Trong chương 1 của luận văn, tác giả phân tích, làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ liên quan tới nội dung nghiên cứu về giới và bình đẳng giới, về quản lý, lãnh đạo và hệ thống chính trị.
Tác giả cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vị thế chính trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị.
Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn tham gia quản lý, lãnh đạo của nữ cán bộ trong hệ thống chính trị, tác giả đã trình bày các đặc điểm cơ bản phụ nữ tham gia làm quản lý, lãnh đạo.
Thứ nhất, phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, nhà nước trong quá trình tham chính nói chung và tham gia làm quản lý, lãnh đạo nói riêng; Thứ hai, phụ nữ trong quá trình làm lãnh đạo, quản lý phải thực hiện một vai trò kép, nghĩa vụ kép và tiêu chuẩn kép.; Thứ ba, vị thế và vai trò của nữ cán bộ ngày càng được nâng cao;Thứ tư, những hạn chế và khó khăn của nữ cán bộ trong quá trình làm quản lý, lãnh đạo.
Trên cơ sở đặc điểm phụ nữ tham chính và dựa trên cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực tiễn cuộc sống, tác giả xây dựng một hệ quy chiếu cơ bản các điều kiện cần và đủ để phụ nữ tham gia làm quản lý, lãnh đạo. Hệ điều kiện này bao gồm các điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan. Trong nhóm điều kiện khách quan, tác giả đề cập tới ba điều kiện chính: Điều kiện về thể chế, điều kiện về kinh tế, điều kiện về tư tưởng – văn hóa. Trong nhóm điều kiện chủ quan, tác giả bàn về năng lực, phẩm chất, ý chí cần thiết để người phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao.
Trên cơ sở khung lý thuyết, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở chương 2.
42
Chương 2