Khái lược sự tham gia quản lý,lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 54)

ở Việt Nam.

Phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số, là lực lượng xã hội đặc biệt cấu thành lực lượng sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong việc tăng cường vị thế, vai trò của phụ nữ trên mọi mặt, thúc đẩy bình đẳng giới và công bằng xã hội.

Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Đồng thời là sự tự nỗ lực của bản thân mỗi phụ nữ mà phụ nữ Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng đông đảo vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và đời sống chính trị nói riêng.

Phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể với sự phát triển của đất nước. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Nhiều phụ nữ hiện nay đang nắm giữ những chức vụ cấp cao, đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo hiện nay, nhìn chung còn nhiều hạn chế, các vị trí quản lý, lãnh đạo do nữ đảm nhiệm chủ yếu chỉ ở cấp phó. Xu hướng phổ biến là càng lên cấp cao, tỷ lệ nữ lãnh đạo càng giảm. Chính điều này đã dẫn tới việc phụ nữ ít có quyền ra quyết định, kể cả trong các vấn đề liên quan trực tiếp tới bản thân giới nữ.

Có thể hình dung nét chính của “bức tranh” phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở Việt Nam như sau:

Sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong Đảng

Có thể nói rằng, vai trò của phụ nữ trong xã hội nói chung và trong chính trị nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp. Một chỉ báo rất quan trọng về vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là tỷ lệ phụ nữ trong cấp ủy.

43

Ở Việt nam hiện nay, trong các cơ quan ra quyết sách của Đảng, tỷ lệ đại diện nữ rất là thấp. Trong tiền lệ lịch sử của nước ta, chưa bao giờ có nữ cán bộ được đảm đương trọng trách tổng bí thư Đảng. Tỷ lệ nữ trong ban bí thư, bộ chính trị cũng rất thấp. Đến năm 2011, một cán bộ nữ được bổ nhiệm làm ủy viên bộ chính trị. Đến tháng 05/2013 một nữ cán bộ được bầu bổ sung làm ủy viên bộ chính trị. Tính đến thời điểm hiện nay, chúng ta có 02 nữ cán bộ tham gia ủy viên bộ chính trị.

Nói chung, số cán bộ nữ giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt cấp trung ương ngày càng thấp, tuổi đời quá cao (2 nữ ủy viên bộ chính trị đều đươc bổ nhiệm khi ở

ngưỡng tuổi là 57 tuổi và 59 tuổi). Ở cấp trung ương, xuất hiện sự báo động về thiếu

hụt đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý.

Bảng 1: Đại diện của phụ nữ trong trung ương Đảng.

2001 - 2005 2006- 2010 2011 - 2016 Số nữ Tổng số % nữ Số nữ Tổng số % nữ Số nữ Tổng số % nữ Tổng Bí Thư 0 1 0 0 1 0 0 1 0 Ban Bí Thư 1 9 11 2 10 20 2 11 20 Bộ chính trị 0 15 0 0 15 0 1 14 14 BCH. TW 13 150 8.6 13 181 8.13 18 200 9

Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 2007, vụ tổ chức, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Ở cấp Đảng bộ cơ sở, tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí chủ chốt còn thấp và chưa đại diện được cho số lượng đảng viên.

Bảng 2: Tỷ lệ các vị trí chủ chốt trong đảng bộ các cấp Cấp tỉnh và tương đương Cấp huyện và tương đương Cấp xã và tương đương 2001- 2005 2006 2010 2011 2016 2001- 2005 2006 2010 2011- 2016 2001- 2005 2006 2010 2011 2016 Bí Thư 3.13 6.25 0.25 3.7 4.46 5.5 0.9 4.59 7.25 Phó bí thư 6.6 3.88 - 5.1 5.54 - - 7.25 - Ban Thường vụ 7.3 7.91 - - 7.83 - 3.7 5.83 - BCH 11.3 11.7 11.3 12.8 14.7 15 11.9 14.36 18

