TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 84)

II. Tỷ lệ nam nữ trong Ban thường vụ tỉnh ủy I Chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Trên cơ sở khung lý thuyết của chương 1, tác giả đã khái lược thực trạng tham gia quản lý, lãnh đạo của phụ nữ trên phạm vi cả nước và tiến hành nghiên cứu, điều tra thực trạng tỷ lệ và năng lực tham gia quản lý, lãnh đạo của phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trong Tỉnh ủy, UBND, HĐND.

Về tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị: Ở tỉnh

Thái Nguyên nói riêng và trong phạm vị cả nước nói chung, phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo chiếm tỷ lệ thấp trong tất cả các cơ quan, lĩnh vực. Trong quá trình quản lý, lãnh đạo, nữ cán bộ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó, tham mưu, không có tính ra quyết định, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Thực trạng chung là các nữ cán bộ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý vẫn mang nặng tính cơ cấu, nhiệm vụ mà các nữ cán bộ được đảm nhiệm vẫn chủ yếu là lĩnh vực văn hóa, xã hội. Trong địa hạt kinh tế thì vẫn vắng bóng những nhà lãnh đạo, quản lý là nữ. Con đường để phụ nữ tham gia vào quản lý, lãnh đạo trong hai địa hạt chính trị và kinh tế là những con đường không bằng phẳng, đầy dẫy những khó khăn. Đỏi hỏi sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, chính quyền, nhân dân và sự tự nỗ lực của cá nhân phụ nữ.

Về năng lực lãnh đạo, quản lý: Theo kết quả nghiên cứu quá trình tham gia

quản lý, lãnh đạo của phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên, nữ cán bộ lãnh đạo tỉnh có những ưu trội sau: Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có văn hóa lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm cao, nhân hậu, dịu dàng, công tâm, tinh tế, thẳng thắn, trung thực, khiêm tốn. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, các nhà lãnh đạo là nữ giới được đánh giá là dân chủ, có xu hướng quan hệ cá nhân tốt, xu hướng áp dụng cách tiếp cận đồng cảm, chia sẻ và hợp tác.

Đồng thời, trong quá trình lãnh đạo, quản lý, các nữ cán bộ cũng gặp một số khó khăn cơ bản: Trong quá trình làm quản lý, lãnh đạo phụ nữ chưa thực sự quyết đoán, chưa mạnh mẽ. Vai trò tư vấn, ra quyết định của nữ cán bộ còn nhiều hạn chế. Tính hiện diện của nữ đại biểu chưa cao, chưa tiêu biểu cho quyền lợi của nữ giới trong các quyết sách, đường lối và chương trình liên quan đến phụ nữ

Phụ nữ hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức của tư tưởng định kiến giới. Nhận thức về bình đẳng giới, về vai trò và năng lực của cán bộ nữ chưa đúng

75

đắn nên dẫn tới tình trạng đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ chưa hợp lý, thiếu tính chiến lược và tính đột phá.

Sự thiếu hụt cán bộ nữ trong một số lĩnh vực quan trọng khiến việc hoạch định chủ trương, chính sách thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, ảnh hưởng tới thực hiện chiến lược bình đẳng giới trên nhiều mặt.

Trong chương 2, trên cơ sở thực trạng phụ nữ tham gia làm quản lý,lãnh đạo, tác giả đã phân tích các nguyên nhân của thành công và hạn chế. Trên cơ sở các nguyên nhân cơ bản đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản ở chương 3.

76

Chương 3.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)