II. Tỷ lệ nam nữ trong Ban thường vụ tỉnh ủy I Chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy
3.1.3. Xây dựng mô hình(cơ cấu) lãnh đạo hài hòa về giớ
Thực tế, trong quá trình lãnh đạo, quản lý mỗi giới đều có những thế mạnh tích cực và những yếu điểm. Nếu trong ban lãnh đạo, quản lý toàn nam giới hoặc có sự tham gia của nữ giới nhưng ở những vị trí thấp, chủ yếu mang tính thừa hành, tham mưu tạo nên một sự mất cân đối nghiêm trọng trên phương diện cơ cấu giới và đây là một thực trạng phổ biến không chỉ ở tỉnh Thái Nguyên mà trên phạm vi cả nước. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cần xây dựng được mô hình lãnh đạo hài hòa về giới trong các tổ chức của hệ thống chính trị và trong từng cơ quan, đơn vị để phát huy tối đa được sức mạnh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo.
Mô hình lãnh đạo hài hòa về giới đòi hỏi trong thành phần lãnh đạo, quản lý phải có cả lãnh đạo nam và lãnh đạo nữ. Mối tương quan tỷ lệ giữa cán bộ nam và cán bộ nữ trong ban lãnh đạo của đơn vị được xác định trên cơ sở các đặc điểm, tổ chức, hoạt động của từng cơ quan, đơn vị trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.
Mô hình hài hòa về giới không chỉ chú trọng đến tổ chức, cơ cấu của ban lãnh đạo cao nhất mà nó đòi hỏi phải bố trí, sắp xếp hợp lý các vị trí lãnh đạo, quản lý trong các bộ phận của cơ quan, đơn vị.
Mô hình lãnh đạo giới không chỉ hướng đến mục tiêu bình đẳng giới mà còn hướng tới mục tiêu sâu xa hơn là xác lập một sự lãnh đạo quản lý thật sự dân chủ và
81
hiệu quả. Để thực hiện được mô hình này không chỉ là trách nhiệm của các cấp ủy, các cấp lãnh đaọ hệ thống chính trị mà quan trọng là ở sự quyết tâm, phấn đấu, rèn luyện, mức độ trưởng thành và khả năng tự khẳng định mình của cán bộ nam và cán bộ nữ. Sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và sự tự phấn đấu của mỗi cán bộ nữ sẽ tạo ra một mô hình lãnh đạo hài hòa giới, đảm bảo cho sự bình đẳng giới được thực thi theo đúng ý nghĩa.