Về kinh tế văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 58)

2002 -2007 2007 2011 2011 2016 Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam

2.2.2. Về kinh tế văn hóa – xã hộ

Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, tỉnh Thái Nguyên trở thành cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng núi trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ.

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và xã hội. Nhiều tiềm năng đã và đang trở thành nguồn sống của con người, song có nhiều tiềm năng hiện vẫn còn là những cơ hội đang chờ đón các nhà đầu tư khai thác.

Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi. Hệ thống đường giao thông quốc lộ đã được nâng cấp tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội khu vực phía Bắc.

Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28%. Kết thúc năm 2013 cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch theo hướng tích cực; trong đó, công nghiệp xây dựng chiến 42,2%, thương mại dịch vụ chiếm 38,08 %, nông nghiệp chỉ còn 19,9% trong cơ cấu kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ấy tạo điều kiện cho tỉnh sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 18 đề ra

50

GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự ước đạt 22,3 triệu đồng/người/năm và tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,1% so với năm 2010. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/ người/ năm

Mục tiêu kinh tế của tỉnh đến năm 2020: Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. GDP bình quân đầu người đạt 1.500 – 1.600 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 46 – 47%%, dịch vụ chiếm 39 – 40%, nông nghiệp chiếm 13-14% vào năm 2015; đạt 47 – 48%, 42 – 43%, 9 – 10% vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 15 – 16% năm.

Với những lợi thế của tỉnh và khắc phục những khó khăn hiện có, tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, công tác đối ngoại và thu hút đầu tư nhằm nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Về văn hóa – giáo dục: Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba của cả nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 trường đại học, trong đó 07 trường công lập và 01 trường tư thục. Bên cạnh đó, ở tỉnh còn có 10 trường cao đẳng cùng nhiều cơ sở giáo dục bậc cao đẳng nghề và trung cấp khác.Với môi trường đào tạo rộng khắp, đa ngành, đa nghề đã tạo cho phụ nữ nhiều hơn các cơ hội được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)