* Điều kiện về thể chế
Việc xác định chủ trương, đường lối đúng đắn trong công tác cán bộ nữ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của phụ nữ khi tham gia làm quản lý, lãnh đạo. Sự quan tâm của Đảng, nhà nước và các đoàn thể đối với công tác cán bộ nữ không chỉ dừng ở hoạch định đường lối, chiến lược mà còn phải thể hiện ở hành động và quyết tâm chính trị thực hiện nam, nữ bình quyền, trong đó quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
Là người nghiên cứu nhiều về nữ cán bộ, tiến sĩ Võ Thị Mai cho rằng: “Nếu có
sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của cán bộ nữ, có sự quan tâm đúng mức, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng phù hợp thì chị em có điều kiện phấn đấu vươn lên.”[24, tr.189]
Trong hệ thống thể chế, bàn về công tác nữ cán bộ trong giai đoạn hiện nay thì Đảng và Nhà nước không nên chỉ chú trọng đến tỷ lệ nữ cán bộ trong cơ cấu mà quan trong hơn cả là cần có chế độ, chính sách thiết thực đối với phụ nữ để họ tự khẳng định bản thân.
Ngày nay, Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm tạo mọi điều kiện cho phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lại cần có những thể chế, chính sách khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, tôi thiết nghĩ, thể chế cần thiết và quan trọng hơn cả đối với phụ nữ chính là các thể chế bàn về vấn đề quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ có vai trò quan trọng, không có quy hoạch thì không có cán bộ đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc, nhất là cán bộ nữ lại càng khó bởi chị em có nhiều điều kiện khác với nam giới, đặc biệt chị em luôn phải thực hiện một vai trò kép trong cuộc sống và công việc. Do vậy, khi thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm, hoàn cảnh để chị
34
em nâng cao được trình độ, kỹ năng đáp ứng công việc khi được bổ nhiệm các chức vụ. Chính các quy trình này sẽ tạo ra được đội ngũ nữ cán bộ kế cận có đủ tiêu chuẩn để chúng ta không bị hụt hẫng khi chỉ tiêu cho nữ cán bộ thì có nhưng không có cán bộ đủ tiêu chuẩn để bầu, để lựa chọn.
Trong quá trình quy hoạch cán bộ, cần chú trọng về độ tuổi. Trong cơ cấu quyền lực, độ tuổi là một trong những nhân tố tác động khá lớn đến vai trò, vị trí xã hội, sự thăng tiến hay suy giảm tỷ lệ phụ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo. Do vậy, để tăng cường phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần phải gắn với việc chú ý cơ cấu tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho nữ cán bộ. Chúng ta cần chú ý cơ cấu độ tuổi là vì thông thường khoảng thời gian để phụ nữ tham gia làm quản lý, lãnh đạo ngắn hơn nam giới vì phụ nữ còn phải thực hiện thiên chức làm mẹ, chăm lo cuộc sống gia đình.
Tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và trong toàn xã hội về công tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới để tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành. Đặc biệt phát huy vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp nhất là ở cấp cơ sở thực hiện quyền làm chủ của phụ nữ, đấu tranh bảo vệ những quyền hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Hội phụ nữ các cấp cần trở thành trường học rộng lớn trong sự nghiệp bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, tổ chức phụ nữ để giúp phụ nữ thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
* Điều kiện về kinh tế:
Chính vị thế kinh tế của người phụ nữ trong các xã hội cũ đã đẩy người phụ nữ vào thế yếu, bị coi thường, bị lệ thuộc, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Để phụ nữ có thể tham gia vào đời sống
chính trị nói chung và tham gia làm quản lý, lãnh đạo nói riêng thì trước hết phụ nữ cần có một địa vị kinh tế nhất định.
Theo Woolf: “ Sự phụ thuộc tài chính của phụ nữ vào người đàn ông đã khiến
phụ nữ không thể suy nghĩ bạo dạn, hành động động lập và không thể sống như những con người tự do, sáng tạo”. “Sự tự do trí tuệ phụ thuộc vào các yếu tố mang tính vật chất”. Như vậy, để phụ nữ có một địa vị kinh tế thì phải thực hiện các điều
35
Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào lao động sản xuất mang tính xã hội. Đây là giải pháp quan trọng mang tính chiến lược và lâu dài. Bởi lẽ,“ Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng nam và nữ đều không
thế có được và mãi mãi không thể có được, chừng nào phụ nữ vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất xã hội, bị bó hẹp trong công việc riêng tư của gia đình. Chỉ có thể giải phóng phụ nữ khi họ tham gia sản xuất trên quy mô rộng lớn và chỉ phải làm rất ít công việc nhà.” Vì vậy, muốn thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ thì “điều kiện tiên quyết là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã hội và điều kiện đó lại đòi hỏi phải đưa những công việc nội trợ của gia đình cá thể trở thành công việc chung của xã hội, biến nội trợ gia đình thành hàng hóa”.
Chỉ khi người phụ nữ được giải phóng khỏi áp lực công việc gia đình, có thu nhập, có điều kiện nâng cao về mọi mặt thì khi ấy người phụ nữ với tự tin trong vai trò, cương vị lãnh đạo. Do vậy, điều kiện giải phóng phụ nữ về mặt kinh tế có ý nghĩa quan trọng để nâng cao tỷ lệ và chất lượng phụ nữ tham chính nói chung và tham gia quản lý, lãnh đạo nói riêng.
Sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra các ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện lao động nữ. Với điều kiện kinh tế- xã hội ổn định, tri thức, học vấn được nâng cao, người phụ nữ sẽ quan tâm nhiều hơn đến đời sống chính trị.
