II. Tỷ lệ nam nữ trong Ban thường vụ tỉnh ủy I Chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy
2.4. Thực trạng năng lực lãnh đạo,quản lý của đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên.
60
Là người lãnh đạo, quản lý thì năng lực lãnh đạo là một yếu tố hết sức quan trọng. Điều này đảm bảo cho người lãnh đạo đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo cấp trên giao, đồng thời chỉ đạo được cấp dưới.
Qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu cho thấy, năng lực lãnh đạo của người cán bộ gồm các năng lực cơ bản sau: Năng lực đề xuất chủ trương, chính sách;
Năng lực ra quyết định; Năng lực kiểm tra giám sát; Năng lực tư vấn, tham mưu; Năng lực tổ chức thực hiện các quyết định; Năng lực tổ chức vận động quần chúng.
Trên cơ sở tiếp thu các tiêu chí để đánh giá năng lực lãnh đạo của người cán bộ, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của nữ cán bộ trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên, kết quả cụ thể như sau:
Năng lực đề xuất chủ trương, chính sách
Bảng 7: Năng lực đề xuất chủ trương, chính sách trong một số lĩnh vực cơ bản
Tiêu chí Chính trị Kinh tế Pháp chế Văn hóa – xã hội
Rất tốt Số người 44 48 154 166 % 9.8 10.67 34.22 36.9 Tốt Số người 67 53 132 111 % 14.88 11.77 29.33 24.66 Khá tốt Số người 134 117 95 92 % 29.77 26 21.11 20.44 Trung bình Số người 177 198 58 74 % 39.33 44 12.90 16.44 Không tốt Số người 28 34 11 7 % 6.22 7.56 2.44 1.56
61
Trong đánh giá về năng lực của cán bộ quản lý, lãnh đạo ở tiêu chí năng lực đề xuất chủ trương, chính sách chúng ta nhận thấy rằng phụ nữ đã được đánh giá cao trong năng lực đề xuất chủ trương, chính sách. Mức độ đánh giá từ khá tốt trở lên trong mỗi lĩnh vực đều chiếm trên 50% .
Tuy nhiên ở mỗi lĩnh vực, sự đánh giá không giống nhau. Phụ nữ tỉnh được đánh giá rất cao ở khả năng đề xuất chủ trương, chính sách trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, tiêu chí rất tốt, tốt và khá tốt chiếm đến 84.66 %, tỷ lệ đánh giá không tốt trong lĩnh vực này chiếm 1.56%.
Trong hai lĩnh vực kinh tế và chính trị thì năng lực đề xuất chủ trương, chính sách của phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên được đánh giá cơ bản ở mức bình thường, mức độ bình thường trong lĩnh vực kinh tế, chính trị lần lượt là 44% và 39.33%. Nhìn chung, cán bộ nữ rất khó cạnh tranh với nam cán bộ về năng lực đề xuất chủ chương, chính sách trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Điều này xảy ra không phải do phụ nữ không có năng lực, trình độ mà yếu tố căn bản dẫn tới trình trạng nêu trên là do định kiến giới, do quan niệm truyền thống cho rằng: lĩnh vực kinh tế, chính trị là địa hạt của nam giới, nam giới sẽ làm tốt hơn nữ giới, bản thân chị em lại hay tự ti, mặc cảm. Chính điều đó đã hạn chế mức độ thăng tiến của phụ nữ trong hệ thống chính trị.
62
Đối với nhà lãnh đạo, quản lý thì năng lực ra quyết định là rất quan trọng và cần thiết, yêu cầu ra quyết định không chỉ được thể hiện trong hoạch định chủ trương, chính sách mà trong từng tình huống, từng công việc cụ thể.
Do đặc trưng giới tính khác nhau, nên cách xử lý các tình huống trong lãnh đạo, quản lý của hai giới cũng khác nhau. Theo kết quả điều tra, khảo sát, đặc điểm nổi bật của cán bộ nữ là kiên nhẫn, khéo léo, mềm mỏng. Còn nam giới là những người mạnh mẽ, quyết đoán, thiên về lý trí. Với những đặc trưng giới như vậy, đã có sự đánh giá khác nhau về nam cán bộ và nữ cán bộ trong những tình huống khác nhau của năng lực ra quyết định.
