6 Công nhận kết quả và danh hiệu thi đua,
3.2.5. Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch dạy học bộ môn tiếng Anh
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm làm cho hoạt động dạy học tiếng Anh trong nhà trường đi vào nền nếp, đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp
- Chỉ huy, ra các quyết định làm cho hoạt động dạy học tiếng Anh của nhà trường diễn ra thuận lợi theo đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu mong muốn.
- Đôn đốc, động viên, khích lệ giáo viên tiếng Anh đế kế hoạch dạy học được thực hiện đúng tiến độ, cần thiết có sự khen thưởng bằng vật chất.
- Theo dõi, giám sát, điều chỉnh, sửa chữa với tư cách là người hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật cho giáo viên trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học bộ môn tiếng Anh.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Trong quản lý dạy học bộ môn tiếng Anh ở trường THPT người hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học thông qua việc chỉ đạo tố chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức cho GV dạy tiếng Anh học tập nắm vững các mục tiêu dạy học và giáo dục của cấp học, chương trình, sách giáo khoa, hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, hướng dẫn xây dựng ma trận kiến thức trong ra đề thi, kiểm tra và các quy định, quy chế chuyên môn khác.
- Tổ chức bàn bạc xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên môn của tố chuyên môn. Nhà trường chỉ đạo các tố chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ theo mẫu thống nhất và giao chỉ tiêu cụ thể. Tổ chức cho giáo viên đăng ký các danh hiệu thi đua, các chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân. Tổ
trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và kế hoạch cúa các thành viên trong tố để lập kế hoạch của tổ chuyên môn.
- Tố chức thảo luận, xây dựng kế hoạch dạy học theo nhóm chuyên môn; thống nhất tố chức các hoạt động chuyên môn nội ngoại khóa như Câu lạc bộ Tiếng Anh, trò chơi Rung chuông vàng; kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, tố chức cho học sinh ôn tập ở nhà; thống nhất đề cương ôn tập cho học sinh...
- Chỉ đạo và giám sát khâu lập kế hoạch, soạn, giảng, chấm, chữa, đánh giá học sinh của giáo viên dạy tiếng Anh.
Ke hoạch dạy học của giáo viên là việc cụ thể hóa những hoạt động của cá nhân một cách có trình tự và logic. Xây dựng kế hoạch dạy học giúp giáo viên thấy được những hoạt động cần thiết, các công việc cụ thể cần phải làm để đạt được kết quả dự kiến.
Kế hoạch phải được thông qua trước tổ chuyên môn và được tổ trưởng phê duyệt, BGH cùng tổ trưởng thường xuyên giám sát, theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của giáo viên trong suốt quá trình thực hiện.
Quản lý công tác đổi mói dạy học môn tiếng Anh trước hết phải quản lý việc đổi mới cách soạn giáo án. Hiệu trưởng phải chỉ đạo sâu sát việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Một giáo án tốt theo tinh thần đối mới là giáo án hướng tới học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh với vai trò chủ động phải được làm việc nhiều.
Đe quản lý tốt công tác này cần tập trung vào một số nội dung chỉ đạo sau: + Chỉ đạo tổ Tiếng Anh nghiên cứu kỹ nội dung chương trình từng khối lớp. Trao đổi, thảo luận thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức từng tiết học đế giúp giáo viên xác định đúng trọng tâm bài soạn và không có sự lệch lạc giữa các thành viên trong tổ.
+ Tổ chức kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên qua việc kiểm tra giáo án, dự giờ thăm lớp theo định kỳ hoặc đột xuất. Sau khi kiẻm tra có nhận xét, đánh giá, tổng kết bằng văn bản gửi tới tổ chuyên môn. Việc nhận xét, đánh giá thẳng thắn nhưng chân thành đã giúp giáo viên phát huy những mặt tốt và khắc phục những nhược diêm đê việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên ngày càng tốt hon.
Giờ lên lớp phản ánh toàn bộ những gì mà người GV tích lũy được đồng thời cũng thể hiện năng lực sư phạm, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của họ. Việc soạn bài và chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết cho giờ lên lớp chỉ có hiệu quả khi GV thực hiện thành công trên lóp học.
Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn cần tăng cường dự giờ, thường xuyên nắm thông tin về hoạt động giảng dạy của giáo viên thông qua kiêm tra sổ đầu bài, sổ báo giảng, tiếp xúc với học sinh...đê đánh giá mức độ đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên một cách xác đáng và kịp thời điều chỉnh những sai sót nếu có.
- Tổ chức các chuyên đề đổi mói phương pháp dạy học; các chuyên đề về dạy học tự chọn nâng cao, tự chọn bám sát cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Chỉ đạo làm và sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học bộ môn.
Yêu cầu GV đưa việc sử dụng phương tiện dạy học môn tiếng Anh vào kế hoạch chuyên môn của mình theo từng nội dung bài dạy trong từng học kỳ như dạy nghe cần sử dụng máy, băng hoặc đĩa; dạy viết cần tranh và bảng phụ... và kế hoạch này được tổ chuyên môn thông qua.
Thường xuyên phát động thi đua tự làm đồ dùng dạy học. Có đánh giá, xếp loại, có thưởng đối với các thiết bị đảm bảo tính khoa học, có giá trị sử dụng. Khuyến khích giáo viên tự giác sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đồ dùng giảng dạy và sử dụng phương tiện dạy học tiên tiến theo tinh
thần chỉ đạo đổi mới PPDH như sử dụng giáo án điện tử, phần mềm dạy học, máy đèn chiếu, máy tương tác, ... . Từng học kỳ tổ chức Hội giảng sử dụng TBDH. Đây phải được xem là một tiêu chuấn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn.
- Đế theo dõi sát việc triẻn khai thực hiện kế hoạch dạy học có thể lập tiến độ thực hiện kế hoạch và treo ở phòng hội đồng đế mọi người cùng biết. Hàng tuần, hàng tháng có thông tin về tình hình thực hiện và những vấn đề cần điều chỉnh nếu có, đảm bảo kế hoạch triến khai đúng tiến độ và đúng hướng.