ với gia đình, nhưng là một phụ nữ ở tỉnh miền núi thì định kiến này càng ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phấn đấu, rèn luyện của phụ nữ tỉnh. Dẫu rằng, ngày nay phụ nữ ở tỉnh đã nhận được nhiều hơn sự đồng thuận của gia đình, của cộng đồng. Nhưng gánh nặng gia đình dường như vẫn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên. Với quan niệm “việc nhà là của phụ nữ”, một bộ phận không nhỏ phụ nữ đã không nhận được sự chia sẻ của nam giới, thậm chí có những nữ cán bộ còn không nhận được sự ủng hộ của người chồng, họ tâm sự: “Mọi vất vả tôi đều cố gắng được, nhưng nỗi vất vả nhất của tôi hiện nay

là nhiều khi vì công việc mà tôi phải đi sớm, về muộn. Nhưng chồng tôi, thực sự luôn tỏ ra rất khó chịu với công việc của tôi, nhiều khi hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng làm tôi cũng giảm nhiệt huyết với nghề. Tôi chỉ mong sao, mọi nữ cán bộ đều được sự ủng hộ của chồng, của gia đình và của cộng đồng để chúng tôi yên tâm khi cống hiến sức lực, trí tuệ cho gia đình và xã hội.” (Trao đổi của một nữ phó chủ tịch xã).

Đây chính là khó khăn căn bản của phụ nữ ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Điều này đòi hỏi cấp ủy đảng và chính quyền cần tuyên truyền sâu, rộng hơn các

72

chính sách bình đẳng giới để nhân dân thực sự thấu hiểu được vai trò, vị thế của cán bộ nữ, tạo điều kiện ủng hộ các nữ cán bộ nói riêng và phụ nữ nói chung.

Thứ hai, tình trạng tự ti hoặc níu kéo lẫn nhau trong giới nữ cũng tác động tiêu cực đến tỷ lệ và chất lượng đội ngũ nữ cán bộ.

Một bộ phận phụ nữ vẫn còn biểu hiện tự ti, an phận, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, chấp nhận hoàn cảnh và không sẵn sàng nhận vị trí công tác khi được phân công.

Chị em nhiều khi còn tự níu áo nhau trong quá trình phấn đấu. Ngay trong phiếu điều tra cho thấy, bản thân chị em đã không giành cho nhau sự ưu ái, dường như bản thân nữ giới vẫn tự kìm hãm lẫn nhau trong quá trình công tác, họ giành cho nam giới sự ủng hộ nhiều hơn.

Một nam cán bộ chia sẻ: “Trong bầu cử, bình bầu ở đơn vị tôi, ngay bản thân

nữ giới cũng rất ít ủng hộ cho nữ giới. Tôi có cảm nhận chị em chưa thực sự ủng hộ cho nhau, thậm chí một số nữ cán bộ còn gặp phải sự đố kị, dè bửu của chính các nữ đồng nghiệp”(Trao đổi của một nam chủ tịch huyện )

Thứ ba, ý thức tự rèn luyện, phấn đấu của nữ cán bộ đã có nhiều tiến bộ song ý chí phấn đấu đó chưa đồng đều, thường xuyên.

Phụ nữ và các nữ cán bộ ở các vùng kinh tế phát triển như ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ...có nhiều điều kiện thuận lợi hơn phụ nữ ở các huyện khác do vậy, phụ nữ đã giành nhiều thời gian cho sự phấn đấu, rèn luyện.

Trái lại ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa phụ nữ thực sự thiếu điều kiện để phấn đấu. Chính vì vậy, đã dẫn tới hiện tượng có sự phấn đấu không đồng đều, không thường xuyên của phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên.

Một nữ cán bộ xã tâm sự: “Các chị ở đây làm gì có điều kiện kinh tế và thời

gian để học tập, nâng cao trình độ. Ngoài giờ đi làm, các chị còn tranh thủ tăng gia sản xuất để đảm bảo cuộc sống gia đình. Nuôi dạy con cái, gánh nặng gia đình đã chiếm gần hết thời gian của các chị rùi. Vất vả lắm với hai nhiệm vụ gia đình và công việc. Có những người may mắn còn được chồng chia sẻ vất vả khó nhọc, nhưng cũng có những người không được chồng chia sẻ khó khăn thì khó khăn cứ chồng chất khó khăn làm cho chị em nhiều người nản trí trong phấn đấu.”

73

Tóm lại, trên đây là một số thuận lợi và khó khăn của phụ nữ tỉnh Thái Nguyên khi tham gia vào quá trình lãnh đạo, quản lý. Để phát huy được sức mạnh của phụ nữ trong quá trình quản lý, lãnh đạo đòi hỏi các cấp ủy Đảng và chính quyền phát huy hơn nữa những thuận lợi và khắc phục những hạn chế nêu trên.

74

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)