Quan điểm của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 29 - 32)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đặt vị thế, vai trò của phụ nữ ngang với nam giới và Người cũng là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ tiêu biểu của thế giới đề cao vị thế chính trị của phụ nữ và Người đặc biệt quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Là một người am hiểu lịch sử dân tộc, lại trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam kinh qua bao khó khăn gian khổ để giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò của phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Người nhận định rằng: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm

tốt đẹp, rực rỡ”[42, tr.6]

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải phóng chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ có cội nguồn sâu xa từ sự chứng kiến trực tiếp của Người đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam – một xã hội thuộc địa nửa phong kiến lúc bấy giờ. Trong xã hội ấy, người phụ nữ chịu cảnh “một cổ hai tròng” vừa bị tư tưởng phong kiến coi thường về địa vị xã hội, bị trói buộc bởi các quan niệm đạo đức, bị khinh rẻ đến mức mất cả tư cách làm người, vừa bị thực dân bóc lột, áp bức, chà đạp lên nhân phẩm và quyền làm người.

Không chỉ có vậy, tư tưởng giải phóng phụ nữ của chủ tịch Hồ Chí Minh còn được hun đúc trong suốt hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân của Người. Đến đâu Người cũng thấy cảnh phụ nữ bị đối xử bất công, bị bóc lột và bị chà đạp lên nhân phẩm.

22

Vì thế, hầu hết trong các tác phẩm, báo chí, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề nữ giới. Trong Hồ Chí Minh toàn tập với tổng số gần hai ngàn bài nói, viết, có gần một trăm bài viết hơn một lần Bác nhắc tới phụ nữ.

Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản tại Pari năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã giành cả một chương với chủ đề “Nỗi khổ nhục của người đàn bà

bản xứ” để trình bày cho thế giới biết về thân phận người phụ nữ. Người viết: “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn cai trị, sỹ quan, cảnh binh”[37, tr.5]

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phụ nữ. Người luôn đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Người nói rằng: “Chúng ta làm cách

mạng là để tranh lấy quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau. Lê-nin dạy chúng ta: Phụ nữ là một nửa xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả. Phụ nữ thì phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụ nữ”.

Trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có tư tưởng về giải phóng phụ nữ bởi vì làm cách mạng là để giành lấy tự do, độc lập, dân chủ, trai gái đều ngang quyền như nhau. Theo Người, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội sẽ không mang tính cách mạng đầy đủ nếu không thực sự giải phóng phụ nữ. Bởi phụ nữ là một nửa nhân loại, phân nửa xã hội.

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, quyền lợi của phụ nữ phải gắn liền với quyền lợi của cả dân tộc, của cả giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do đó sự nghiệp giải phóng phụ nữ luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trong văn kiện thành lập lập Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày, quyền dân chủ tự do cho nhân dân mà còn nhằm “thực hiện nam nữ bình quyền”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm thể hiện tầm nhìn chiến lược khi đặt ra vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện nam – nữ bình quyền trong tương quan phát triển của xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nói đến phụ nữ là nói đến phân nửa

xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.” [42, tr.523]

23

Trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ không chỉ bao hàm nội dung giải phóng phụ nữ thoát khỏi ách nô lệ, khỏi chế độ phong kiến mà còn phải xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, tạo điều kiện phát huy vai trò, phát triển năng lực sáng tạo của phụ nữ. Người đã thấy rõ khả năng làm việc của phụ nữ không thua kém gì nam giới. Người chỉ rõ: “dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản,

người phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực”[44, tr.97]

Người đã coi vấn đề phát huy vai trò, phát triển năng lực sáng tạo của phụ nữ là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có sự tự vươn lên của chị em phụ nữ. Người luôn yêu cầu Đảng, Chính phủ và các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động. Đảng và Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để mỗi ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo và Người cũng nghiêm khắc nhắc nhở chị em phải cố gắng tự vươn lên trong lao động, học tập và công tác chứ không phải chờ đợi Đảng, Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách.

Xác định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh rất quan tâm theo dõi hoạt động của phụ nữ, Người đánh giá: “Từ

trước đến nay phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta có rất nhiều tiến bộ” [43, tr.98]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới đội ngũ cán bộ nữ. Khi bàn đến công tác cán bộ nữ, Người luôn quan tâm tới số lượng, tỷ lệ đại biểu nữ. Quan tâm tới vị trí của phụ nữ trong xã hội, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ đảng viên rằng, một trong những nhiệm vụ của phụ nữ dưới chế độ ta là phải hăng hái tham gia chính quyền. Người chỉ ra rằng, nếu cán bộ lãnh đạo nữ mà ít, đấy là thiếu sót của Đảng.

Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng phụ nữ ít được tham gia lãnh đạo, quản lý là do: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai”[45, tr.208]. Không chỉ phê bình

những những tư tưởng đánh giá không đúng về khả năng của phụ nữ, Người còn đòi hỏi phải tích cực sửa chữa sai lầm, khuyết điểm đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của phụ nữ nhưng chưa bao giờ Người tuyệt đối hóa vai trò đó, Người chỉ ra rằng, phụ nữ làm lãnh đạo sẽ không

24

tránh khỏi có cái hay, cái dở. Bởi theo Người, đây là điều tất yếu khó tránh khỏi của mọi cán bộ lãnh đạo. Do vậy, trong quá trình dụng cán bộ phải biết cái hay, cái dở của cán bộ để bố trí, sử dụng hợp lý, “dụng nhân như dụng mộc”.

Nói chuyện tại Hội nghị Các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền

toàn miền Bắc, Người căn dặn: “Từ nay, các cấp Đảng, chính quyền địa phương, khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa”.

Có thể nói rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người đánh giá cao lực lượng chính trị của phụ nữ. Đây là một trong những mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mà suốt đời Người đã phấn đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng ấy. Đây là sự nghiệp giải phóng chân chính nhất, toàn diện và triệt để nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)