Đối với những tình huống khó khăn, cấp bách thì nữ cán bộ bị đánh giá hạn chế hơn nam cán bộ trong năng lực ra quyết định trong tình huống này. Trong 450 phiếu điều tra, có đến 336 phiếu điều tra nhận định(chiếm 74.66%), trong tình huống khó khăn, nam giới có năng lực ra quyết định trội hơn, đúng đắn hơn nữ giới. Ngay cả nữ giới cũng phải thừa nhận tính nhạy bén của nam giới trong xử lý các tình huống khó khăn .
Các nữ cán bộ đã tỏ thái độ rất khâm phục các nam cán bộ trong xử lý các tình huống đòi hỏi sự nhanh nhạy để đưa ra các quyết định trong các trường hợp khó khăn. Có đến 97% chị em được hỏi đã rất ủng hộ cho quan điểm, nam cán bộ xử lý các tình huống khó khăn rất tốt. Họ nhanh nhạy và rất quyết đoán. Có thể nói rằng, nam giới đã được sự ủng hộ của cả đồng nghiệp nam và đồng nghiệp nữ trong những lúc khó khăn đòi hỏi sự quyết đoán và nhanh nhạy.
Một nữ cán bộ đã nhận xét: “Nam giới họ quyết đoán tốt lắm. Chính với sự
quyết đoán mạnh mẽ mà nhiều khi họ đã rất thành công trong công việc. Chị em nữ cán bộ còn rụt rè, làm việc theo sự chỉ huy nên nhiều khi bỏ lỡ mất cơ hội” (Trao đổi của Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh)
Nam giới được đánh giá cao trong cách giải quyết các tình huống khó khăn, nhưng không phải trong mọi tình huống khó khăn. Mà nam giới thường thành công trong các khó khăn đòi hỏi phương thức giải quyết cấp bách. Nhưng trong các công việc đòi hỏi tính thuyết phục, tính kiên trì, sự mềm dẻo thì nữ cán bộ được đánh giá cao hơn. Có đến 284/450(chiếm 63.2%) người được hỏi trả lời nữ giới đã xử lý công việc tốt hơn trong những trường hợp đòi hỏi tính kiên trì, mềm mỏng.
63
Mặc dù được đánh giá cao trong xử lý các trường hợp đòi hỏi tính mềm dẻo, kiên trì. Nhưng thực sự trong cách đánh giá của nam cán bộ giành cho nữ cán bộ vẫn có nhiều cái khắt khe. Nam cán bộ, không đánh giá cao nữ cán bộ như nữ cán bộ đánh giá về nam cán bộ. Trong cách đánh giá, nhìn nhận của nam giới thì nữ cán bộ thành công hơn trong các tình huống đòi hỏi tính kiên trì, mềm mỏng là do nữ cán bộ được “trời phú” cho những đức tính quan trọng đó. Dường như, họ chưa thừa nhận tài thực sự của phụ nữ.
Một nam cán bộ đã nhận định: “Trong lãnh đạo, quản lý sự quyết đoán của nữ
giới nhìn chung không bằng nam giới. Trong nhiều tình huống cần ra quyết định kịp thời, táo bạo thì nữ giới thường do dự, chần chứ, nhiều khi để tuột qua mất cơ hội. Nữ cán bộ thường chỉ thành công trong các công việc đòi hỏi tính kiên trì, khéo léo thôi ví như công tác dân vận” (Trao đổi của nam cán bộ huyện ủy)
Như vậy, năng lực ra quyết định của người cán bộ phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh của mỗi cán bộ lãnh đạo cho nên cán bộ nữ cần phải tự rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt để khắc phục những hạn chế của giới mình, nâng cao năng lực lãnh đạo.
Năng lực kiểm tra, giám sát
Nếu như trong năng lực ra quyết định, với các đặc trưng của nữ giới như kiên trì, mềm mỏng, thận trọng đã hạn chế người phụ nữ đưa ra các quyết định công việc đúng lúc, kịp thời thì trong năng lực kiểm tra, đánh giá, nhờ có những đặc trưng giới như đã nêu mà nữ giới lại có những cái vượt trội hơn nam giới khi kiểm tra giám sát công việc.
