Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo,quản lý của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 91 - 95)

II. Tỷ lệ nam nữ trong Ban thường vụ tỉnh ủy I Chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy

3.3. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo,quản lý của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị

cán bộ nữ trong hệ thống chính trị

Để phụ nữ có được vị thế, vai trò trong cuộc sống nói chung và trong các vị trí lãnh đạo nói riêng thì cần có sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự đồng thuận, ủng hộ của gia đình, xã hội. Nhưng yếu tố quan trọng hơn cả là sự tự khẳng định bản thân của mỗi phụ nữ. Khi người phụ nữ hiểu được khả năng, giá trị của bản thân mình, họ sẽ có lòng tự tôn, tự tin và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, họ sẽ xóa bỏ được các tập quán lạc hậu, áp bức coi thường, trói buộc bản thân phụ nữ. Điều này là chìa khóa của thành công.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã căn dặn: “Giành lại quyền bình đẳng

cho phụ nữ là cuộc cách mạng lâu dài, to lớn, khó nhất. Phụ nữ muốn giành quyền bình đẳng không phải bảo Đảng, chính phủ hay nam giới giải quyết mà phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy”

Người cán bộ mà Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng là người có tài, đức, hồng thắm, chuyên sâu. Người chỉ rõ: “Có tài phải có đức, có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nhà nước. Có đức không có tài, như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”[41, tr.184]. Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người cán bộ nói chung và mọi người Việt Nam nói riêng cần rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức và những kiến thức chuyên môn cần thiết.

Mỗi cán bộ lãnh đạo, dù là cán bộ nam hay cán bộ nữ để thành công trong công việc lãnh đạo, quản lý cũng đòi hỏi có được những tiêu chuẩn cơ bản nêu trên.

Tuy nhiên, tùy tính chất công việc quản lý, lãnh đạo sẽ đòi hỏi mức độ của các tiêu chuẩn khác nhau. Đối với người phụ nữ để tham gia vào quá trình làm quản lý, lãnh đạo đòi hỏi mỗi người phụ nữ cần phải tự phấn đấu và rèn luyện với một số yêu cầu chuẩn mực sau:

84

Để trở thành người cán bộ của dân, của nước, dù là nam giới hay nữ giới, dù là lãnh đạo cấp cao hay ở cấp cơ sở thì mỗi cán bộ cũng phải không ngừng rèn luyện các phẩm chất chính trị, tư tưởng và tài năng.

Trong điều kiện mới, người cán bộ nói chung và nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng cần có trình độ tư duy chính trị - xã hội sâu sắc và toàn diện, nhạy bén với các vấn đề chính trị - xã hội. Tích cực nghiên cứu để thấu hiểu sâu sắc các nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó, tích cực tuyên truyền, phổ biến đưa các nghị quyết, chính sách và pháp luật vào cuộc sống. Nghệ thuật tuyên truyền, thuyết phục là một điểm mạnh của cán bộ nữ bởi trong giao tiếp họ thường rất tình cảm, hòa nhã, mềm mỏng. Tính thuyết thuyết phục và dễ đồng cảm, đặt mình vào vị trí của người khác khi giải quyết công việc đã giúp phụ nữ rất thành công trong giao tiếp, tuyên truyền. Vì vậy, cán bộ nữ cần phát huy hơn nữa ưu trội của giới mình để có thể được bầu, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Với cương vị lãnh đạo, quản lý đòi hỏi người cán bộ cần có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên quyết đấu tranh, phê phán và vạch trần những tư tưởng, hành vi lệch lạc, chống đối và xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng. Trong bất kỳ tình huống nào cũng không dao động, hoang mang, mà phải kiên trì thực hiện cho bằng được những nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Người cán bộ lãnh đạo cần có tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, xứng đáng là người đày tớ thật trung thành của nhân dân như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Tu dưỡng tốt những phẩm chất đạo đức cơ bản như: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng, không lạm dụng chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi riêng; không hà hiếp, nhũng nhiễu nhân dân và cấp dưới. Ngay thẳng, công tâm, nêu gương sáng về sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Luôn đề cao tính dân chủ, lấy lợi ích của dân, của nước làm mục tiêu; biết phát huy trí tuệ, tài năng và mọi nguồn của cải, công sức, trí tuệ của nhân dân để tạo nên sức mạnh; biết tôn trọng lợi ích và quyền lực của nhân dân.

