Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 29)

Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, lao động tạo ra của cải vật chất là điều kiện tất yếu để loài người tồn tại và phát triển. Bằng lao động của mình phụ nữ đã tham gia tích cực vào diễn tiến của lịch sử nhân loại với những đóng góp to lớn, họ đã tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Không chỉ có vậy, phụ nữ còn tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và các phong trào đấu tranh của những người bị áp bức, bóc lột. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, trong lịch sử nhân loại không một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ tham gia. Phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong những người bị áp bức nên không bao giờ họ đứng ngoài và cũng không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng.

Phụ nữ là một nguồn nhân lực quan trọng để phát triển xã hội. Có thể khẳng định rằng, trên mọi bình diện của đời sống xã hội, phụ nữ đều có vai trò to lớn. C.Mác đã khẳng định: “Ai đã biết đến lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không

có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà thì biết xã hội tiến bộ ra sao”.

Theo C.Mác, sự tiến bộ của một quốc gia có thể đo lường một cách chính xác bằng việc xem xét vị trí của phụ nữ của quốc gia đó trong xã hội. Như vậy, việc lôi cuốn phụ nữ tham gia quản lý đất nước, quản lý xã hội là rất cần thiết, là yêu cầu khách quan của một xã hội văn minh và phát triển.

20

Không chỉ nhận thức được vai trò to lớn của phụ nữ, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã nhận ra nghịch lý mà phụ nữ đã và đang phải gánh chịu đó là vai trò thì lớn mà địa vị thì thấp kém trong cả gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ luôn chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lột, bị tha hóa.

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã nghiên cứu lịch sử xã hội loài người và họ đã chỉ ra rằng: “Trong xã hội có giai cấp đối kháng phụ nữ là nạn nhân trực tiếp của sự áp bức giai cấp và sự bất bình đẳng trong gia đình và ngoài xã hội”. Theo các ông, nguyên nhân cơ bản của sự bất bình đẳng ấy là do phụ nữ bị gạt khỏi quá trình sản xuất xã hội, phụ nữ bị bó hẹp trong công việc nội trợ.

Trước nghịch lý mà phụ nữ đã và đang phải gánh chịu, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra điều kiện để đi tới giải phóng phụ nữ là đưa phụ nữ trở lại tham gia lao động sản xuất xã hội và chuyển công việc nội trợ của gia đình thành công việc lớn của xã hội. Gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng vô sản, xem công cuộc giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng vô sản. Theo họ, “Nhiệm vụ đầu tiên của giai cấp vô sản và Đảng cộng sản -

đội tiên phong của mình là phải triệt để giải phóng phụ nữ”[9, tr.147]. Trong chính

cuộc cách mạng ấy, cần lôi cuốn phụ nữ tham gia sinh hoạt chính trị. Lênin khẳng định: “Lôi cuốn quần chúng tham gia sinh hoạt chính trị mà không lôi cuốn được phụ

nữ tham gia sinh hoạt chính trị là không được”[9, tr.122].

C.Mác, Ăngghen, Lênin đã nhìn nhận phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển xã hội. Vị thế của phụ nữ trong quốc gia sẽ phản ánh trình độ phát triển của quốc gia đó. Để phụ nữ có được vị thế trong xã hội đòi hỏi phải giải quyết tốt vấn đề bình đẳng giới. Thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện bình đẳng giới, muốn vậy phải tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội để phụ nữ phát huy được hết năng lực của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Có thể nói, trong mọi trường hợp, phụ nữ luôn tỏ rõ năng lực của giới mình.

Lênin chỉ ra rằng, không chỉ giải phóng phụ nữ bằng luật pháp, bởi theo Người, trong pháp luật mới không còn dấu vết phụ nữ bị đối đãi bất bình đẳng. Theo ông, để bình đẳng với nam giới, phụ nữ cần có quyền tham gia quyết định vận mệnh của đất nước tức phụ nữ phải được trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, xây dựng và

21

củng cố chính quyền. Lênin tin rằng trong quản lý, phụ nữ sẽ được học tập nhanh chóng và đuổi kịp nam giới.

Sự phát triển học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay đã được làm phong phú và sâu sắc hơn bởi các quan điểm nữ quyền và các vấn đề bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)