Do có những đức tính kiên trì, thận trọng, tiết kiệm, thuyết phục, tinh thần trách nhiệm cao nên khi được phân công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, phụ nữ thường làm tốt hơn nam giới. 389/450 (chiếm 86.44 %) người được hỏi đã nhận định phụ nữ hoàn toàn phù hợp với năng lực kiểm tra, giám sát và biểu hiện ưu trội hơn hẳn nam giới.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hạt: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cũng đã chỉ ra rằng: “Ở năng lực kiểm tra,
giám sát, nữ liêm khiết, tiết kiệm, ít tham nhũng nên rất mạnh dạn, nếu giao cho các công việc trong lĩnh vực thanh tra hoặc ủy ban kiểm tra là rất tốt”.Phụ nữ là nhân tố
64
làm lành mạnh hóa chính trị và xã hội. Phụ nữ quản lý tài chính rất công minh, chính trực. Hiệu quả giải quyết các xung đột xã hội rất tốt [19, tr.160]
Những nhận định này cũng hoàn toàn đúng với đội ngũ phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên. Đây là điểm mạnh của phụ nữ trong quản lý, lãnh đạo, đòi hỏi Đảng, nhà nước và bản thân mỗi phụ nữ cần có kế hoạch rèn luyện, nuôi dưỡng các phẩm chất này ngày càng tốt đẹp hơn nữa.
Năng lực tư vấn, tham mưu
Trong quá trình lãnh đạo, người làm lãnh đạo, quản lý rất cần có năng lực tham mưu, đề xuất các ý tưởng mới. Năng lực này được đánh giá dựa trên các tiêu chí: có ý tưởng mới, phân tích được các vấn đề, tình hình thực tiễn, có khả năng diễn
đạt, đưa ra cách giải quyết có hiệu quả, có khả năng thuyết phục. Dựa trên các tiêu
chí này, năng lực tư vấn, tham mưu của phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên được đánh giá như sau:
Với sự nhạy bén của mình, phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều tham mưu, tư vấn cho Đảng bộ tỉnh và các cơ quan quyền lực, quản lý nhằm góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.
Qua nghiên cứu, điều tra khảo sát chọn mẫu theo các tiêu chí của năng lực tư vấn tham mưu của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy:
Trong bốn tham chiếu của năng lực tư vấn, tham mưu, cán bộ nữ được đánh giá cao ở hai tiêu chí là khả năng diễn đạt, đưa ra cách giải quyết hiệu quả công việc và khả năng thuyết phục. Kết quả đánh giá rất tốt và tốt cho hai tiêu chí trên lần lượt là: 57,55% và 68%. Trong khi đó đánh giá nam cán bộ ở hai tiêu chí này thì kết quả lần lượt là: 48.88% và 48.44%. Tỷ lệ chênh lệch trong hai tiêu chí này ở cán bộ nam và cán bộ nữ lần lượt là: 8.67% , 19.56%.
Khi được hỏi nguyên nhân, tại sao đồng chí lại đánh giá cao hai tiêu chí khả năng diễn đạt, đưa ra cách giải quyết hiệu quả công việc và khả năng thuyết phục ở nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo?
Câu trả lời của những người được hỏi, đều có chung một đáp án: Hai tiêu chí
này người nữ cán bộ được đánh giá cao bởi phụ nữ vốn là những người được mệnh danh là khéo léo, tinh tế, tế nhị, nhạy bén trong quan hệ giao tiếp, ứng xử.
65
Trái với hai tiêu chí trên thì trong hai tiêu chí “Luôn có ý tưởng mới” và tiêu chí: khả năng phân tích được các vấn đề, tình hình thực tiễn thì nữ cán bộ lại không được đánh giá cao như nam cán bộ.