44

Tóm lại, sự tham gia của phụ nữ trong các cấp ủy Đảng phát triển chậm, thiếu

vững chắc. Trong bốn cấp, số lượng phụ nữ tham gia BCH Trung ương Đảng chiếm tỷ lệ thấp nhất, dao động từ 8% đến 9% trong ba nhiệm kỳ gần đây. Kế tiếp là số lượng phụ nữ tham gia BCH tỉnh ủy đạt gần 12%, số lượng phụ nữ tham gia BCH huyện ủy dao động từ 12% đến 15%. Phụ nữ tham gia BCH đảng bộ xã/phường đạt tỷ lệ cao nhất 18%. Tỷ lệ trung bình nữ cán bộ ở các vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% ở các cấp. Đa số phụ nữ đảm nhiệm vị trí cấp phó khi làm lãnh đạo. Riêng chức danh bí thư ở cả 3 cấp tỉnh/Thành phố, huyện/thành phố/quận, xã/ phường/ thị trấn có tỷ lệ rất thấp. Phần lớn các nữ ủy viên thường vụ trong các cấp ủy chỉ phụ trách các công việc hành chính, ít liên quan đến nhiệm vụ chiến lược.

Thực trạng trên cho thấy, đội ngũ cán bộ nữ trong cấp ủy đảng ở các cấp hiện nay vừa hẫng hụt, vừa thiếu đồng bộ. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nêu trên là do định kiến giới vẫn tồn tại trong hệ thống chính trị nói chung và hệ thống đảng nói riêng. Ngoài ra, các nhân tố như sự phấn đấu của cán bộ nữ, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn một số hạn chế.

Như vậy, sự quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển số lượng, chất lượng cán bộ nữ. Nơi nào lãnh đạo cấp ủy có nhận thức đúng đắn về công tác cán bộ nữ thì nơi ấy thúc đẩy được sự tham chính của phụ nữ, tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ nữ khẳng định được vai trò, vị trí, năng lực, uy tín khi tham gia quản lý, lãnh đạo.

Sự tham gia quản lý, lãnh đạo của phụ nữ trong Quốc hội

Hiện nay nước ta được đánh giá có số đại biểu là nữ trong Quốc hội cao, đứng đầu Châu Á, đứng thứ tư khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và xếp thứ 33 trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ này không ổn định, không đồng đều ở các nhiệm kỳ.

45

Bảng 3: Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội Việt Nam qua các kỳ bầu cử

Nhiệm kỳ Nữ đại biểu Tổng số đại biểu Tỷ lệ nữ/ tổng số Khóa XIII(2011 – 2016) 122 500 24,4%, Khóa XII (2007 – 2011) 127 493 25,76% Khóa XI(2002 – 2007) 136 498 27.31% Khóa X (1997 - 2002) 118 450 26.22% Khóa IX (1992 - 1997) 73 395 18.48% Khóa VIII(1987 - 1992) 88 496 17.74% Khóa VII(1981 - 1987) 108 496 21.77% Khóa VI(1976 - 1981) 132 492 26.83% Khóa V (1975 - 1976) 137 424 32.31% Khóa IV (1971 – 1975) 125 420 29.76% Khóa III(1964 - 1971) 62 366 16.94% Khóa II(1960 - 1964) 49 362 13.54% Khóa I(1946 - 1960) 10 333 3%

Trong chặng đường hơn 60 năm, Quốc hội nước ta đã trải qua 13 nhiệm kỳ, số lượng nữ đại biểu quốc hội có sự tăng, giảm không đồng đều ở các nhiệm kỳ. Nhưng nhìn một cách tổng quát, so với nhiệm kỳ quốc hội đầu tiên, số lượng nữ đại biểu quốc hội đã tăng đáng kể. Đại biểu nữ tham gia Quốc hội nhiệm kỳ XI là 27,3% và có xu hướng giảm xuống trong các khóa tiếp gần đây. Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội 25,8%; khoá XIII, tỷ lệ nữ là 24,4%, giảm 1,4% so với khoá trước. Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội đã không đạt được chỉ tiêu đề ra trong chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 (chỉ tiêu đề ra 30%). Tuy tỷ lệ đại biểu nữ trong quốc hội giảm nhưng tỷ lệ đại biểu nữ trong ủy ban thường vụ quốc hội tăng. Quốc hội khóa XIII Có 2/4 Phó chủ tịch Quốc hội là nữ (50%), tỷ lệ này tăng so với các nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ đại biểu trong ủy ban thường vụ quốc hội hiện nay là 23.5%

46

Bảng 4: Tỷ lệ đại biểu nam và nữ trong ủy ban thường vụ Quốc hội(tỷ lệ: %)

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)