85

Mặt tài trong nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thể hiện ở: tầm hiểu biết sâu rộng, có tri thức và kinh nghiệm quản lý; có khả năng tổ chức, đoàn kết, liên kết; có khả năng phân tích tâm lý, biết cách làm việc với mọi người; có khả năng tác động tâm lý, gây ảnh hưởng tới quần chúng xung quanh; có trình độ chuyên môn trong hoạt động lãnh đạo, quản lý;

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là nhân tố cấu thành năng lực của người cán bộ lãnh đạo. Như vậy, để có được sự thành công trong công việc đòi hỏi nữ cán bộ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Điểm yếu và thiếu của các cán bộ lãnh đạo hiện nay là trình độ lý luận quản lý nhà nước rất thấp. Họ chủ yếu với học qua các lớp tập huấn hoặc bồi dưỡng. Số lượng cán bộ nữ qua đào tạo các lớp lý luận quản lý nhà nước còn rất thấp. Do vậy, đòi hỏi cán bộ nữ phải không ngừng học tập lý luận quản lý nhà nước để có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý, lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội.

Trong quá trình lãnh đạo, quản lý đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, bao gồm: Trí tuệ thông minh, năng lực dự báo, khả năng định hướng, sự nhạy cảm về tổ chức, sự thấu đáo và năng lực điều khiển, sự am hiểu về con người, thời cuộc; tính cởi mở, óc sáng suốt, tháo vát, khôi hài, dí dỏm, tính kiên nghị, khả năng chan hoà với mọi người, thu hút nhân tâm; quy tụ, đoàn kết quần chúng; “lo trước cái lo của quần chúng, vui sau cái vui của quần chúng”. Đồng thời, người cán bộ lãnh đạo cũng cần có con mắt nhạy bén để nhìn người, nhìn sự việc một cách chính xác, biết trầm tĩnh xem xét, phán đoán ra quyết định chính xác, xử lý mọi việc linh hoạt, mềm dẻo nhưng đúng nguyên tắc, phù hợp với luật pháp, với lòng dân.

Người cán bộ cũng cần có tâm, có tầm, có uy và đức trong khi ra quyết định và điều hành công việc; khả năng phân tích xử lý thông tin tốt; luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của quốc gia dân tộc lên trên hết.

Đồng thời với nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, người cán bộ lãnh đạo phải tạo được uy tín bởi là người cán bộ dù là cán bộ nam hay cán bộ nữ muốn thực thi được chức trách của mình thì phải có uy tín. Chức vụ càng cao càng phải có uy tín. Không có uy tín thì khó thuyết phục, tập hợp, lãnh đạo người dưới quyền. Uy tín chính là điều kiện bảo đảm hiệu quả công tác của người lãnh đạo. Có thể nói rằng,

86

vấn đề tạo được uy tín trong công việc và trong cuộc sống thì cán bộ nữ đã và đang làm khá tốt. Tuy nhiên để thực sự khẳng định được mình, giới nữ cần tăng cường hơn nữa uy tín.

Uy tín là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố thuộc về sự nỗ lực chủ quan của một người trên cả hai mặt phẩm chất và năng lực. Để có thể xây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người cán bộ lãnh đạo chúng ta cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: Người cán bộ lãnh đạo cần phải thường xuyên tự giác tu dưỡng rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cần thiết, có thái độ nghiêm khắc với bản thân, đề cao tính tự chủ, tự kiềm chế, tự điều chỉnh, đặc biệt là luôn đề cao tự phê bình và phê bình. Thực hiện lý tưởng của Đảng, phục vụ nhân dân, không được lấy uy tín làm mục đích mà phải coi đó là phương tiện, điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo.

87

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)