Khi tiến hành công cuộc giải phóng phụ nữ, chúng ta bắt gặp nút thắt đó là người phụ nữ vừa phải đảm đương trách nhiệm với gia đình, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ xã hội. Có những phụ nữ đã chọn hy sinh sự nghiệp vì hạnh phúc gia đình. Trong xã hội hiện nay thì lại xuất hiện một bộ phận giới nữ chọn hy sinh cuộc sống gia đình để phát triển sự nghiệp. Nhưng dù có lựa chọn hình thức nào gia đình hay sự nghiệp thì người phụ nữ vẫn sẽ rơi vào trạng thái cô đơn – cô đơn trong sự nghiệp hoặc cô đơn trong gia đình. Đây chính là mâu thuẫn mà phụ nữ bao đời nay vẫn chưa có điều kiện giải quyết. Nút thắt này đang được cởi dần bởi các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Nền kinh tế phát triển năng động sẽ tạo cho phụ nữ nhiều cơ hội tiếp cận cuộc sống xã hội để nâng cao vai trò và vị thế xã hội của phụ nữ.
36
Để phụ nữ có được địa vị kinh tế thì điều quan trọng hơn cả là cần phải tổ chức đời sống xã hội để phụ nữ giảm bớt gánh nặng gia đình và tham gia vào công tác xã hội.
Người phụ nữ được đánh giá là thành đạt khi họ vẹn cả đôi đường gia đình và sự nghiệp. Nhưng cái giá mà họ phải trả cho sự thành đạt đó quá đắt. Người phụ nữ phải gắng sức gấp bội so với nam cán bộ đồng nghiệp, đồng cấp khi tham gia quản lý, lãnh đạo. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phụ nữ trong quá trình phấn đấu cho sự nghiệp, phụ nữ rất cần sự đồng thuận của xã hội và rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người chồng, gia đình chồng trong sự nghiệp cũng như trong việc chăm lo gia đình. Đây là mô hình gia đình công bằng giới phù hợp với mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội.
Bên cạnh sự ủng hộ, đồng thuận của gia đình, xã hội, để giảm bớt gánh nặng gia đình đòi hỏi trong cơ chế tổ chức xã hội sẽ có hệ thống an sinh để người phụ nữ có thể yên tâm trong công tác như hệ thống giáo dục, hệ thống chăm sóc sức khỏe…đầy đủ và hoàn thiện.
* Điều kiện về tư tưởng – văn hóa:
Việt Nam là một quốc gia phương đông và mang đậm nét văn hóa Á Đông, xã hội Việt Nam diễn tiến từ chế độ thuộc địa nửa phong kiến tiến lên xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, trong quá trình phát triển bên cạnh những yếu tố thuận lợi về mặt văn hóa như truyền thống yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, sự cần cù, chịu khó, chắt chiu trong lao động…thì Việt Nam cũng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có ảnh hưởng sâu sắc từ những tàn dư của xã hội cũ.
Trong quá trình thực hiện nam nữ bình quyền thì trở ngại về văn hóa, tư tưởng là nguyên nhân khiến cho sự không công bằng về vai trò giới trong lãnh đạo kéo dài, dai dẳng. Chính do sự kìm hãm về văn hóa, đặc biệt là thành kiến giới trong các cơ hội tham gia chức vụ lãnh đạo đã kìm hãm sự phát triển cả về chất và lượng của công tác cán bộ nữ ở Việt nam hiện nay.
Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng, nhà nước và xã hội ta hiện nay là làm sao cải biến được tư tưởng, nhận thức và hành động của mọi người, để họ có cái nhìn, sự đánh giá đúng đắn về vị thế, vai trò của nữ giới trong đời sống nói chung và lĩnh vực chính trị nói riêng.
37
Để thực hiện được bình đẳng nam nữ thì công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng về bình đẳng giới, về vị trí, vai trò của phụ nữ cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Tuyên truyền để toàn xã hội thừa nhận vai trò, vị trí của phụ nữ trong môi trường xã hội. Tạo điều kiện để phụ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo thể hiện hết khả năng, năng lực của mình trong hoạt động chính trị.
Tóm lại, Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể cũng như mỗi cá nhân nói chung và bản thân nữ giới nói riêng phải có những hành động thiết thực, cụ thể để giải phóng được định kiến giới, giải phóng các quan niệm văn hóa lỗi thời về vị trí, vai trò của nữ giới để tạo ra một không gian bình đẳng cho cả nam và nữ trong quá trình tham chính nói chúng và quá trình lãnh đạo, quản lý nói riêng.
Như vậy, có ba điều kiện khách quan cơ bản tác động đến tỷ lệ và chất lượng phụ nữ tham gia làm quản lý, lãnh đạo. Trong ba điều kiện nêu trên thì điều kiện về kinh tế là khó thay đổi, đòi hỏi sự lâu dài nhưng là yếu tố có vai trò quyết định đối với hai điều kiện còn lại. Nhóm điều kiện tư tưởng văn hóa cũng cần có khoảng thời gian dài vì nó đã kết tinh thành thói quen, thành lối mòn trong văn hóa tư duy. Chỉ có duy điều kiện thể chế, chính sách là dễ thay đổi nhất vì nó phụ thuộc chính vào khả năng của người lãnh đạo. Việc nhìn nhận được mối quan hệ của các điều kiện này là rất cần thiết vì từ đó sẽ giúp chúng ta có được những giải pháp hợp lý, phù hợp với yêu cầu và thực tiễn.