Đối mới công tác xây dụng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 63 - 66)

6 Công nhận kết quả và danh hiệu thi đua,

3.2.3. Đối mới công tác xây dụng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Xác định đúng những mục tiêu cần đạt trong công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT và quyết định được những biện pháp có tính khả thi, phù họp với quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước trong giai đoạn phát triển hiện nay nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

- Đối mới việc xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT.

- Đối mới việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Đối mới việc xác định mục tiêu: Để xác định đúng mục tiêu trong việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh THPT, người quản lý cần phải căn cứ vào định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường căn cứ vào yêu cầu của xã hội đối với nhà trường ....

Yêu cầu chung của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bao gồm cả giáo viên tiếng Anh THPT, là xây dựng được đội ngũ giáo viên chuẩn hoá về trình độ đào tạo, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống cao đẹp, có lương tâm nghề nghiệp, có tay nghề cao làm cơ sở đế nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

GV tiếng Anh THPT phải đảm bảo chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ: có kiến thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, có phương pháp và kỹ năng giảng dạy tiên tiến, thực hiện giảng dạy có hiệu quả chương trình tiếng Anh THPT theo quy định.

Giáo viên tiếng Anh THPT phải có trình độ năng lực tiếng Anh tương đương cấp độ B2 trở lên của Khung Tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (tương đương bậc 4 của khung năng lực ngôn ngữ và tương đương với trình độ TOEFL 550 hoặc IELTS 6.0).

- Đổi mới việc xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh.

+ Trước hết, dựa trên sự phân tích, đánh giá về thực trạng công tác giảng dạy, giáo dục của giáo viên dạy tiếng Anh đế xác định chi tiết những hoạt động cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ về các mặt số lượng, cơ cấu, phẩm chất, trình độ và năng lực của đội ngũ.

về số lượng, làm sao đế đảm bảo cân bằng về số lượng của đội ngũ với nhu cầu đào tạo, quy mô phát triển của nhà trường, về cơ cấu, đảm bảo sự cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ trong đội ngũ giáo viên tiếng Anh để có sự kết họp tốt và phát huy thế mạnh của từng độ tuổi, đồng thời phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng lực lượng trẻ kế cận đế trẻ hoá đội ngũ. về phẩm chất, trình độ và năng lực của đội ngũ phải đảm bảo đủ chuẩn theo quy định tại thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông

Elàng năm, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch phát triển của nhà trường, dự báo nhu cầu về nhân sự đê báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo cho chỉ tiêu tuyển giáo viên, chú ý tới cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi và yêu cầu về trình độ, năng lực, phám chất của người giáo viên dạy ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay.

Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên của trường, trình Giám đốc Sở phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải mang tính dài hạn, cụ thể phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho giai đoạn 5-10 năm. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được phê duyệt của Giám đốc Sở, nhà trường và các cá nhân được cử đi học tập, bồi dưỡng chủ động sắp xếp thời gian, bố trí công tác để thực hiện kế hoạch. Hàng năm, vào đầu năm học, tuỳ tỉnh hình thực tế, hiệu trưởng các nhà trường có thể lập tờ trình về việc điều chỉnh, bố sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nếu có sự thay đổi cần thiết.

+ Cần xác định một cách rõ ràng, cụ thê trách nhiệm của từng cá nhân các nhà quản lý trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh. Phải xem công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh không chỉ là của BGH nhà trường mà còn là của tổ chuyên môn mà đứng đầu là tố trưởng. Tố trưởng chuyên môn là người quản lý trực tiếp các thành viên trong tổ. Chất lượng chuyên môn, chất lượng đội ngũ có được nâng lên hay không là nhờ ở việc đầu tư xây dựng và quản lý điều hành mọi hoạt động của tổ chuyên môn đế có hiệu quả của người tổ trưởng. Do đó vai trò, vị trí của tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh là hết sức quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực phát triển nghề nghiệp.

Ngoài ra, cần phải đưa các tổ chức Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên tham gia vào quá trình bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong, rèn luyện năng lực giáo dục, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục...

I Việc xác định nguồn lực cần thiết đê thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh là khâu rất quan trọng trong xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ. Nguồn lực bao gồm con người cụ thê với những khả năng và năng lực riêng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy

học bộ môn của nhà trường, nguồn tài chính dành cho các hoạt động và đặc biệt là nguồn lực thông tin giúp ta nhận biết và nắm bắt kịp thời, chính xác những sự việc mà mình đang quan tâm. Cụ thể, trong khi lập kế hoạch hiệu trưởng phải xác định được những giáo viên tiếng Anh có năng lực chuyên môn giỏi, có uy tín trong tố chuyên môn để lấy đó làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác nghiên cứu và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. Bên cạnh đó hiệu trưởng phải để ý quan tâm đến việc lên kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, phòng bộ môn và nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn tiếng Anh và dự trù kinh phí cho các hoạt động diễn ra suôn sẻ và có chất lượng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải có được các thông tin phản hồi đê phát huy hay điều chỉnh hướng đi cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

+ Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới thì trong xây dựng kế hoạch người hiệu trưởng phải xác định phương pháp và các chỉ số chính giám sát tiến độ và đánh giá kết quả thực hiện. Tiến độ được xây dựng theo từng tháng, từng học kỳ, tìmg năm học. Mỗi giai đoạn cần xác định trọng tâm những việc cần làm đế từ đó có kế hoạch phân công người phụ trách đế dễ kiểm tra cũng như dễ đánh giá mức độ hoàn thành công việc.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w