Cán bộ nữ được đánh giá mức độ rất tốt và tốt trong tiêu chí luôn có ý tưởng mới là 38.88%. trong khi đó phần đánh giá này giành cho nam cán bộ là 64%. Tỷ lệ chênh lệch trong tiêu chí này là 25.12%. Khoảng cách về sự ưu trội của cán bộ nam và cán bộ nữ ở tỉnh Thái Nguyên trong tiêu chí “luôn có ý tưởng mới” đã được thu hẹp hơn nhiều so với tỷ lệ ưu trội của nam cán bộ với nữ cán bộ trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ chênh lệch ưu trội của nam cán bộ với nữ cán bộ trên phạm vi cả nước là 39.8% (Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hạt)
Tiêu chí: “phân tích được vấn đề, tình hình thực tiễn”, sự ưu trội của nam được đánh giá cao hơn so với sự ưu trội của nữ, nhưng tỷ lệ đó chỉ chiếm 1.34%. Trong đó, tiêu chí này đánh giá trên phạm vi cả nước là 28%.(kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Đức Hạt). Để có được năng lực lãnh đạo này, phụ nữ ở tỉnh đã phải có gắng
rất nhiều trong quá trình nâng cao trình độ và kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo. Qua trao đổi với những người được phát phiếu điều tra về: “Lý do tại sao nữ
cán bộ lại chưa được đánh giá cao trong hai tham chiếu “Luôn có ý tưởng mới” và “khả năng phân tích được các vấn đề, tình hình thực tiễn”
11/17 câu trả lời có chung ý tưởng: Nữ cán bộ ở tỉnh đã cố gắng rất nhiều, họ
có nhiều đóng góp cho tỉnh. Song vì họ luôn phải gánh trên vai một trách nhiệm kép với gia đình và xã hội. Ngoài việc ở công sở, nữ cán bộ còn cả trăm ngàn công việc ở gia đình, công việc con cái nên thời gian họ giành cho quá trình tư duy để có được một ý tưởng mới ra đời thực sự là khó khăn và hạn chế. Không phải chị em không có trình độ mà họ bị hạn chế bới sức khỏe và thời gian. Như vậy, đề chị em có thời gian cho công việc được nhiều hơn, đòi hỏi phải có sự sẻ chia từ gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Như vậy, so với cả nước, năng lực tư vấn, tham mưu của phụ nữ tỉnh Thái Nguyên ngày càng được đánh giá cao, phụ nữ trong tỉnh đã và đang cố gắng phấn đấu để khẳng định mình trong lĩnh vực quản lý, lãnh đạo.
66
Năng lực tổ chức thực hiện là loại năng lực chuyên môn đặc biệt của người làm công tác lãnh đạo, quản lý, nếu thiếu năng lực này người cán bộ không hoàn thành được nhiệm vụ. Để thực hiện tốt năng lực này, đòi hỏi người cán bộ phải có sự thấu đáo về nhận thức, khả năng điều khiển, sự am hiểu về con người, tính cởi mở, óc sáng suốt, tháo vát, tính kiên nghị, có khả năng thu hút quần chúng .
Cán bộ nữ tỉnh Thái Nguyên đã và đang thực hiện tốt chức năng tổ chức thực hiện các quyết định tuy nhiên ở mỗi tiêu chí trong năng lực này lại có sự đánh giá khác nhau.
Qua khảo sát cho thấy rằng: “ trong quá trình tổ chức thực hiện các quyết định, cán bộ nữ đã thu hút được quần chúng, có sự am hiểu, tháo vát trong thực hiện các quyết định. Nhưng cái thiếu và yếu nhất của nữ cán bộ là tính kiên nghị, quyết đoán. Đánh giá khả năng quyết đoán của nữ cán bộ có 11.3% cho rằng nữ trội hơn nam trong tính quyết đoán. Trong khi đó 66.77% cho rằng nam cán bộ trội hơn nữ cán bộ trong tính quyết đoán. Thực tế, trong quá trình thực hiện các quyết định, phụ nữ còn nể nang, chưa mạnh dạn trong khâu lựa chọn nhân sự thực hiện, thiết lập các phương án thực hiện…
Nữ cán bộ giải quyết công việc rất bình tĩnh, không nóng vội, rất tình cảm và có tính thuyết phục, chân thành, nhưng lại thiếu tính quyết đoán. Nữ cán bộ thường sâu sát với công việc, giải quyết công việc có tình, có lý, khôn khéo hơn nam giới trong quá trình thuyết phục quần chúng. Tuy nhiên, phụ nữ có hạn chế khi giải quyết công việc là hay để tình cảm chi phối, hay nể nang.
Năng lực tổ chức vận động quần chúng
Trong hệ thống chính trị, năng lực tổ chức vận động quần chúng là một năng lực quan trọng của người cán bộ, sự nghiệp cách mạng có thành công hay không là do cán bộ có vận động được dân chúng tin và theo hay không, “Dễ vạn lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Tuyên truyền, vận động, thuyết phục là một trong những năng lực ưu trội của cán bộ nữ lãnh đạo. Qua điều tra, khảo sát 405/450 (Chiếm 90% ) người được hỏi cho biết cán bộ nữ có khả năng thuyết phục, vận động tốt hơn. Đối với nam giới chỉ số này chỉ chiếm có 45/450(10%). 95% số người được hỏi đề cao khả năng lắng nghe
67
của phụ nữ. Phụ nữ rất giỏi lắng nghe ý kiến, thậm chí họ đã luôn luôn lắng nghe để thực hiện tốt công việc của mình. Đây là điểm mà nam giới cần học tập ở nữ giới.
Tóm lại, nữ cán bộ ở tỉnh Thái Nguyên có được sự thành công trong lãnh đạo,